Họ chọn con đường đi lên trên đôi chân bị xiềng xích. Chúng ta chọn con đường đi xuống trên đôi chân chưa bị xiềng xích.
Trong tâm tưởng của mình đường đời chung của chúng ta là lối mòn lịch sử đã an bài. Vì chúng ta không muốn mở ra trang mới tươi đẹp của lịch sử nên chúng ta không thể khai phá ra con đường mới đích thực của tự do và dân chủ. Bản năng sinh tồn nhắc nhở ta phải đi theo chiều của cây gậy chỉ đường của Đảng. Từ đấy trên con đường đời này chúng ta dần dần đánh mất hầu như tất cả từ nhân cách, nhân phẩm, đạo đức, văn hóa và cả tổ quốc. Đích cuối cùng của con đường ấy là huyệt mộ nơi một ngày ta nằm xuống ở cuối cuộc đời mà có lẽ chúng ta chưa từng bao đứng thẳng dù chỉ một ngày trên đôi chân và đôi vai của nhân phẩm và tự do.
Họ cũng đi cùng với chúng ta một đoạn đường dài, nhưng khi đến ngã ba quyết định sự tiến hóa tinh thần của con người, họ không nhìn vào cây gậy chỉ đường mà nhìn vào lương tâm của mình. "Từ điểm này, con đường rẽ sang phải và sang trái. Một con đường đi lên và một con đường đi xuống. Nếu ta đi sang phải- ta mất mạng, còn nếu ta đi sang trái- ta mất lương tâm."(1)
Họ chọn đi lên để gìn giữ lương tâm tự do của mình.
Chúng ta chọn đi xuống để nuôi dưỡng lương tâm nô lệ của mình.
Từ đấy chúng ta hiểu vì sao họ không nhận "tội".
Chúng tôi những người đi xuống và đang chết xin chào các Anh Chị.
(1) Lời của nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn trong Quần Đảo Ngục Tù, tập 2, phần 4, chương 1.
30.12.12
22.12.12
Selma Lagerlöf- Đêm Thánh
Trần Quốc Việt dịch
Khi tôi năm tuổi tôi có nỗi buồn rất lớn! Từ đấy tôi có lẽ chẳng biết tôi còn có nỗi buồn nào khác lớn hơn.
Năm ấy bà tôi mất. Hằng ngày cho đến khi qua đời bà đều thường ngồi ở chiếc ghế sofa đặt ở trong góc phòng của bà, và kể chuyện.
Tôi nhớ từ sáng đến tối bà kể hết chuyện này đến chuyện khác, còn lũ trẻ chúng tôi ngồi nép bên bà im lặng như tờ lắng nghe. Những năm tuổi thơ ấy thật sung sướng biết bao! Những trẻ em khác không có được những ngày tháng thần tiên ấy như chúng tôi.
Giờ đây tôi chẳng nhớ gì nhiều về bà. Tôi chỉ nhớ tóc bà đẹp và trắng như tuyết, và lưng bà còng khi bà bước đi, và bà thường ngồi đan vớ.
Tôi cũng còn nhớ mỗi khi kể xong câu chuyện, bà thường đặt tay lên đầu tôi và nói:"Tất cả chuyện này là hoàn toàn có thật, có thật như bà thấy cháu và cháu thấy bà."
Tôi cũng nhớ bà biết hát những bản nhạc, nhưng bà không hát mỗi ngày. Trong các bản nhạc bà hát có một bài về hiệp sĩ và thủy quái và có điệp khúc này:"Trời thổi băng giá, thời tiết băng giá trên biển."
Rồi tôi nhớ lời cầu nguyện nhỏ bà dạy tôi, và đoạn nhạc thánh ca.
Tôi chỉ còn nhớ lờ mờ và không trọn vẹn tất cả những câu chuyện bà kể ngày xưa. Duy nhất một câu chuyện tôi nhớ rất rõ đến độ tôi có thể kể lại. Câu chuyện ấy là câu chuyện nhỏ về sự ra đời của Chúa Jesus.
Đấy gần như là tất cả những gì tôi có thể hồi tưởng về bà mình, ngoại trừ điều tôi nhớ nhất; và đó chính là sự cô đơn biết bao khi bà qua đời.
Tôi nhớ buổi sáng khi chiếc ghế sofa ở góc phòng chẳng còn bà ngồi như mọi ngày và nhớ khi tôi không thể nào hiểu nổi sao ngày lại ngày trôi qua rất chậm. Điều này tôi nhớ mãi. Điều này tôi sẽ chẳng bao giờ quên!
Và tôi nhớ lại lũ trẻ chúng tôi được đưa ra để hôn tay người chết và chúng tôi sợ hôn tay bà. Nhưng rồi ai đó bảo chúng tôi đây là lần cuối cùng chúng tôi có thể cảm ơn bà đã cho chúng tôi tất cả các niềm vui thú.
Và tôi nhớ những chuyện kể và lời ca bị đuổi ra khỏi nhà, bị nhốt trong quan tài đen dài, rồi chúng không bao giờ trở về nữa.
Tôi nhớ chúng tôi đã mất vĩnh viễn điều gì đấy trong đời. Tưởng như cánh cửa mở ra cả thế giới rất đẹp và huyền diệu ấy-nơi trước đây chúng tôi vẫn tự do ra vào-đã đóng kín. Giờ đây chẳng ai biết cách mở cánh cửa ấy ra.
Và tôi nhớ, dần dần, lũ trẻ chúng tôi biết chơi búp bê và đồ chơi, và sống như bao đứa bé khác. Rồi chúng tôi như thể chẳng còn buồn vì vắng bà, hay nhớ nhung bà.
Nhưng ngay cả ngày hôm nay-sau bốn mươi năm trời- khi tôi ngồi đây góp nhặt những huyền thoại về Chúa Jesus, mà tôi từng nghe đâu đấy ở Phương Đông, thức dậy trong lòng tôi huyền thoại nhỏ về sự ra đời của Chúa Jesus mà bà tôi thường kể, và tôi cảm thấy thôi thúc muốn kể lại huyền thoại ấy một lần nữa, và đưa chuyện kể ấy vào trong tuyển tập của mình.
Hôm ấy là ngày Giáng sinh và tất cả mọi người đều đi lễ nhà thờ ngoại trừ bà và tôi. Tôi nghĩ ở nhà chỉ còn trơ trọi hai bà cháu. Chúng tôi không được phép đi cùng, vì bà thì quá già còn trẻ thì quá nhỏ. Cho nên, cả bà và cháu đều buồn, vì bà và cháu không được đi lễ sớm để nghe hát và để nhìn những cây nến Giáng sinh.
Nhưng khi chúng tôi ngồi lẻ loi trong nhà, bà bắt đầu kể chuyện.
"Ngày nọ có người đàn ông," bà kể, "ra đi trong đêm tối đen để mượn than hồng về nhóm lửa. Ông đi từ túp lều này đến túp lều khác và gõ cửa.' Các bạn thân ơi, hãy giúp tôi! ' ông nói.' Vợ tôi vừa mới sinh con, cho nên tôi phải nhóm lửa để sưởi ấm vợ và con thơ.'
"Nhưng đêm đã quá khuya và mọi người đều ngủ. Không ai đáp lại.
"Ông đi mãi. Cuối cùng ông thấy ánh lửa từ đằng xa. Ông liền đi về hướng ấy, và thấy lửa đang cháy ở ngoài trời. Rất nhiều con cừu đang ngủ quanh đống lửa, và một người chăn cừu già ngồi canh đàn cừu.
"Khi người đàn ông muốn mượn lửa đến gần đàn cừu, ông thấy ba con chó lớn nằm ngủ dưới chân người chăn cừu. Khi ông đến gần cả ba con chó đều tỉnh dậy rồi chúng há miệng rất lớn ra như muốn sủa; nhưng không nghe tiếng sủa nào. Ông nhận thấy lông ở trên lưng chúng dựng đứng lên còn hàm răng trắng ởn và nhọn hoắc của chúng lấp loáng trong ánh lửa. Chúng phóng đến ông. Ông cảm thấy con cắn chân, con cắn tay và con bấu vào cổ ông. Nhưng hàm và răng của chúng không tuân lệnh chúng, nên ông không bị hại gì.
"Bấy giờ ông muốn bước đến gần hơn, để lấy được cái mình cần. Nhưng những con cừu nằm đấu lưng vào nhau và sát nhau đến nỗi ông không thể nào bước qua chúng được. Cho nên ông bước lên lưng chúng và đi qua mình chúng để tới gần đống lửa. Tuy nhiên chẳng có con cừu nào thức dậy hay trở mình."
Từ đầu câu chuyện đến nay, tôi để cho bà kể chuyện mà không ngắt lời. Nhưng đến đoạn này tôi không thể nào mà không cắt ngang lời bà. "Bà ơi, tại sao những con cừu không thức dậy?"
"Cháu sẽ biết ngay thôi," bà nói-rồi kể tiếp.
"Khi ông đến gần đống lửa, người chăn cừu ngước mắt lên. Ông ta là một lão già cau có, lạnh lùng và tàn nhẫn với mọi người. Cho nên khi thấy người lạ bước đến, lão chụp cây gậy dài có đầu nhọn, mà lão luôn luôn cầm trên tay mỗi khi chăn cừu, và phóng gậy vào người đàn ông. Cây gậy bay thẳng đến ông, nhưng, trước khi chạm vào người ông, nó chệch qua bên rồi bay vèo qua ông ra thật xa vào đồng cỏ."
Khi bà kể đến đây, tôi lại ngắt lời bà. "Bà ơi, sao cây gậy không hại được ông ta?" Bà không bận tâm trả lời tôi, mà kể tiếp.
"Lúc này người đàn ông bước đến người chăn cừu và nói:' Hỡi người tốt bụng ơi, hãy giúp tôi, hãy cho tôi mượn chút lửa! Vợ tôi vừa mới sinh con, cho nên tôi phải nhóm lửa để sưởi ấm vợ và con thơ.'
Lão chăn cừu muốn nói không lắm, nhưng rồi lão nghĩ ngợi chó không thể hại được hắn, cừu không chạy tránh ra xa hắn, còn gậy không muốn đánh hắn, lão hơi sợ nên không dám từ chối điều hắn xin.
" 'Ông cần bao nhiêu thì cứ lấy!' Lão nói với người đàn ông.
"Nhưng lúc ấy đống lửa cũng sắp tàn. Chẳng còn sót lại khúc gỗ hay nhánh cây nào, chỉ còn lại một đống than hồng lớn; kẻ lạ cũng chẳng có cuốc hay xẻng để có thể mang than nóng đỏ rực này đi được.
"Lão chăn cừu thấy thế liền nói lại: 'Ông cần bao nhiêu thì cứ lấy!' Nhưng lão lấy làm sung sướng rằng hắn sẽ chẳng lấy đi được mẩu than nào.
"Nhưng người đàn ông cúi xuống dùng hai tay không nhặt than từ trong đống tro, rồi để than vào trong chiếc áo khoác. Thế nhưng ông không bị phỏng tay, còn than không làm cháy sém áo ông; mà ông còn lại mang than đi dễ dàng như thể than hồng là những hạt dẻ hay những trái táo."
Nhưng đến đây người kể chuyện lại bị ngắt lời lần thứ ba. "Bà ơi, tại sao than không làm ông phỏng tay?"
"Rồi cháu sẽ biết," bà nói và kể tiếp:
"Khi lão chăn cừu, vốn là người rất độc ác và lòng dạ sắt đá, chứng kiến tất cả điều này, lão bắt đầu kinh ngạc tự hỏi: ' Đêm nay là đêm gì mà chó không cắn, cừu không sợ, gậy không giết người, hay lửa không đốt? ' Lão bèn kêu người lạ lại và nói với ông: "Đêm nay là đêm gì vậy? Mà sao vạn vật đều tỏ ra thương xót ông?'
"Người đàn ông nghe vậy đáp: ' Tôi không thể nói với ông điều ấy được nếu chính ông không nhìn thấy.' Rồi ông muốn đi ngay, để ông có thể về sớm nhóm lửa sưởi ấm cho vợ và con thơ.
"Nhưng lão chăn cừu không muốn người đàn ông đi mất trước khi lão tìm hiểu xem tất cả chuyện này báo trước điềm gở gì. Nghĩ thế lão liền đứng lên đi theo ông cho tới khi họ đến nơi người này ở.
"Rồi lão chăn cừu thấy người này cũng chẳng có đến một túp lều để ở nữa, chỉ thấy người vợ và cháu bé mới sinh ra đang nằm trong hang đá, nơi chẳng có thứ gì ngoại trừ hơi giá lạnh buốt và những vách đá trần trụi.
"Nhưng lão chăn cừu lại nghĩ có lẽ cháu bé chắc sẽ chết cóng trong hang đá này; cho nên dù lòng dạ lão vốn sắt đá, nhưng lão thấy xúc động, và nghĩ mong muốn được giúp đỡ cháu bé. Lão tháo túi dết trên vai xuống, lấy từ trong túi ra tấm da cừu màu trắng, rồi bảo người đàn ông đem lót cho cháu bé nằm ngủ.
"Nhưng ngay khi lão biểu lộ rằng lão cũng biết thương người, đôi mắt lão mở ra, và lão thấy những gì trước đây lão đã không thể nào thấy và nghe những gì trước đây lão đã không thể nào nghe.
"Lão thấy xung quanh mình là những thiên thần cánh bạc nhỏ đứng thành vòng tròn, và mỗi thiên thần đều cầm đàn, và tất cả đều hát vang lên rằng tối nay Chúa Cứu thế ra đời để cứu chuộc thế gian ra khỏi mọi tội lỗi.
"Rồi lão chợt hiểu ra rằng tối nay vạn vật thảy đều mừng vui đến độ không ai muốn làm điều gì sai trái.
"Và không chỉ có thiên thần quanh lão chăn cừu, nhưng lão còn thấy thiên thần ở khắp mọi nơi. Thiên thần ngồi trong hang đá, thiên thần ngồi trên núi bên ngoài, và thiên thần bay lượn dưới bầu trời. Thiên thần đến đông nườm nượp, và khi họ đi ngang qua hang, họ dừng lại liếc nhìn Chúa hài đồng.
"Biết bao nhiêu là hân hoan sung sướng và biết bao lời ca và niềm vui! Trong bóng đêm lão thấy được tất cả cảnh này, nhưng trước đây lão đã không thể nào nhìn thấy được gì. Lão quá đỗi sung sướng vì lão đã được mở mắt cho nên lão quỳ xuống dâng lên lời tạ ơn Chúa."
Đến đây bà thở dài và nói: "Những gì lão chăn cừu thấy được bà cháu mình biết đâu cũng có thể thấy được, vì mỗi đêm Giáng sinh các thiên thần đều bay xuống trần, giá như bà cháu mình được thấy họ."
Rồi bà đặt tay lên đầu tôi và nói: "Cháu phải nhớ điều này, vì điều này chính là sự thật, thật như bà thấy cháu và cháu thấy bà. Sự thật ấy không lộ ra dưới ánh đèn hay ánh nến, và sự thật ấy không phụ thuộc vào mặt trời và mặt trăng; nhưng điều cần thiết là chúng ta có được đôi mắt như thế để có thể thấy được vinh quang của Chúa."
"Nhưng ngay khi lão biểu lộ rằng lão cũng biết thương người, đôi mắt lão mở ra, và lão thấy những gì trước đây lão đã không thể nào thấy và nghe những gì trước đây lão đã không thể nào nghe.
"Lão thấy xung quanh mình là những thiên thần cánh bạc nhỏ đứng thành vòng tròn, và mỗi thiên thần đều cầm đàn, và tất cả đều hát vang lên rằng tối nay Chúa Cứu thế ra đời để cứu chuộc thế gian ra khỏi mọi tội lỗi.
"Rồi lão chợt hiểu ra rằng tối nay vạn vật thảy đều mừng vui đến độ không ai muốn làm điều gì sai trái.
"Và không chỉ có thiên thần quanh lão chăn cừu, nhưng lão còn thấy thiên thần ở khắp mọi nơi. Thiên thần ngồi trong hang đá, thiên thần ngồi trên núi bên ngoài, và thiên thần bay lượn dưới bầu trời. Thiên thần đến đông nườm nượp, và khi họ đi ngang qua hang, họ dừng lại liếc nhìn Chúa hài đồng.
"Biết bao nhiêu là hân hoan sung sướng và biết bao lời ca và niềm vui! Trong bóng đêm lão thấy được tất cả cảnh này, nhưng trước đây lão đã không thể nào nhìn thấy được gì. Lão quá đỗi sung sướng vì lão đã được mở mắt cho nên lão quỳ xuống dâng lên lời tạ ơn Chúa."
Đến đây bà thở dài và nói: "Những gì lão chăn cừu thấy được bà cháu mình biết đâu cũng có thể thấy được, vì mỗi đêm Giáng sinh các thiên thần đều bay xuống trần, giá như bà cháu mình được thấy họ."
Rồi bà đặt tay lên đầu tôi và nói: "Cháu phải nhớ điều này, vì điều này chính là sự thật, thật như bà thấy cháu và cháu thấy bà. Sự thật ấy không lộ ra dưới ánh đèn hay ánh nến, và sự thật ấy không phụ thuộc vào mặt trời và mặt trăng; nhưng điều cần thiết là chúng ta có được đôi mắt như thế để có thể thấy được vinh quang của Chúa."
Selma Lagerlöf (1858-1940) là nhà văn nữ Thụy Điển được trao tặng giải Nobel văn chương năm 1909.
Nguồn: Từ tác phẩm Christ Legends của nhà văn Selma Lagerlöf, bản dịch tiếng Anh của Velma Swanston Howard, nhà xuất bản Henry Holt And Company, 1908, trang 3-11
Toàn bộ tác phẩm Christ Legends qua bản dịch của Velma Swanston Howard được đưa lên mạng ở địa chỉ sau:
http://www.holybooks.com/wp-
13.12.12
Trần Quốc Việt -Chính nghĩa Ác
Trong bài phỏng vấn dành cho trang mạng BBC được đăng vào ngày hôm qua, nhạc sĩ Tôn Thất Lập nói về chính quyền Việt Nam Cộng Hòa như sau:
"BBC: Có vẻ chính quyền Sài Gòn ít thuyết phục người dân đi theo đường lối của họ, trong khi ở miền Bắc lại dùng âm nhạc tuyên truyền nhiều hơn, trực tiếp hơn, ông nghĩ sao?
Tôn Thất Lập: Chính quyền Sài Gòn cũng dùng âm nhạc, dùng đủ thứ hết, nhưng vì họ không có chính nghĩa, cho nên họ nói và cuối cùng người ta thấy đây là cái tổ chức đi ngược lại đường lối của dân tộc. Người ta không nghe."
Trước đấy vào tháng Sáu năm 2009 ông Nguyễn Minh Triết khẳng định trong một bài phát biểu rằng "chúng ta có chánh nghĩa sáng ngời."
Vâng, nhờ chính nghĩa ấy nên hàng trăm ngàn người dân miền Nam hăng hái vượt biển trên những chiếc thuyền mỏng manh. Từ đấy ngôn ngữ thế giới có thêm từ mới- thuyền nhân.
Vâng, nhờ chính nghĩa ấy Việt Nam thành nhà tù, và người dân là những nô lệ, hay còn thua cả nô lệ nữa.
Vâng, nhờ chính nghĩa ấy thế giới mới xem được cảnh hàng chục thiếu nữ Việt Nam sẵn sàng uốn éo, phô ra thân thể trần truồng cho vài người Nam Hàn xem để chọn vợ. Những nô lệ da đen ngày xưa bị bày bán ở chợ còn sung sướng hơn những thiếu nữ này nhiều. Ít ra những nô lệ ấy không phải trần truồng hoàn toàn như thế. Đạo đức, danh dự, hổ thẹn được tinh lọc qua hàng ngàn năm tiến hóa đã chết một sớm một chiều từ ngày chính nghĩa ấy ngự trị trên cả nước.
Vâng, nhờ chính nghĩa ấy nên thế giới ganh tỵ vì nhân dân họ không được phép ghi độc lập, tự do, hạnh phúc trên mỗi tờ đơn và nhân dân họ cũng không được phép đến đồn công an để được tự tử như ở ta.
Vâng, nhờ chính nghĩa ấy văn hóa Việt Nam tiêu vong, đạo đức bật gốc, con người vô cảm, xã hội thối nát.
Vâng, nhờ chính nghĩa ấy người Việt Nam giờ không biết "Việt Nam còn hay đã mất" như lời nhạc của nhạc sĩ Việt Khang .
Tôi không phán xét các ông. Tôi chỉ xin các ông một điều:
Chính nghĩa ấy là chỉ của riêng các ông, đừng lôi nhân dân và dân tộc vào chung bàn với mình để dự bữa tiệc máu các ông đã bày ra trong bóng tối lịch sử.
Ngày tôi nghe ông Lập nói về "chính nghĩa" là ngày tôi nghĩ nhiều về lời thơ của Lê Đạt:
"Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một dãy bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại."
Và lòng thấy buồn cho những kiếp ve bốn mùa chỉ kêu rỉ ra không ngừng hai từ "chính nghĩa" trong một khu vườn không còn hoa, gió, mưa, và bướm. Nơi ấy chỉ còn lại những cây khô giống như giáo, mác đâm tua tủa lên bầu trời đen kịt.
7.12.12
Trần Quốc Việt -Cố lên các bạn ơi!
Chúng ta biết thời gian, địa điểm và cả thời
tiết ngày Chủ Nhật.
Chúng ta biết lý do chính đáng của cuộc biểu
tình chống sự xâm lược càng ngày càng trắng trợn của Trung Quốc.Điều duy nhất chúng ta không biết là chính mình.
Chưa hẳn vì sợ mà chúng ta không xuống đường.
Chính sự vô cảm trói chân ta lại.
Thì hãy nhìn quanh mình-bao khuôn mặt Việt Nam.
Thì hãy nhìn dưới đất mình - bao dòng máu Việt Nam đã xối xuống để cho hôm nay ta được đứng trên đất Việt Nam.
Thì hãy nhìn vào lòng mình - ta là người Việt Nam mà.
Sợ là cơn mưa không ai tránh được.
Nhưng sợ tan rất nhanh trong rừng người quanh
mình.Vô cảm mới chính là lưỡi dao ta tự đâm vào tim tổ quốc.
Ta có quyền vô cảm 364 ngày nhưng ta không có quyền vô cảm vào ngày Chủ Nhật này.
Hãy xuống đường hỡi anh hỡi chị hỡi em
Hãy xuống đường hỡi ông hỡi bà
Hãy xuống đường hỡi tất cả những đứa con của Mẹ
Việt Nam.
Người duy nhất ở nhà vào ngày Chủ Nhật là người đã chết.
Vô hình, lặng lẽ, thủy chung
Họ thì thầm trong làn gió
Cố lên các bạn ơi.
Chúng tôi muốn mãi mãi yên nghỉ dưới lòng đất Mẹ Việt Nam.
Chúng tôi không muốn đổi quốc tịch sau khi đã chết.
Vì chúng tôi cố lên các bạn ơi.
Người duy nhất ở nhà là người mẹ mới sinh con.
Nhưng tâm tưởng họ sẽ chạy theo ta
Để ký thác vào ta
Niềm mơ ước con họ sẽ lớn lên làm người Việt Nam
Vì con tôi cố lên các bạn ơi.
Đôi chân của bạn là niềm hy vọng
Của họVà
Của lịch sử Việt Nam!
6.12.12
Trần Quốc Việt- Những kẻ đi giữa Thiện và Ác
Đa số chúng ta là những kẻ bàng quang- những người chọn đứng bên lề của mọi sự.
Chúng ta không có can đảm làm điều ác. Nhưng chúng ta cũng không có can đảm làm điều thiện.
Chúng ta cố gắng đi vòng qua người bị tai nạn trên đường để tránh mọi phiền toái. Chúng ta không muốn dừng lại để tìm cách cứu giúp nạn nhân. Dù sao, đó không phải lỗi của chúng ta, và chúng ta còn phải bận rộn với biết bao lo toan đời thường.
Chúng ta đi ngang qua đám dân oan bên đường mà lòng không mảy may gợn lên niềm xúc động. Chúng ta không muốn bày tỏ sự thông cảm với tình cảnh đáng thương của họ và chúng ta cũng không muốn lên tiếng chỉ trích những kẻ gây ra bao khổ đau cho họ. Dù sao, đó không phải là chuyện của chúng ta, và chúng ta còn phải bận rộn với biết bao lo toan đời thường.
Chúng ta không chọn thiện hay chọn ác. Chúng ta chọn sự nuôi thân và an thân.
Chúng ta là những con người sinh vật chỉ biết chăm chút lo cho mình. Chúng ta không phải là những con người xã hội với mong muốn được làm tròn trách nhiệm xã hội bằng nỗ lực cá nhân để làm trong sạch môi trường xã hội chung qua việc cổ vũ điều thiện và phê phán điều ác.
Trong hoàn cảnh đất nước bên bờ vực của sự tiêu vong về đạo lý và văn hóa chúng ta vẫn là con người sinh vật chọn đi giữa thiện và ác.
Trong hoàn cảnh đất nước bên bờ vực của sự tiêu vong về địa lý trước sự xâm lược toàn diện của Trung Quốc với sự trợ giúp đắc lực và ngấm ngầm của chính quyền tay sai chúng ta không còn là con người của xã hội hay con người của lịch sử. Chúng ta vẫn chỉ là con người sinh vật thuần túy chỉ biết ngày hôm nay mà không muốn nhớ lịch sử ngày hôm qua và không quan tâm đến tương lai ngày mai.
Chúng ta không đứng dưới ngọn cờ chính trị nào, dù độc tài hay dân chủ. Chúng ta không đứng dưới ngọn cờ đạo đức nào, dù của tôn giáo hay truyền thống. Chúng ta là những kẻ suốt đời đi không có cờ. Hay đúng hơn chúng ta là kẻ vô cảm chọn đi giữa hai bờ thiện và ác.
Thiên đường không muốn đón ta và địa ngục không muốn chứa ta vì chúng ta là kẻ đi giữa hai chiến tuyến quyết định nền văn minh tinh thần và đạo lý của con người.
Trong tác phẩm Địa Ngục (Inferno) thi sĩ người Ý Dante đã tưởng tượng nơi chúng ta ở trong kiếp sau như sau.
Nếu thi sĩ nói đúng thì chúng ta ,kẻ trước người sau, sẽ gặp nhau ở nơi này và cùng nhau chạy hoài theo lá cờ trắng vô nghĩa vì khi trên dương thế chúng ta đã chọn không đứng dưới lá cờ Thiện hay Ác nào.
Chúng ta không có can đảm làm điều ác. Nhưng chúng ta cũng không có can đảm làm điều thiện.
Chúng ta cố gắng đi vòng qua người bị tai nạn trên đường để tránh mọi phiền toái. Chúng ta không muốn dừng lại để tìm cách cứu giúp nạn nhân. Dù sao, đó không phải lỗi của chúng ta, và chúng ta còn phải bận rộn với biết bao lo toan đời thường.
Chúng ta đi ngang qua đám dân oan bên đường mà lòng không mảy may gợn lên niềm xúc động. Chúng ta không muốn bày tỏ sự thông cảm với tình cảnh đáng thương của họ và chúng ta cũng không muốn lên tiếng chỉ trích những kẻ gây ra bao khổ đau cho họ. Dù sao, đó không phải là chuyện của chúng ta, và chúng ta còn phải bận rộn với biết bao lo toan đời thường.
Chúng ta không chọn thiện hay chọn ác. Chúng ta chọn sự nuôi thân và an thân.
Chúng ta là những con người sinh vật chỉ biết chăm chút lo cho mình. Chúng ta không phải là những con người xã hội với mong muốn được làm tròn trách nhiệm xã hội bằng nỗ lực cá nhân để làm trong sạch môi trường xã hội chung qua việc cổ vũ điều thiện và phê phán điều ác.
Trong hoàn cảnh đất nước bên bờ vực của sự tiêu vong về đạo lý và văn hóa chúng ta vẫn là con người sinh vật chọn đi giữa thiện và ác.
Trong hoàn cảnh đất nước bên bờ vực của sự tiêu vong về địa lý trước sự xâm lược toàn diện của Trung Quốc với sự trợ giúp đắc lực và ngấm ngầm của chính quyền tay sai chúng ta không còn là con người của xã hội hay con người của lịch sử. Chúng ta vẫn chỉ là con người sinh vật thuần túy chỉ biết ngày hôm nay mà không muốn nhớ lịch sử ngày hôm qua và không quan tâm đến tương lai ngày mai.
Chúng ta không đứng dưới ngọn cờ chính trị nào, dù độc tài hay dân chủ. Chúng ta không đứng dưới ngọn cờ đạo đức nào, dù của tôn giáo hay truyền thống. Chúng ta là những kẻ suốt đời đi không có cờ. Hay đúng hơn chúng ta là kẻ vô cảm chọn đi giữa hai bờ thiện và ác.
Thiên đường không muốn đón ta và địa ngục không muốn chứa ta vì chúng ta là kẻ đi giữa hai chiến tuyến quyết định nền văn minh tinh thần và đạo lý của con người.
Trong tác phẩm Địa Ngục (Inferno) thi sĩ người Ý Dante đã tưởng tượng nơi chúng ta ở trong kiếp sau như sau.
Ngay đằng sau cải Cổng Địa ngục trên đó có khắc câu "Từ bỏ tất cả hy vọng, ngươi bước vào đây" là nơi ngoài cùng của địa ngục, nơi chưa hẳn là địa ngục thật sự. Ngay khi bước qua cổng địa ngục Dante nghe muôn vàn tiếng kêu la đau đớn, rên khóc. Thi sĩ Virgil, người dẫn đường cho Dante, giải thích những tiếng than khóc này là của những linh hồn lúc sống không theo thiện hay ác, tức những người không có những chọn lựa ý thức về đạo đức; cho nên Thiên đường và Địa ngục đều từ chối không nhận họ. Những linh hồn này phải vất vưởng ngay sát bên ngoài lối vào các tầng địa ngục, và họ không ngừng chạy theo sau lá cờ trắng. Ruồi và ong cắn họ không ngừng, và những con sâu lúc nhúc dưới đất hút máu và nước mắt tuôn trào ra từ người họ. Trong số họ có cả những thiên thần bị đày đọa vì đã đứng giữa hai chiến tuyến-những người không đứng về phía Chúa nhưng cũng không đứng về phía Satan trong cuộc chiến tranh trên Thiên đường.
Nếu thi sĩ nói đúng thì chúng ta ,kẻ trước người sau, sẽ gặp nhau ở nơi này và cùng nhau chạy hoài theo lá cờ trắng vô nghĩa vì khi trên dương thế chúng ta đã chọn không đứng dưới lá cờ Thiện hay Ác nào.
2.12.12
Daniel Southerland- Vẽ và xóa anh hùng
Trần Quốc Việt dịch
Sài Gòn
Ngày 8 tháng Sáu năm 1971
Cộng sản tuyên truyền giỏi đến nỗi huyền thoại Nguyễn Văn Bé, một trong những anh hùng Việt Cộng hàng đầu, vẫn còn sống dai dẵng cho đến ngày hôm nay bất chấp cách đây bốn năm người ta đã công bố rộng rãi huyền thoại ấy hoàn toàn là dối trá.
Vào ngày Chủ Nhật, 30 tháng Năm, Việt Cộng đã tổ chức lễ truy niệm năm năm ngày mất và hy sinh anh dũng của Nguyễn Văn Bé.
Trận chiến về sự thật, mà bây giờ gần như đã chìm vào lãng quên, trong câu chuyện anh Bé là một trong những trận đánh tuyên truyền lớn trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Trận đánh khai màn vào năm 1967 sau khi người ta khám phá Nguyễn Văn Bé, người tưởng đâu đã chết anh dũng, thực sự đang còn sống và ở trong tù và hoàn toàn chẳng phải là anh hùng.
Hóa ra trong tình thế hiểm nghèo bậc "anh hùng" ấy chỉ là một thanh niên quá khiếp sợ, chưa bắn phát súng nào đã vội đầu hàng ngay quân đội chính quyền Sài Gòn. Tưởng đâu anh đã chết, những người làm công tác tuyên truyền của Việt Cộng quyết định biến anh thành một trong những anh hùng cộng sản nổi tiếng nhất.
Thật ra Bé là người chẳng giống anh hùng và cũng chẳng bao giờ muốn trở thành anh hùng. Là người lính hậu cần hiền lành chất phác, anh không đủ tài giỏi để trở thành anh hùng tài ba. Tuy nhiên, Việt Cộng có thể đã xem xét kỹ tất cả điều này nên quyết định đây là một lợi thế trong việc giảng dạy ở các buổi học tập chính trị rằng "nếu Bé, người lính hậu cần bình thường không được đào tạo nhiều, nhưng khi bị bọn xâm lược Mỹ tàn bạo áp đảo và bao vây, đã "nhờ hành động anh hùng cách mạng" mà có thể biến thất bại thành chiến thắng, thì các đồng chí cũng có thể làm được như thế."
Rất vui khi biết Bé còn sống, và càng vui mừng hơn khi nghe câu chuyện thật sự của anh, người Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã tổ chức một trong những chiến dịch "tâm lý chiến" lớn nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ xử dụng tranh tuyên truyền, những đợt phát thanh từ trên máy bay khi bay ngang qua các vùng Việt Cộng, thả truyền đơn, chương trình radio, và chính Bé nhiều lần xuất hiện trên truyền hình để chứng tỏ những chuyện về các hành động anh hùng của anh chiến đấu cho Việt Cộng đều là những điều bịa đặt.
Phản ứng ban đầu của cộng sản là gia tăng cường độ tuyên truyền. Những người làm công tác tuyên truyền của Mặt trận Giải phóng Dân tộc và Bắc Việt đã sản xuất ra hàng chục bản nhạc mới, thơ, tranh cổ động, sách, phim đèn chiếu, và cả nhạc kịch nhằm tuyên truyền về câu chuyện phi thường là Bé, một người lính tải đạn bình thường, sau khi bị bắt, đã một mình dùng mìn tiêu diệt 69 lính Mỹ và lính miền Nam.
Sự hy sinh dũng cảm ấy - người ta tin anh đã tự sát cùng với những người khác-đã được ca tụng không tiếc lời đến mức chẳng bao lâu anh trở thành anh hùng Việt Cộng số một trong cuộc chiến.
Tuy nhiên, khoảng vào độ năm ngoái, Hà Nội rõ ràng bắt đầu hoài nghi về sự khôn khéo trong quyết định tuyên truyên quá sâu rộng về huyền thoại Bé nên đưa Bé xuống địa vị ít được ca tụng hơn trong nhóm những anh hùng cách mạng. Chẳng hạn, vào năm ngoái, tờ Tiền Phong, tờ báo dành cho tuổi trẻ miền Bắc, đã gỡ hình của Bé ra khỏi hình của nhóm sáu anh hùng tuổi trẻ nổi tiếng trước đây thường được đăng chung với nhau và tên họ đứng đầu danh sách những người nên được noi gương.
Bé cũng bắt đầu ít được nhắc đến trên đài. Như vậy rõ ràng chỉ còn lại Nguyễn Văn Trỗi, người mà những hành động anh hùng được khen tụng quá đáng tuy về cơ bản cũng có thật, là anh hùng Việt Cộng hàng đầu. Trỗi nổi tiếng lúc anh chết trước đội hành quyết của chính quyền Sài Gòn sau khi hô to "Hồ Chí Minh muôn năm." Trỗi dính líu vào vụ mưu sát không thành nhằm giật sập cây cầu nơi bộ trưởng quốc phòng Robert S. McNamara đi ngang qua trong một lần đến Sài Gòn.
Như vậy, chiến dịch của người Mỹ và chính quyền miền Nam nằm bóc trần huyền thoại Nguyễn Văn Bé là một thành công tới mức độ khiến Hà Nội quyết định không tiếp tục biến Bé thành anh hùng cao nhất. Chiến dịch này cũng thành công khi tạo ra những hoài nghi dai dẳng về câu chuyện của Bé trong lòng những người làm công tác tuyên truyền và các cán bộ chính trị cấp cao của Việt Cộng.
Một Việt Cộng cấp bậc cao mới đào thoát gần đây, ông Bùi Công Tường, trước đây từng là cán bộ chỉ huy tuyên truyền ở tỉnh Kiến Hòa, và là tác giả bản nhạc về Bé thường được phát trên đài Mặt trận Giải phóng, đã có những ngờ vực về câu chuyện của Bé. Theo lời ông kể, khi ông hỏi một cấp trên của ông về các bản tin của đài Sài Gòn khẳng định Bé vẫn còn sống, ông được bảo "Bọn Mỹ có thể tạo ra hàng ngàn anh Bé bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Kiến thức khoa học của họ rất cao. Cứ nghĩ xem, đến mặt trăng mà họ còn lên được."
Về phía cộng sản giải thích lý do phẩu thuật thẩm mỹ cho chuyện Bé xuất hiện trên tranh ảnh và trên các chương trình truyền hình của chính quyền đã trở thành tín điều. Nhưng cách giải thích ấy vẫn hoàn toàn không thuyết phục đối với nhiều cán bộ có học của Mặt trận Giải phóng. Là một trong những người này, ông Tường bắt đầu tin rằng Bé vẫn còn sống, và niềm tin của ông đã được chứng thực khi ông thật sự gặp Bé sau khi đào thoát.
Một người khác mới đào thoát gần đây, Nguyễn Ngọc Mai, nhà văn người miền Bắc, công tác tại tờ báo Quân Giải phóng, có dịp được gặp Bé lần đầu tiên cách đây vài tuần.
"Tôi thật xấu hổ khi hiểu ra Bé chẳng phải là anh hùng thật sự," ông Mai nói. "Lúc tôi ở ngoài Bắc tôi có viết vài câu chuyện về Bé bằng lời văn rất hoa mỹ. Bé đã là anh hùng vĩ đại và là biểu tượng của tuổi trẻ thế hệ chúng tôi."
Cả ông Tường và ông Mai đều nói bất chấp tất cả nỗ lực tuyên truyền trong suốt bốn năm qua của Mỹ và chính quyền miền Nam và bất chấp bao hoài nghi mà chiến dịch tuyên truyền này đã gieo vào lòng nhiều các cán bộ cấp cao, người lính Việt Cộng bình thường vẫn còn tin tưởng vào hành động dũng cảm của Nguyễn Văn Bé. Bằng cách áp dụng kỹ thuật tuyên truyền cũ kỹ của Goebbels, tức lập đi lập lại những khẩu hiệu đơn giản đủ lâu và đủ to, những người làm công tác tuyên truyền cộng sản đã làm cho huyền thoại anh Bé sống lâu trong lòng người. ("Gương anh sáng mãi," là tên của bài hát ca ngợi Bé.)
"Tôi đã chiến đấu với tinh thần Nguyễn Văn Bé,"một người lính Việt Cộng đào thoát thổ lộ, vì thế anh không tin vào tai mình khi được bảo Bé vẫn còn sống bình an ở Sài Gòn. Mặc dù người này sẵn sàng thay đổi chiến tuyến, nhưng anh vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ niềm tin về Bé mà anh đã tin tưởng rất lâu và rất vững chắc.
Bé là một trong những anh hùng chính, hay có lẽ anh hùng chính duy nhất, được miền Bắc và Việt Cộng dùng cho việc học tập chính trị và khích lệ bộ đội nhằm chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công vào dịp Tết năm 1968. Và một số cựu binh Việt Cộng hồi tưởng trong những buổi học tập chính trị mọi người đều đứng lên hoan hô khi câu chuyện họ học đến đoạn Bé ném mìn vào quân thù.
Câu chuyện được lập đi lập lại không ngừng trong hàng trăm cuộc họp nhóm. Rồi đến phần "thảo luận" mà qua đó mọi người đều phải trình bày cách họ có thể áp dụng tinh thần anh dũng cách mạng của Bé vào trong cuộc sống của mình.
Nhiều nhà tâm lý chiến Mỹ và miền Nam thoạt đầu hy vọng dùng câu chuyện của Bé để phá tan hoàn toàn uy tín của Hà Nội rồi từ đấy phá hoại những chương trình thi đua anh hùng của cộng sản vốn rất quan trọng trong việc duy trì tinh thần chiến đấu của Việt Cộng.
Tất nhiên, cuối cùng tuy họ có tạo ra những hoài nghi, nhưng những nhà tuyên truyền Mỹ và miền Nam đã không phá tan được niềm tin phổ biến về Bé.
Tóm lại, một chuyên gia tâm lý chiến đầy kinh nghiệm nói: "Chúng tôi nhận thức chúng tôi sẽ không thuyết phục được mọi người ở phía bên kia. Kiểm soát quá kỹ. Nhưng nếu chúng tôi tác động đến chỉ từ 3 đến 5 phần trăm trong số họ thôi, chiến dịch này được coi là thành công."
Như thế, trong lòng của hầu hết mọi người ở "phía bên kia", huyền thoại Nguyễn Văn Bé tiếp tục tồn tại. Nhưng quá xấu hổ do Bé hóa ra vẫn còn sống, Hà Nội bây giờ có lẽ chỉ muốn toàn bộ vụ này trôi qua hoàn toàn. Tuy nhiên guồng máy tuyên truyền miền Bắc đã đi quá xa với Bé nên giờ đây không thể nào hoàn toàn bỏ rơi anh. Ở miền bắc Việt Nam, có nhiều cánh đồng và một nhà máy phân bón mang tên Nguyễn Văn Bé. Công ty vận tải Nguyễn Văn Bé góp phần chuyển quân nhu dọc theo mạng lưới tiếp tế đường mòn Hồ Chí Minh. Có những huân chương Nguyễn Văn Bé. Và giả như bây giờ miền Bắc từ bỏ huyền thoại Bé, họ sẽ làm gì với những tượng của Bé tại Hà Nội? Hay tượng của anh ở Cuba?
Bé, 25 tuổi hiện đang làm việc cho cảnh sát Sài Gòn, cũng muốn quên đi toàn bộ chuyện này. Anh muốn học nghề thợ điện và rồi sống cuộc sống bình thường thay vì cứ mãi là người khác thường thỉnh thoảng được giới báo chí và các nhà tâm lý chiến quan tâm đến. Nhưng ai muốn thuê một người xưa kia vốn bình thường bây giờ nổi tiếng?
Diễn đạt sâu sắc hơn, toàn bộ chuyện này đã khiến Bé khổ đau rất nhiều. Việt Cộng đã ám sát người em họ của anh vì khẳng định Bé còn sống. Sợ không bảo toàn được tính mạng, cha Bé phải bỏ ruộng bỏ làng quê ở châu thổ sông Cửu Long mà đi.
Kể tự lúc bị bắt rồi được thả ra, Bé thường đến vùng châu thổ, miền trù phú nhất và đông dân nhất ở miền Nam Việt Nam. Không phải là người quá hào phóng với những lời khen chính quyền Sài Gòn, Bé thật sự cảm nhận rằng quân đội Quốc gia trong vùng châu thổ đã từ thế yếu chuyển sang thế mạnh.
Nhưng về chiến tranh tuyên truyền, Bé không hoài nghi bên nào mạnh hơn. So với những nhà tuyên truyền của chính quyền, những người làm công tác tuyên truyền của Việt Cộng, theo quan điểm của Bé, "nói hay hơn và giỏi hơn."
Vừa là anh hùng vừa là nạn nhân trong cuộc chiến tuyên truyền giữa hai bên, Bé có thể biết được điều này.
Nguồn: Báo Christian Science Monitor số ra ngày 8 tháng Sáu năm 1971.
Sài Gòn
Ngày 8 tháng Sáu năm 1971
Cộng sản tuyên truyền giỏi đến nỗi huyền thoại Nguyễn Văn Bé, một trong những anh hùng Việt Cộng hàng đầu, vẫn còn sống dai dẵng cho đến ngày hôm nay bất chấp cách đây bốn năm người ta đã công bố rộng rãi huyền thoại ấy hoàn toàn là dối trá.
Vào ngày Chủ Nhật, 30 tháng Năm, Việt Cộng đã tổ chức lễ truy niệm năm năm ngày mất và hy sinh anh dũng của Nguyễn Văn Bé.
Trận chiến về sự thật, mà bây giờ gần như đã chìm vào lãng quên, trong câu chuyện anh Bé là một trong những trận đánh tuyên truyền lớn trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Trận đánh khai màn vào năm 1967 sau khi người ta khám phá Nguyễn Văn Bé, người tưởng đâu đã chết anh dũng, thực sự đang còn sống và ở trong tù và hoàn toàn chẳng phải là anh hùng.
Hóa ra trong tình thế hiểm nghèo bậc "anh hùng" ấy chỉ là một thanh niên quá khiếp sợ, chưa bắn phát súng nào đã vội đầu hàng ngay quân đội chính quyền Sài Gòn. Tưởng đâu anh đã chết, những người làm công tác tuyên truyền của Việt Cộng quyết định biến anh thành một trong những anh hùng cộng sản nổi tiếng nhất.
Thật ra Bé là người chẳng giống anh hùng và cũng chẳng bao giờ muốn trở thành anh hùng. Là người lính hậu cần hiền lành chất phác, anh không đủ tài giỏi để trở thành anh hùng tài ba. Tuy nhiên, Việt Cộng có thể đã xem xét kỹ tất cả điều này nên quyết định đây là một lợi thế trong việc giảng dạy ở các buổi học tập chính trị rằng "nếu Bé, người lính hậu cần bình thường không được đào tạo nhiều, nhưng khi bị bọn xâm lược Mỹ tàn bạo áp đảo và bao vây, đã "nhờ hành động anh hùng cách mạng" mà có thể biến thất bại thành chiến thắng, thì các đồng chí cũng có thể làm được như thế."
Rất vui khi biết Bé còn sống, và càng vui mừng hơn khi nghe câu chuyện thật sự của anh, người Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã tổ chức một trong những chiến dịch "tâm lý chiến" lớn nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ xử dụng tranh tuyên truyền, những đợt phát thanh từ trên máy bay khi bay ngang qua các vùng Việt Cộng, thả truyền đơn, chương trình radio, và chính Bé nhiều lần xuất hiện trên truyền hình để chứng tỏ những chuyện về các hành động anh hùng của anh chiến đấu cho Việt Cộng đều là những điều bịa đặt.
Phản ứng ban đầu của cộng sản là gia tăng cường độ tuyên truyền. Những người làm công tác tuyên truyền của Mặt trận Giải phóng Dân tộc và Bắc Việt đã sản xuất ra hàng chục bản nhạc mới, thơ, tranh cổ động, sách, phim đèn chiếu, và cả nhạc kịch nhằm tuyên truyền về câu chuyện phi thường là Bé, một người lính tải đạn bình thường, sau khi bị bắt, đã một mình dùng mìn tiêu diệt 69 lính Mỹ và lính miền Nam.
Sự hy sinh dũng cảm ấy - người ta tin anh đã tự sát cùng với những người khác-đã được ca tụng không tiếc lời đến mức chẳng bao lâu anh trở thành anh hùng Việt Cộng số một trong cuộc chiến.
Tuy nhiên, khoảng vào độ năm ngoái, Hà Nội rõ ràng bắt đầu hoài nghi về sự khôn khéo trong quyết định tuyên truyên quá sâu rộng về huyền thoại Bé nên đưa Bé xuống địa vị ít được ca tụng hơn trong nhóm những anh hùng cách mạng. Chẳng hạn, vào năm ngoái, tờ Tiền Phong, tờ báo dành cho tuổi trẻ miền Bắc, đã gỡ hình của Bé ra khỏi hình của nhóm sáu anh hùng tuổi trẻ nổi tiếng trước đây thường được đăng chung với nhau và tên họ đứng đầu danh sách những người nên được noi gương.
Bé cũng bắt đầu ít được nhắc đến trên đài. Như vậy rõ ràng chỉ còn lại Nguyễn Văn Trỗi, người mà những hành động anh hùng được khen tụng quá đáng tuy về cơ bản cũng có thật, là anh hùng Việt Cộng hàng đầu. Trỗi nổi tiếng lúc anh chết trước đội hành quyết của chính quyền Sài Gòn sau khi hô to "Hồ Chí Minh muôn năm." Trỗi dính líu vào vụ mưu sát không thành nhằm giật sập cây cầu nơi bộ trưởng quốc phòng Robert S. McNamara đi ngang qua trong một lần đến Sài Gòn.
Như vậy, chiến dịch của người Mỹ và chính quyền miền Nam nằm bóc trần huyền thoại Nguyễn Văn Bé là một thành công tới mức độ khiến Hà Nội quyết định không tiếp tục biến Bé thành anh hùng cao nhất. Chiến dịch này cũng thành công khi tạo ra những hoài nghi dai dẳng về câu chuyện của Bé trong lòng những người làm công tác tuyên truyền và các cán bộ chính trị cấp cao của Việt Cộng.
Một Việt Cộng cấp bậc cao mới đào thoát gần đây, ông Bùi Công Tường, trước đây từng là cán bộ chỉ huy tuyên truyền ở tỉnh Kiến Hòa, và là tác giả bản nhạc về Bé thường được phát trên đài Mặt trận Giải phóng, đã có những ngờ vực về câu chuyện của Bé. Theo lời ông kể, khi ông hỏi một cấp trên của ông về các bản tin của đài Sài Gòn khẳng định Bé vẫn còn sống, ông được bảo "Bọn Mỹ có thể tạo ra hàng ngàn anh Bé bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Kiến thức khoa học của họ rất cao. Cứ nghĩ xem, đến mặt trăng mà họ còn lên được."
Về phía cộng sản giải thích lý do phẩu thuật thẩm mỹ cho chuyện Bé xuất hiện trên tranh ảnh và trên các chương trình truyền hình của chính quyền đã trở thành tín điều. Nhưng cách giải thích ấy vẫn hoàn toàn không thuyết phục đối với nhiều cán bộ có học của Mặt trận Giải phóng. Là một trong những người này, ông Tường bắt đầu tin rằng Bé vẫn còn sống, và niềm tin của ông đã được chứng thực khi ông thật sự gặp Bé sau khi đào thoát.
Một người khác mới đào thoát gần đây, Nguyễn Ngọc Mai, nhà văn người miền Bắc, công tác tại tờ báo Quân Giải phóng, có dịp được gặp Bé lần đầu tiên cách đây vài tuần.
"Tôi thật xấu hổ khi hiểu ra Bé chẳng phải là anh hùng thật sự," ông Mai nói. "Lúc tôi ở ngoài Bắc tôi có viết vài câu chuyện về Bé bằng lời văn rất hoa mỹ. Bé đã là anh hùng vĩ đại và là biểu tượng của tuổi trẻ thế hệ chúng tôi."
Cả ông Tường và ông Mai đều nói bất chấp tất cả nỗ lực tuyên truyền trong suốt bốn năm qua của Mỹ và chính quyền miền Nam và bất chấp bao hoài nghi mà chiến dịch tuyên truyền này đã gieo vào lòng nhiều các cán bộ cấp cao, người lính Việt Cộng bình thường vẫn còn tin tưởng vào hành động dũng cảm của Nguyễn Văn Bé. Bằng cách áp dụng kỹ thuật tuyên truyền cũ kỹ của Goebbels, tức lập đi lập lại những khẩu hiệu đơn giản đủ lâu và đủ to, những người làm công tác tuyên truyền cộng sản đã làm cho huyền thoại anh Bé sống lâu trong lòng người. ("Gương anh sáng mãi," là tên của bài hát ca ngợi Bé.)
"Tôi đã chiến đấu với tinh thần Nguyễn Văn Bé,"một người lính Việt Cộng đào thoát thổ lộ, vì thế anh không tin vào tai mình khi được bảo Bé vẫn còn sống bình an ở Sài Gòn. Mặc dù người này sẵn sàng thay đổi chiến tuyến, nhưng anh vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ niềm tin về Bé mà anh đã tin tưởng rất lâu và rất vững chắc.
Bé là một trong những anh hùng chính, hay có lẽ anh hùng chính duy nhất, được miền Bắc và Việt Cộng dùng cho việc học tập chính trị và khích lệ bộ đội nhằm chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công vào dịp Tết năm 1968. Và một số cựu binh Việt Cộng hồi tưởng trong những buổi học tập chính trị mọi người đều đứng lên hoan hô khi câu chuyện họ học đến đoạn Bé ném mìn vào quân thù.
Câu chuyện được lập đi lập lại không ngừng trong hàng trăm cuộc họp nhóm. Rồi đến phần "thảo luận" mà qua đó mọi người đều phải trình bày cách họ có thể áp dụng tinh thần anh dũng cách mạng của Bé vào trong cuộc sống của mình.
Nhiều nhà tâm lý chiến Mỹ và miền Nam thoạt đầu hy vọng dùng câu chuyện của Bé để phá tan hoàn toàn uy tín của Hà Nội rồi từ đấy phá hoại những chương trình thi đua anh hùng của cộng sản vốn rất quan trọng trong việc duy trì tinh thần chiến đấu của Việt Cộng.
Tất nhiên, cuối cùng tuy họ có tạo ra những hoài nghi, nhưng những nhà tuyên truyền Mỹ và miền Nam đã không phá tan được niềm tin phổ biến về Bé.
Tóm lại, một chuyên gia tâm lý chiến đầy kinh nghiệm nói: "Chúng tôi nhận thức chúng tôi sẽ không thuyết phục được mọi người ở phía bên kia. Kiểm soát quá kỹ. Nhưng nếu chúng tôi tác động đến chỉ từ 3 đến 5 phần trăm trong số họ thôi, chiến dịch này được coi là thành công."
Như thế, trong lòng của hầu hết mọi người ở "phía bên kia", huyền thoại Nguyễn Văn Bé tiếp tục tồn tại. Nhưng quá xấu hổ do Bé hóa ra vẫn còn sống, Hà Nội bây giờ có lẽ chỉ muốn toàn bộ vụ này trôi qua hoàn toàn. Tuy nhiên guồng máy tuyên truyền miền Bắc đã đi quá xa với Bé nên giờ đây không thể nào hoàn toàn bỏ rơi anh. Ở miền bắc Việt Nam, có nhiều cánh đồng và một nhà máy phân bón mang tên Nguyễn Văn Bé. Công ty vận tải Nguyễn Văn Bé góp phần chuyển quân nhu dọc theo mạng lưới tiếp tế đường mòn Hồ Chí Minh. Có những huân chương Nguyễn Văn Bé. Và giả như bây giờ miền Bắc từ bỏ huyền thoại Bé, họ sẽ làm gì với những tượng của Bé tại Hà Nội? Hay tượng của anh ở Cuba?
Bé, 25 tuổi hiện đang làm việc cho cảnh sát Sài Gòn, cũng muốn quên đi toàn bộ chuyện này. Anh muốn học nghề thợ điện và rồi sống cuộc sống bình thường thay vì cứ mãi là người khác thường thỉnh thoảng được giới báo chí và các nhà tâm lý chiến quan tâm đến. Nhưng ai muốn thuê một người xưa kia vốn bình thường bây giờ nổi tiếng?
Diễn đạt sâu sắc hơn, toàn bộ chuyện này đã khiến Bé khổ đau rất nhiều. Việt Cộng đã ám sát người em họ của anh vì khẳng định Bé còn sống. Sợ không bảo toàn được tính mạng, cha Bé phải bỏ ruộng bỏ làng quê ở châu thổ sông Cửu Long mà đi.
Kể tự lúc bị bắt rồi được thả ra, Bé thường đến vùng châu thổ, miền trù phú nhất và đông dân nhất ở miền Nam Việt Nam. Không phải là người quá hào phóng với những lời khen chính quyền Sài Gòn, Bé thật sự cảm nhận rằng quân đội Quốc gia trong vùng châu thổ đã từ thế yếu chuyển sang thế mạnh.
Nhưng về chiến tranh tuyên truyền, Bé không hoài nghi bên nào mạnh hơn. So với những nhà tuyên truyền của chính quyền, những người làm công tác tuyên truyền của Việt Cộng, theo quan điểm của Bé, "nói hay hơn và giỏi hơn."
Vừa là anh hùng vừa là nạn nhân trong cuộc chiến tuyên truyền giữa hai bên, Bé có thể biết được điều này.
Nguồn: Báo Christian Science Monitor số ra ngày 8 tháng Sáu năm 1971.
26.11.12
Milton Friedman-Tự do và quốc gia
Trần Quốc Việt dịch
Trong đoạn được trích dẫn nhiều trong bài diễn văn nhậm chức, Tổng thống Kennedy nói, "Hãy đừng hỏi quốc gia có thể làm gì cho ta-hãy hỏi ta có thể làm gì cho quốc gia." Cả hai vế của câu tuyên bố này đều không diễn tả mối quan hệ giữa công dân và chính quyền mà xứng đáng với những lý tưởng của người tự do trong xã hội tự do. "Quốc gia có thể làm gì cho ta" có tính gia trưởng ấy ám chỉ chính quyền là cha, công dân là con, một quan điểm không hợp với niềm tin của người tự do về trách nhiệm của chính mình đối với số phận của chính mình. "Ta có thể làm gì cho quốc gia" có tính lệ thuộc ấy ám chỉ chính quyền là chủ hay thần thánh, công dân là đầy tớ hay tín đồ nhiệt tâm.
Đối với người tự do, quốc gia là tập hợp những cá nhân tạo thành quốc gia ấy, không phải cái gì đấy bao trùm lên họ hay cao hơn họ. Người tự do tự hào về di sản chung và trung thành với những truyền thống chung. Nhưng người tự do xem chính quyền là phương tiện, công cụ, không phải người ban ân huệ và quà tặng, cũng không phải người chủ hay thần thánh để tôn thờ và phục vụ mù quáng. Người tự do không thừa nhận mục tiêu quốc gia nào ngoại trừ mục tiêu ấy là sự đồng ý chung về những mục tiêu mà các công dân phục vụ riêng. Người tự do không thừa nhận mục đích quốc gia nào ngoại trừ mục đích ấy là sự đồng ý chung về những mục đích mà các công dân mưu cầu riêng.
Người tự do sẽ không hỏi quốc gia có thể làm gì cho mình và cũng sẽ không hỏi mình có thể làm gì cho quốc gia. Đúng ra người tự do sẽ hỏi "Tôi và đồng bào tôi có thể làm gì qua chính quyền" để giúp chúng tôi làm tròn trách nhiệm cá nhân của chúng tôi, để đạt được những thành tựu và mục đích riêng của chúng tôi, và quan trọng nhất, để bảo vệ tự do của chúng tôi? Và người tự do sẽ hỏi kèm câu hỏi này với câu hỏi khác: Làm thế nào chúng tôi có thể ngăn cản chính quyền do chúng tôi tạo ra trở thành một ác quỷ mà sẽ hủy diệt chính tự do mà chúng tôi lập ra chính quyền để bảo vệ ?
Tự do là một loại cây hiếm và mỏng manh. Trí tuệ chúng ta mách với chúng ta, và lịch sử xác nhận, rằng mối đe dọa rất lớn đối với tự do là sự tập trung quyền lực. Chính quyền cần thiết để gìn giữ tự do của chúng ta, chính quyền là công cụ qua đó chúng ta có thể thực thi tự do của chúng ta; tuy nhiên khi quyền lực tập trung vào những nhà chính trị, quyền lực ấy cũng là mối đe dọa đối với tự do. Cho dù những người nắm quyền lực này ban đầu có thiện ý và cho dù họ không bị quyền lực họ thực thi làm cho họ thối nát, quyền lực ấy nhất định sẽ hấp dẫn họ và khiến họ trở thành những người khác hẳn.
Sự gìn giữ tự do là lý do bảo vệ nhằm hạn chế và phi tập trung quyền lực của chính quyền. Nhưng cũng có lý do hữu ích. Những tiến bộ lớn lao của nền văn minh, dù trong kiến trúc hay hội họa, trong khoa học hay văn chương, trong công nghiệp hay nông nghiệp, đều chưa bao giờ xuất phát từ chính quyền được quy về trung ương. Columbus đã không bắt đầu cuộc hành trình tìm con đường mới đến Trung Quốc theo chỉ thị đa số của nghị viện, tuy ông được chính thể quân chủ chuyên chế tài trợ một phần. Newton và Leibnitz; Einstein và Bohr; Shakespeare, Milton và Pasternak; Whitney, McCormick, Edison và Ford; Jane Addams, Florence Nightingale, và Albert Schweitzer; không có ai trong những người này đã mở ra những chân trời mới trong kiến thức và hiểu biết của con người, trong văn chương, trong những tiềm năng kỹ thuật, hay trong nỗ lực làm giảm đi sự khổ đau của con người theo những chỉ thị của chính quyền. Thành tựu của họ là sản phẩm của thiên tài cá nhân, của quan điểm thiểu số kiên định, của bầu không khí xã hội cho phép sự muôn màu muôn vẻ.
Milton Friedman là nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng. Ông được trao tặng giải Nobel kinh tế năm 1976.
Nguồn: Trích từ lời tựa của tác phẩm "Chủ nghĩa tư bản và Tự do" (1962) của Milton Friedman . Tựa đề của người dịch
http://www.pdf-archive.com/2011/12/28/friedman-milton-capitalism-and-freedom/preview/page/10/
16.11.12
Trần Quốc Việt-Tự do và yêu nước
Ở nước dân chủ yêu nước là bảo vệ và duy trì tự do. Ở nước toàn trị yêu nước là kéo dài thực trạng, hay đúng hơn, mở rộng và nhân mãi ra kiếp đời nô lệ khốn khổ qua nhiều thế hệ.
Yêu nước của người nô lệ khác với yêu nước của người tự do.
Người nô lệ không thể nào yêu nước thực sự vì họ không có tự do. Lòng yêu nước của họ phải phụ thuộc vào ý muốn của người chủ. Khi cần, người chủ thổi kèn để dẫn dụ cho lòng yêu nước của người nô lệ trỗi dậy, khi không cần, người chủ treo con roi lơ lửng trên đầu nô lệ nhằm đè nén lòng yêu nước của họ xuống.
Còn người tự do yêu nước vì muốn bảo vệ nền tự do họ đang hưởng. Nếu người tự do không yêu nước thì sau khi mất nước họ sẽ trở thành nô lệ. Vì lẽ đó ngưòi tự do phải yêu nước bằng sinh mạng của mình để duy trì tự do cho mình, con cháu và các thế hệ tương lai.
Nhà văn Nga Lev Tolstoy viết như sau về lòng yêu nước:
"Trong ý nghĩa đơn giản nhất, rõ ràng nhất, và hiển nhiên nhất lòng yêu nước đối với kẻ cai trị chỉ là phương tiện để đạt được các tham vọng và những thèm muốn khát khao của họ, còn đối với kẻ bị trị là sự từ bỏ nhân phẩm, lý trí, và lương tâm, cùng với sự tôn thờ mù quáng những kẻ cầm quyền." Từ đấy, ông kết luận "yêu nước là nô lệ."
Người tự do chết mãn nguyện và chấp nhận cho cái giá phải trả cho lòng yêu nước vì họ biết con cháu họ có thể sống trong tự do như họ, nhưng người nô lệ chết tức tưởi và khốn khổ cho cái giá phải trả cho lòng yêu nước của người chủ mà sẽ tiếp tục cai trị con cháu họ.
Khi xiềng xích nô lệ rớt xuống lòng yêu nước đích thực mới bắt đầu hồi sinh.
11.11.12
Trần Quốc Việt-Bên kia biên giới
Hôm qua ở bên kia biên giới Đảng Cộng Sản Trung Quốc bắt đầu họp kín về nhân sự cho mười năm đến. Còn cả tỷ người dân khác chỉ là những khán giả bất đắc dĩ. Họ chỉ được xem nhưng bị cấm được bàn luận đến đại hội Đảng thứ 18 này.
Họ không nói được với Đảng thì họ nói chuyện với các phóng viên nước ngoài. Sau đây là những gì họ bày tỏ với các phóng viên nước ngoài vào trước đại hội.
Nhà cách mạng Hà Phương 90 tuổi tham gia cách mạng từ lúc 15 tuổi. Vào những năm 1950 ông là thư ký cho thứ trưởng ngoại giao Trương Văn Thiên. Ông bị đày về miền quê lao động khổ sai trong 19 năm trời sau khi ông bị trừng phạt cùng với cấp trên của ông, người đã chỉ trích chiến dịch Đại Nhảy Vọt của Mao.
Ông không quên lý do ông tham gia cách mạng:"Mục đích của chúng tôi lúc đó là tự do và dân chủ. Nhưng bây giờ không có tự do cũng chẳng có dân chủ. Con đường chúng tôi đã chọn là sai lầm."
Ông chỉ trích Mao, người mà ông nói "có tính khí như con nít" và coi Trung Quốc như món đồ chơi để có thể quăng ném lung tung tùy thích. Ông kết luận:"Đảng Cộng Sản muốn thực hiện chủ nghĩa cộng sản, nhưng hôm nay chẳng có ai biết chủ nghĩa cộng sản là gì."
Còn ông Vương Binh Lâm, giáo sư trường Đảng nói thẳng trong bài giảng gần đây về sự khác biệt giữa tín đồ và đảng viên:"Mỗi tôn giáo đều có tín đồ. Ta không thể đạt được gì nếu không có tín đồ. Chúng ta không thiếu cái gì. Nhưng tại sao chúng ta không có được nhiệt tâm như họ. Lý do chính là ở mức độ chúng ta tôn thờ và tin vào các kinh điển cộng sản của chúng ta. Nhiều người không tin những kinh điển này. Nhiều người thậm chí chẳng thèm đọc chúng."
Đối với nhiều đảng viên lòng tin của họ vào Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã chết ở tại Quảng trường Thiên An Môn, khi quân đội tàn sát hàng ngàn sinh viên vào năm 1989.
Ông Bào Đồng là thư ký của tổng bí thư Triệu Tử Dương, người ủng hộ sinh viên ở Thiên An Môn. Ông Bào Đồng bị kết án 7 năm tù và rồi bị biệt giam suốt trong thời gian ở tù về tội tiết lộ bí mật quốc gia và tuyên truyền phản cách mạng. Hiện ông bị quản thúc tại gia và thường xuyên bị an ninh canh chừng theo dõi .
Ông phơi bày bản chất chế độ:"Nếu cha làm vua thì con cũng phải làm vua. Đó là chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc. Đó là chủ nghĩa xã hội giả. Mục đích của họ là nắm giữ quyền lực. Nguyên tắc chỉ đạo là: ta phải có quyền lực, ta phải là quan chức, ta phải tham nhũng và bất chấp luật pháp. Đây là mô hình Trung Quốc."
Ông nói rõ hơn:"Ở Mỹ, nếu anh tham nhũng anh phải từ chức. Hãy nhìn Nixon. Ông ta dính vào vụ Watergate nên phải từ chức. Ở Trung Quốc chuyện từ chức như thế có xảy ra không? Không. Tại sao? Vì mọi người đều cùng hội cùng thuyền. Nếu thuyền lật thì mọi người đều rớt xuống nước. Khi tôi nói "mọi người" dĩ nhiên tôi nói đến những người đang nắm quyền lực. Cho nên ở Trung Quốc mọi người giúp đỡ lẫn nhau. Nếu anh gặp rắc rối, tôi sẽ giúp anh còn nếu tôi gặp rắc rối anh sẽ giúp tôi. Vì vậy chỉ trong trường hợp nào quá đáng giống như vụ Bạc Hi Lai người ta mới tống anh ra.
Ngay bây giờ chín kẻ giúp đỡ lẫn nhau (chín người thuộc ủy Ban Thường vụ Bộ Chính trị). Hệ thống chính trị là như thế. Không ai muốn thuyền bị chao đảo."
Ông khẳng định với người phỏng vấn ông:
"Người ta nói, "ông đâu có tham nhũng." Tôi trả lời, sai. Nếu tôi ở trong chế độ hiện nay tôi cũng tham nhũng. Ông có tin tôi không? Hãy tin tôi.
Nếu anh ở trong chế độ đó, họ sẽ nói với anh như sau, con ông nên làm tổng giám đốc. Nếu anh đáp, không, cháu không nên làm tổng giám đốc, thì họ nói tại sao không? Nếu con ông không thể trở thành tổng giám đốc thì con của chúng tôi cũng không thể trở thành tổng giám đốc. Rồi họ đẩy anh ra khỏi thuyền. Vì vậy nếu anh ở trên thuyền anh phải tham nhũng như họ. Mọi người đều có biệt thự và họ cho anh biệt thự. Một ở Bắc Kinh, một ở Hàng Châu, một ở Tô Châu, một ở Thượng Hải. Anh nói anh không muốn biệt thự. Ông nói cái gì thế? Nhưng ngay cả các lãnh đạo tỉnh còn có các biệt thự, sao ông không thể có. Nhận biệt thự đi, hợp pháp mà. Vì vậy nếu tôi có thể nói tôi không tham nhũng chính là vì tôi là viên chức vào thời những năm 1980, thời đó thì khác. Thời ấy chẳng có nhiều tiền và đặc lợi."
Ông kết luận:"Thời này có thể còn tệ hơn thời phong kiến. Thời đó, khi vua phát hiện quan lại ức hiếp dân lành, vua có thể trị tội quan lại ấy. Còn bây giờ trong mỗi làng đâu phải chỉ có một ông quan, ít nhất có đến 10 ông quan kể cả trưởng làng, bí thư đảng, các phó bí thư và những người tiền nhiệm."
Làn sóng uất hận của người dân ngày càng lan rộng trước đại nạn tham nhũng và đặc biệt trước sự coi thường trắng trợn về nhân quyền và nhân phẩm của chính quyền. Họ nhân danh ổn định chính trị để dập tắt tất cả những tiếng nói bất đồng kể cả tiếng nói của những người dân oan đi khiếu kiện.
Năm 2012 Bắc Kinh đã chi 111 tỷ đô la cho guồng máy an ninh bao gồm công an, an ninh, dân phòng, tòa án và nhà tù. Con số này còn cao hơn cả ngân sách quốc phòng.
Ngân sách ổn định chính trị là một gánh nặng đối với xã hội và là nguồn lợi rất lớn cho các nhóm lợi ích. Họ giàu lên nhờ ngân sách này. Chính trong cơn lốc lạm dụng quyền lực và tham nhũng bằng mọi giá và mọi cách từ tận đỉnh kim tự tháp xuống đến tầng thấp nhất của quyền lực người dân Trung Quốc mới nhận ra bản chất của Đảng Cộng Sản đằng sau lớp son phấn thịnh vượng và đạo đức giả ngụy trang qua những lời hoa mỹ về xã hội hài hòa và công bằng. Nhưng quan trọng nhất họ hiểu rằng họ không có nhân phẩm như được minh họa qua câu chuyện sau.
Bà Lý Ngọc Phương, 42 tuổi, là một dân oan thâm niên. Bà nhiều lần lên Bắc Kinh để khiếu kiện về nhà cửa bị giải tỏa mà không được đền bù thỏa đáng. Giống như vô vàn dân oan khác, con đường khiếu kiện của bà là con đường vô vọng và tràn đầy đau khổ. Bà kể bà bị bắt vào các nhà tù đen- nơi chuyên giam giữ bất hợp pháp dân oan khiếu kiện- cả hơn chục lần. Đợt bị bắt giam lâu nhất của bà trong các nhà tù đen là 10 ngày. Trong lần bị bắt vào năm 2009 bà đòi an ninh phải trao cho bà xem lệnh bắt. Họ liền trói bà. Bà uất hận kể lại:
"Họ trói tay tôi vào sau lưng và tôi bị còng vào cửa. Tôi đứng ở đấy ba ngày và ba đêm tức 72 tiếng đồng hồ! Những người bạn tù khác phải đút thức ăn và nước uống vào miệng tôi. Tôi phải nhắc chân lên để tiểu tiện hay để đại tiện vào cái chậu trên sàn nhà."
Những câu chuyện như thế có lẽ rất nhiều ở ít nhất hàng trăm nhà tù đen dùng để giam dân oan. Chính quyền Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của các hắc ngục này dù thế giới bên ngoài biết rất rõ về chúng từ lâu.
Trong một cuốn phim tài liệu về dân oan đi khiếu kiện người xem nhìn thấy cảnh một cựu chiến binh quỳ xuống trước mặt viên chức để van xin ông ta đừng ngăn cản họ lên Bắc Kinh khiếu kiện. Trong phim viên phó thị trưởng, người có nhiệm vụ ngăn cản dân oan đi khiếu kiện, bày tỏ nỗi niềm:
"Viên chức giống như đĩ vậy. Đĩ bán thân, còn chúng tôi bán nụ cười. Nhưng chúng tôi còn bán nhiều hơn cả họ. Chúng tôi bán nhân phẩm của mình."
Rồi ông tả lại chuyến viếng thăm Trung Nam Hải, nơi ở của các nhà lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ông ta cảm thấy ấn tượng trước bầu không khí trang nghiêm tĩnh lặng ở nơi này. Nhưng đối với đạo diễn Chương Trâm Bác, người thực hiện phim tư liệu, bầu không khí ở thượng đỉnh quyền lực ấy tổng kết tình hình hiện nay ở Trung Quốc.
"Rõ ràng đây là ẩn dụ cho thời đại ổn định chính trị." Ông nói." Sự tĩnh lặng mà ông ta nói về khu ở của ban lãnh đạo thật ra có được là do bóp nghẹt tiếng nói của những người ở bên ngoài."
Cho nên nghịch lý là càng duy trì ổn định thì càng dẫn đến sự mất ổn định. Hay nói cách khác guồng máy trấn áp chỉ tạo ra một lớp băng rất mỏng phủ hờ lên trên mặt biển đang sôi sục dưới đáy.
Phải chăng Trung Quốc đã chín muồi cho cuộc cách mạng từ bên dưới khi cuộc cách mạng từ bên trên là điều không tưởng?
Câu trả lời chắc chắn là cuộc cách mạng sẽ đến vì không có chế độ toàn trị nào có thể thiên thu trường trị trên bề mặt của núi lửa khổng lồ đang trở mình vì uất hận tích tụ từ hơn 60 năm qua.
Có lẽ linh cảm được điều này nên mỗi năm hàng trăm ngàn người Trung Quốc, đa số là những người có học, di dân đến các nước dân chủ. Họ không thể sống ở một nơi mà môi trường đạo đức và xã hội và tự nhiên xuống cấp ghê gớm. Và họ không bao giờ tin hoàn cảnh chính trị đang ổn định như Đảng không ngừng khẳng định. Như lời của bà Vương Thụy Kim, người đang lo cho con gái ra nước ngoài du học, dù phải vay mượn tiền, để hy vọng con mình có thể ở lại và bắc cầu cho cả gia đình ra đi sau này:" Chúng tôi cảm thấy Trung Quốc không thích hợp cho những người như chúng tôi. Ở đây muốn thăng tiến người ta phải tham những hay phải có các mối liên hệ; chúng tôi thích cuộc sống ổn định."
Có lẽ linh cảm được điều này nên lãnh đạo Trung Quốc rất sợ. Họ sợ đủ thứ từ tên của một loài hoa đến chim bồ câu. Họ sợ đến nỗi họ kiểm duyệt luôn cả cụm từ "thập bát đại" trên mạng vì họ sợ dân dùng cụm từ này để ám chỉ đại hội 18.
Ngày hôm qua người ta nhìn thấy trên Quảng trường Thiên An Môn hình ảnh hai người lính cứu hỏa với đầy đủ dụng cụ cứu lửa đứng trong tư thế sẵn sàng trong khi chung quanh không có đám cháy nào. Họ đứng đó im lìm giữa các du khách để sẵn sàng dập tắt bất kỳ mưu toan tự thiêu nào ở Quảng Trường. Họ lường trước chuyện người dân có thể tự thiêu trong thời gian đại hội. Một nhà nước có chính danh không bao giờ sợ đến thế
Và đây chính là sự ổn định chính trị dưới nòng súng và trong nỗi sợ hãi tận cùng của một chế độ bất nhân. Và liệu chiếc thuyền quyền lực trôi lững lờ được bao lâu trên mặt biển đau khổ và uất hận đang bắt đầu nổi sóng ấy?
Tài liệu tham khảo:
1. Frank Langfitt, For Complainers, A Stint in China's 'Black Jails', National Public Radio, 01/11/2012
2. Louisa Lim, China's New Leaders Inherit Country At A Cross Roads, National Public Radio, 29/10/2012
3. Louisa Lim, In China, A Ceaseless Quest To Silence Dissent, National Public Radio, 30/10/2012
4. Louisa Lim, At 79, Ex-Party Official Lambastes Chinese Leaders, National Public Radio, 25/10/2012
5. Stephen R. Platt, Is China Ripe for a Revolution?, New York Times, 12/2/2012
6. Ian Johnson, Wary of Future, Professionals Leave China in Record Numbers, New York Times, 01/11/20
7. Ian Johnson, 'In the Current System, I'd Be Corrupt Too': An Interview with Bao Tong, The New York Time Review of Books, 14/6/2012
8.Peter Ford, China crackdown underscores nervousness ahead of key Communist party meeting, Christian Sicence Monitor, 01/11/2012
9.Max Fisher,The creepiest sight in China? Tiananmen anti-self-immolator firemen, Washington Post, 8/11/2012
1.11.12
Trần Quốc Việt - Con đường Lương Tâm
Nhà văn Anh Geogre Orwell viết "Trong thời đại dối trá phổ quát-nói lên sự thật là hành động cách mạng."
Nhiều người thuộc nhiều thế hệ ở Việt Nam đã hay đang trả giá cho hành động cách mạng ấy từ Nguyễn Mạnh Tường đến Việt Khang. Người kế đến thuộc thế hệ trẻ hơn- Nguyễn Phương Uyên.
Trong chế độ toàn trị nơi bạo lực và dối trá ngự trị tự do ngôn luận là điều không tưởng. Cho nên nói lên sự thật trước tiên là một hành động can đảm. Khi Việt Khang viết "chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam" và"bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào" anh đã đánh thẳng vào thành trì của quyền lực, vào lực lượng thanh kiếm và lá chắn ra sức bảo vệ thành trì ấy. Mọi người ai ai cũng có thể nói ra những điều như thế hoặc hơn thế nữa ở chốn riêng tư nhưng anh là người đầu tiên nói ra một cách công khai qua âm nhạc. Bằng hai bản nhạc bất hủ chưa từng có này Việt Khang đã khắc tên anh trong lòng hàng triệu người Việt trong và ngoài nước.
Con đường Sự Thật đã in dấu chân can đảm của nhiều thế hệ. Con đường ấy khởi đi từ nỗi đau của Nguyễn Mạnh Tường "một người công dân đau khổ trước bao nhiêu cái chết oan của người vô tội", đến thơ của Lê Đạt "đem bục công an đặt giữa trái tim người/ Bắt tình cảm ngược xuôi/ Theo luật lệ đi đường nhà nước" đến nhạc của Việt Khang đến thơ của Nguyễn Phương Uyên "Đất nước tôi không có chiến tranh/ Mà nghe đau thắt ở trong lòng.../Núp dưới ảnh Bác và cờ đảng/ Chúng cơ hội bóc lột dân lành". Tinh thần Tự do và Sự thật vẫn quật cường tiềm ẩn trong từng thế hệ Việt Nam cho đến khi nào chế độ toàn trị đi vào nghĩa trang lịch sử.
Nhưng tại sao Lịch sử chọn họ mà không chọn ta để đi trên con đường đau khổ ấy? Lịch sử chọn họ vì họ can đảm. Họ can đảm không phải vì họ không sợ. Họ sợ như tất cả mọi người trong chúng ta nhưng họ đã nhìn thật sâu vào tâm hồn của mình để vượt qua được sợ hãi. Can đảm là phía bên kia của bức tường sợ hãi. Sau lưng họ là bức tường đổ nát, trước mắt họ là ánh sáng soi đường của lương tâm.
Nhiều người đứng bên lề trách họ "dại khờ". Tại sao họ chọn con đường khó mà đi? Họ không chọn con đường dễ hay khó. Họ chỉ theo con đường lương tâm họ đã soi sáng. Họ có thể buồn vì gia đình vì họ mà đau khổ vất vả hay con họ lớn lên vắng bóng cha. Nhưng họ không buồn và hối hận đã đi theo con đường lương tâm đã chọn cho họ.
Ước gì có nhiều người "dại khờ" như họ để nói lên sự thật như lời của nhà văn Nga Boris Pasternak: "Trong mỗi thế hệ phải có những kẻ dại khờ sẽ nói lên sự thật như họ thấy."
Nhưng như cơn gió đưa hương thơm của hoa đi xa, ngày họ vào tù là ngày họ đã gieo những hạt giống hy vọng và can đảm trong lòng những người ở bên ngoài. Trong những hạt giống rơi xuống lòng nhiều người ấy sẽ có những hạt giống sống được để ươm mầm can đảm cho những người khác tiếp tục đi trên con đường chung đã chọn của nhiều thế hệ.
29.10.12
Trần Quốc Việt-Tất cả chúng tôi phải được thấy mặt trời yêu nước!
Suốt tuần qua tôi thường nghĩ về phim Núi của Khủng long (1), phim hoạt hình Liên Xô vào năm 1967. Phim dường như ám chỉ đến việc chế độ toàn trị Xô Viết quyết tâm đè nén các quyền tự do căn bản của những công dân cá nhân trong hơn nửa thế kỷ. Có lẽ đây là "phim hoạt hình buồn nhất về khủng long từ xưa đến nay."(2)
Sự tuyệt chủng của khủng long như được thể hiện qua phim cũng là ngụ ngôn đáng sợ và đầy ám ảnh trong lòng tôi khi tưởng đến tương lai của Việt Nam.
Chiếc vòng kim cô toàn trị áp đặt lên quê hương đang cố siết chặc và đè nén hơn nữa lòng yêu nước tự nhiên của mọi người bằng những lớp tường trấn áp mỗi ngày một dày thêm được dựng lên quanh họ mà điển hình là trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang và sinh viên Nguyễn Phưong Uyên.
Tội ác lớn nhất của chế độ toàn trị là tiêu diệt lòng yêu nước của công dân. Đây là bước cuối cùng có thể dẫn đến sự biến mất của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Tây Tạng hôm nay có thể là Việt Nam ngày mai.
Chúng ta hãy coi phim Núi của Khủng long như là lời nhắc nhở bổn phận yêu nước thiêng liêng của tất cả chúng ta.
Và chúng ta sau khi xem phim xong hãy cùng hô vang: Tất cả chúng tôi phải được thấy mặt trời yêu nước!
Tôi dịch sang tiếng Việt phụ đề tiếng Anh trong phim.
Khủng long đã sống trên trái đất cách đây hàng triệu năm
Khủng long đã sống trên trái đất cách đây hàng triệu năm
Khủng long là những con vật hiền lành.
Sức mạnh phi thường của chúng chắc chắn khiến ai ai cũng phải nể phục.
Nhưng kỳ lạ là những con vật khổng lồ này lại nở ra từ những cái trứng
không lớn hơn trái banh bóng tròn.
Chúng ra đời như sau.
Sau khi đẻ trứng, khủng long mang trứng lên núi để gần mặt trời hơn.
Những tia nắng hào phóng của mặt trời làm nốt giai đoạn cuối cùng của
cuộc sinh nở lớn lao kỳ diệu ấy.
Chuyện này diễn ra như thế trong suốt hàng triệu năm.
Nhưng rồi khí hậu thay đổi.
Mỗi thế kỷ qua đi thời tiết càng trở nên xấu hơn.
Nhưng vỏ trứng có đặc tính rất lạ lùng.
Khi trời càng lạnh, vỏ trứng càng dày.
Vỏ trứng tạo ra nhiều lớp vỏ mới đắp thêm vào, để bảo vệ những con
khủng long con trước môi trường khắc nghiệt.
Rồi ngày nọ...
Bây giờ là lúc mình ra đời.
Vỏ trứng ơi!
Đã đến lúc phải ra rồi đấy.
Tại sao ông không đập vỡ vỏ trứng ra?
Ta đang bảo vệ ngươi.
Nhưng tôi phải nở ra ngay bây giờ.
Ta phải bảo vệ ngươi.
Ông đang làm gì đấy?
Ta đang tạo ra lớp vỏ mới.
Ta phải làm bổn phận của ta.
Nhưng tôi cần phải ra ngoài.
Tôi phải thấy mặt trời.
Dù mặt trời lạnh.
Làm ơn cho tôi ra ngoài.
Tôi thề. Tôi có thể thích nghi.
Tôi có thể thích nghi. Tôi có thể thích nghi!
Ta phải làm tròn bổn phận của ta.
Ta phải làm tròn bổn phận của ta.
Vỏ trứng, hãy vỡ ra!
Tôi muốn thấy mặt trời.
Tôi muốn thấy mặt trời!
Tôi muốn thấy mặt trời!
Ta phải làm tròn bổn phận của ta.
Ta phải làm tròn bổn phận của ta.
Ta phải... làm tròn... bổn phận của ta.
Đã làm tròn bổn phận.
Hãy nhìn này.
Khủng long...đã tuyệt chủng!
Tài liệu tham khảo:
1.Phim hoạt hình Liên Xô Núi của Khủng long (Mountain of Dinosaurs), đạo diễn Rasa Strautmane và kịch bản của
nhà văn Arkady Snesarev, thực hiện năm 1967.
2.Brian Switek, The Saddest Dinosaur Cartoon Ever, Tạp chí Smithsonian, 16 tháng Mười, 2012
26.10.12
Trần Quốc Việt-Khi trời tối đen ta mới thấy các vì sao
Em bị bắt vì lòng yêu nước. Hai còng số tám, hiện thân của điều luật 88, bập bất ngờ vào đôi tay non còn vương hương thơm của cha mẹ và giấy bút.
Em bị bắt vì em còn quá trẻ. Đứng trên ngưỡng cửa cuộc đời, em nhìn thấy sự thật đang mờ nhạt trong lòng rất nhiều người quanh em. Nước Việt Nam, và tương lai của thế hệ em và những thế hệ sau em đang trôi tuột dần vào hàm răng ngấu đói chờ đợi của Trung Quốc.
Em bị bắt vì mọi người quanh em không làm gì cả. Qua hành động của mình, Em muốn vẽ lên những tia chớp lẻ loi trên bầu trời xám xịt của hiện tại để mong những giọt mưa hồi sinh sẽ trở về kịp trong tương lai.
Em bị bắt vì em muốn sống và hành động theo những điều em tin. Cho nên Em cô đơn trong sa mạc của tuyệt vọng, cam phận và vô cảm.
Khi trời tối đen ta mới thấy các vì sao (1). Em là một trong các vì sao lấp lánh như muốn truyền ánh sáng mỏng manh ấy vào lòng của hàng triệu người câm lặng và cúi mặt bên dưới.
Khi trời tối đen ta không biết ta sống với ma hay với người. Vì thế tôi rất muốn gặp những kẻ ra lệnh bắt em để sờ tai họ, để sờ mũi họ xem thử họ có phải là con người hay không.(2)
(1) Lời của Ralph Waldo Emerson, nhà văn và triết gia Mỹ.
(2) Mượn ý của nhà văn Nga Alexander Solzhennitsyn trong tác phẩm "Quần đảo ngục tù "
18.10.12
Trần Quốc Việt - Ngày mai bắt đầu từ bây giờ
Cách đây độ 130 năm triết gia Đức Friedrich
Nietzsche nhận xét như sau về nhà nước:
"Nhà nước là con quái vật lạnh lùng nhất
trong tất cả những con quái vật lạnh lùng. Nó nói láo một cách cũng lạnh lùng;
và lời nói láo này tuôn ra từ miệng nó: "Ta, nhà nước, là nhân dân." Đó là lời
nói láo!... Nó mở miệng ra là nói láo - những gì nó có đều do ăn cướp. Mọi thứ
về nó đều giả dối... ngay cả ruột gan của nó cũng giả dối."(1)
Lời trên có thể được dùng để nói lên bản chất
của chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay.
Nhưng nếu chúng ta trách chế độ thì chúng ta
cũng nên trách lại mình.
Chúng ta có thật sự muốn hưởng tự do và dân chủ như đa số nhân dân các nước khác trên thế giới? Nếu chúng ta, vì lý do nào đó, không muốn thì chúng ta không nên trách chế độ mà phải học cách sống chung với nó và chấp nhận nó như chấp nhận chiếc bóng định mệnh không may hắt lên đời mình và đời các thế hệ con cháu.
Còn nếu chúng ta muốn thì câu trả lời còn phụ
thuộc vào sự tha thiết và nồng cháy của ước muốn ấy. Nếu chúng ta ước muốn tự do
và dân chủ như ước muốn hạnh phúc và giàu sang thì chúng ta không nên trách chế
độ khi chế độ không ban rót tự do và dân chủ trong mơ ấy. Không ai có thể phân
phát hạnh phúc và giàu sang đồng đều cho mọi cá nhân. Nhưng nếu chúng ta muốn tự
do và dân chủ một cách nồng cháy mãnh liệt thì chúng ta có hy vọng thấy niềm mơ
ước căn bản ấy thành sự thật. Ngày mà trong lòng mỗi người trong chúng ta dậy
lên niềm ước mơ cháy bỏng ấy là ngày chế độ độc tài bắt đầu cáo chung vĩnh
viễn.
Và, xét cho cùng, cội nguồn của tự do và dân
chủ chính là nhân phẩm. Cho nên nhân phẩm chính là mục tiêu cuối cùng cho mọi
cuộc cách mạng chân chính. Từ đây câu hỏi là chúng ta có quý nhân phẩm của mình
hay không.
Nhờ nhân phẩm mà chúng ta cao hơn các loài vật
khác, nhưng đa số chúng ta chọn cách sống dưới ách của sự nô lệ tự nguyện để
được yên thân. Nhân phẩm theo đấy co giãn thích nghi theo hoàn cảnh: nhân phẩm
chúng ta cao ngất trong gia đình hay bên chén rượu nhưng xẹp rất nhanh khi ta
bước vào cửa công và chẳng còn gì hết khi chúng ta oằn mình dưới làn roi và cơn
mưa đấm đá trong đồn công an.
Cho nên bước đầu tiên trên con đường trở lại
làm người là chúng ta phải nhận thức tất cả mọi người đều có nhân phẩm tạo hóa
đã ban cho. Bước thứ hai là chúng ta phải học yêu tự do và dân chủ. Bước thứ ba
là chúng ta phải có can đảm để thay đổi số phận mình và con cháu, một số phận mà
về cơ bản chế độ đã an bài nếu chúng ta không làm gì cả.
Con đường này không ai có thể đi thay cho chúng
ta. Thiểu số can đảm không thể tạo ra con đường này. Họ chỉ phác thảo ra con
đường ấy trên bản đồ số phận chung nhưng trả giá nó bằng những năm tù đầy riêng.
Phải cần hàng triệu, hàng triệu bước chân khác đi lại để tạo ra con đường tương
lai như mong muốn cho mình và cho dân tộc.
Ước mơ cháy bỏng sẽ biến điều không có thành
có. Vô cảm và nô lệ tự nguyện sẽ đóng dấu lên số phận tương lai mà chính là sự
nối dài của hiện tại càng lúc càng không thể chấp nhận này.
Ngày mai bắt đầu từ bây giờ và tương lai bắt
đầu từ những ước mơ.
(1) Friedrich Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra, Penguin Books, 1978, bản dịch
tiếng Anh của Walter Kaufmann, trang 48-49
12.10.12
Terry Teachout -Người nói Không với Hitler
Ông có thể bình an ở lại nước Đức Quốc Xã, nhưng ông ra đi để cứu tâm hồn mình. Ông thà lưu vong còn hơn mặc cả với quỷ.
Trần Quốc Việt dịch
Adolf Busch, nghệ sĩ vĩ cầm lỗi lạc nhất thế kỷ 20, giờ đây chỉ được biết đến trong giới sưu tầm đĩa nhạc cổ điển vốn trân quý những đĩa nhạc 78 vòng du dương sâu lắng mà ông đã thu âm với Rudolf Serkin, người bạn song tấu và cũng là con rể ông, và với Busch Quartet, dàn nhạc thính phòng ông đã lãnh đạo trong ba thập niên. Nhưng ta có lý do khác để nhớ về ông, lý do mà về lâu dài có thể quan trọng không kém gì âm nhạc ông đã trình diễn: tên của ông Busch đứng ngay đầu danh sách chọn lọc những nghệ sĩ Đức không chịu quỳ lạy trước Adolf Hitler. Tình cảnh cuối đời ông được mô tả chi tiết trong tác phẩm của Tully Potter "Adolf Busch: Cuộc đời của một nghệ sĩ trung thực" (nhà xuất bản Toccata Press), lần đầu tiên tiểu sử đầy đủ về nghệ sĩ vĩ cầm này được ra mắt. Đây là câu chuyện khiến ta nức lòng ngay nhưng cũng là câu chuyện khiến ta nao lòng về sau.
Tôi ngờ đa phần chúng ta đều thích nghĩ về nghệ sĩ như là những người cách biệt, giới của những người theo đuổi lý tưởng và tâm hồn họ đã trở nên cao quý nhờ tiếp xúc lâu dài với cái đẹp. Tuy nhiên, sự thật là họ cũng chỉ là con người như tất cả chúng ta, và nhiều kẻ trong họ là những kẻ cơ hội sống chỉ biết mình nên hoàn toàn chẳng muốn bận tâm đến cái ác miễn là những kẻ thủ ác để yên cho họ làm công việc của họ. Những nghệ sĩ Đức đã gần như hành xử như thế khi Quốc Xã lên nắm quyền vào năm 1939. Trong vòng chỉ vài ngày, Hitler và những tên đao phủ của y đã bắt đầu áp dụng chính sách trấn áp có hệ thống những người Do Thái gốc Đức. Rất nhiều những nghệ sĩ Do Thái, kể cả Bruno Walter, Otto Klemperer và Emanuel Feuermann, hoặc là bị buộc thôi việc hay bỏ việc để phản đối.
Trong tháng Tư, chỉ vài tuần sau khi Hitler nắm được quyền bính, Busch Quartet quyết định ngưng trình diễn ở Đức. Ông Busch cũng hủy bỏ những buổi trình diễn song tấu còn lại với ông Serkin và ra tuyên bố này:"Vì các hành động chống lại những người Do Thái gốc Đức của những đồng bào Công giáo của tôi...tôi thấy cần thiết phải hủy bỏ chuyến lưu diễn hòa nhạc của tôi ở Đức." Hành động này rất có ý nghĩa vì ông Busch là nghệ sĩ nhạc cổ điển người Đức nổi tiếng không Do Thái duy nhất đã rời nước Đức để ra nước ngoài sinh sống chủ yếu vì nguyên tắc đạo lý- và là một trong số rất ít các nghệ sĩ người Âu không Do Thái, kể cả Arturo Toscanini và Pablo Casals, quyết định ngưng trình diễn ở Đức cũng cùng lý do.
Hầu như tất cả những tên tuổi lớn trong dòng âm nhạc Áo-Đức, bao gồm Wilhelm Furtwängler, Walter Gieseking, Herbert von Karajan, Carl Orff và Richard Strauss, đều ở lại, kẻ vì họ là những người ủng hộ Hitler tích cực còn người khác vì họ nghĩ Quốc Xã sẽ lụi tàn tan biến. Ông Busch biết rõ hơn. Trong một lá thư mang tính tiên tri, ông viết, "Nhiều người trong họ tin nếu họ chỉ "hợp tác", thì những việc tàn ác và bất công vốn là cốt lõi của phong trào sẽ giảm bớt, và có thể thay đổi tốt hơn...họ không nhận thấy rằng họ chỉ có thể làm chúng diễn ra chậm lại, nhưng những việc tàn ác ấy rồi cũng sẽ xảy đến, chỉ có lẽ hơi chậm một chút."
Nhiều người bạn thân thiết và đồng nghiệp của ông, kể cả ông Serkin và Karl Doktor, nghệ sĩ viola của Busch Quartet, là người Do Thái. Điều này phần nào quyết định đến lập trường kiên định dựa trên nguyên tắc của ông. Nhưng những người Quốc Xã, vốn ý thức sâu sắc về sức mạnh của công luận, sẵn sàng bỏ qua trước những chuyện như thế để cho những người Đức nổi tiếng không Do Thái không bỏ nước ra đi để phản đối. Cho đến tận năm 1937 họ còn kín đáo cho ông Busch biết nếu ông quay về, chính quyền Quốc Xã cũng sẽ cho phép ông Serkin trở về theo. Ông đáp, "Nếu các ông treo cổ Hitler ở giữa, với Goering bên trái và Goebbels bên phải, tôi sẽ trở về Đức."
Khi các luật bài Do Thái lan ra trên khắp châu Âu lục địa, ông Busch phản ứng bằng cách cũng hủy bỏ các chuyến lưu diễn ở đấy, rồi cuối cùng vào năm 1939, ông, cùng với ông Serkin và các thành viên ban nhạc Busch Quartet di cư sang Mỹ. Chuyện xảy ra kế tiếp là bi kịch. Tuy ông Serkin có thể mau chóng thành danh như là nghệ sĩ độc tấu dương cầm hàng đầu, nhưng nước Mỹ vào thập niên 1940 lại có quá nhiều những nghệ sĩ vĩ cầm danh tiếng và thị hiếu về nhạc thính phòng còn hạn chế. Ông Busch tuy có thể sống lay lắt, nhưng thời vang bóng vàng son của ông đã qua. Hơn nữa, ông tuyệt vọng trước những cảnh xảy ra trên quê hương yêu dấu của mình. Như lời ông Serkin hồi tưởng vào những năm về sau, "Ông ta quá yêu nước Đức...nên khi sự ô nhục đó xảy đến, ông cảm thấy dù sao cũng có phần trách nhiệm. Tôi nghĩ giá như ông là người Do Thái chắc đời ông sẽ thanh thản hơn." Ông qua đời trong cảnh buồn phiền và thất vọng.
Câu chuyện của ông Busch có khích lệ lòng bạn? Nếu vậy, thì bạn hãy thử hỏi lòng mình: bạn có sẵn sàng chịu bao nhiêu điều bất tiện về vấn đề nguyên tắc đạo lý? Bạn có ký vào kiến nghị? Bạn có giúp bạn hữu đang bị trấn áp truy bức? Bạn có hy sinh nghề nghiệp mình? Hay bạn chỉ cúi đầu xuống mà hy vọng đồng bào bạn rồi chẳng sớm thì muộn cũng sẽ tỉnh ngộ? Adolf Busch đã trả giá quá đắt cho niềm tin của mình. Tất nhiên ông đã làm điều phải- thế còn bạn thì sao?
Nguồn: Wall Street Journal ngày 10/12/2012
http://online.wsj.com/article/SB10001424052748703296604576005193516575586.html
Trần Quốc Việt dịch
Adolf Busch, nghệ sĩ vĩ cầm lỗi lạc nhất thế kỷ 20, giờ đây chỉ được biết đến trong giới sưu tầm đĩa nhạc cổ điển vốn trân quý những đĩa nhạc 78 vòng du dương sâu lắng mà ông đã thu âm với Rudolf Serkin, người bạn song tấu và cũng là con rể ông, và với Busch Quartet, dàn nhạc thính phòng ông đã lãnh đạo trong ba thập niên. Nhưng ta có lý do khác để nhớ về ông, lý do mà về lâu dài có thể quan trọng không kém gì âm nhạc ông đã trình diễn: tên của ông Busch đứng ngay đầu danh sách chọn lọc những nghệ sĩ Đức không chịu quỳ lạy trước Adolf Hitler. Tình cảnh cuối đời ông được mô tả chi tiết trong tác phẩm của Tully Potter "Adolf Busch: Cuộc đời của một nghệ sĩ trung thực" (nhà xuất bản Toccata Press), lần đầu tiên tiểu sử đầy đủ về nghệ sĩ vĩ cầm này được ra mắt. Đây là câu chuyện khiến ta nức lòng ngay nhưng cũng là câu chuyện khiến ta nao lòng về sau.
Tôi ngờ đa phần chúng ta đều thích nghĩ về nghệ sĩ như là những người cách biệt, giới của những người theo đuổi lý tưởng và tâm hồn họ đã trở nên cao quý nhờ tiếp xúc lâu dài với cái đẹp. Tuy nhiên, sự thật là họ cũng chỉ là con người như tất cả chúng ta, và nhiều kẻ trong họ là những kẻ cơ hội sống chỉ biết mình nên hoàn toàn chẳng muốn bận tâm đến cái ác miễn là những kẻ thủ ác để yên cho họ làm công việc của họ. Những nghệ sĩ Đức đã gần như hành xử như thế khi Quốc Xã lên nắm quyền vào năm 1939. Trong vòng chỉ vài ngày, Hitler và những tên đao phủ của y đã bắt đầu áp dụng chính sách trấn áp có hệ thống những người Do Thái gốc Đức. Rất nhiều những nghệ sĩ Do Thái, kể cả Bruno Walter, Otto Klemperer và Emanuel Feuermann, hoặc là bị buộc thôi việc hay bỏ việc để phản đối.
Trong tháng Tư, chỉ vài tuần sau khi Hitler nắm được quyền bính, Busch Quartet quyết định ngưng trình diễn ở Đức. Ông Busch cũng hủy bỏ những buổi trình diễn song tấu còn lại với ông Serkin và ra tuyên bố này:"Vì các hành động chống lại những người Do Thái gốc Đức của những đồng bào Công giáo của tôi...tôi thấy cần thiết phải hủy bỏ chuyến lưu diễn hòa nhạc của tôi ở Đức." Hành động này rất có ý nghĩa vì ông Busch là nghệ sĩ nhạc cổ điển người Đức nổi tiếng không Do Thái duy nhất đã rời nước Đức để ra nước ngoài sinh sống chủ yếu vì nguyên tắc đạo lý- và là một trong số rất ít các nghệ sĩ người Âu không Do Thái, kể cả Arturo Toscanini và Pablo Casals, quyết định ngưng trình diễn ở Đức cũng cùng lý do.
Hầu như tất cả những tên tuổi lớn trong dòng âm nhạc Áo-Đức, bao gồm Wilhelm Furtwängler, Walter Gieseking, Herbert von Karajan, Carl Orff và Richard Strauss, đều ở lại, kẻ vì họ là những người ủng hộ Hitler tích cực còn người khác vì họ nghĩ Quốc Xã sẽ lụi tàn tan biến. Ông Busch biết rõ hơn. Trong một lá thư mang tính tiên tri, ông viết, "Nhiều người trong họ tin nếu họ chỉ "hợp tác", thì những việc tàn ác và bất công vốn là cốt lõi của phong trào sẽ giảm bớt, và có thể thay đổi tốt hơn...họ không nhận thấy rằng họ chỉ có thể làm chúng diễn ra chậm lại, nhưng những việc tàn ác ấy rồi cũng sẽ xảy đến, chỉ có lẽ hơi chậm một chút."
Nhiều người bạn thân thiết và đồng nghiệp của ông, kể cả ông Serkin và Karl Doktor, nghệ sĩ viola của Busch Quartet, là người Do Thái. Điều này phần nào quyết định đến lập trường kiên định dựa trên nguyên tắc của ông. Nhưng những người Quốc Xã, vốn ý thức sâu sắc về sức mạnh của công luận, sẵn sàng bỏ qua trước những chuyện như thế để cho những người Đức nổi tiếng không Do Thái không bỏ nước ra đi để phản đối. Cho đến tận năm 1937 họ còn kín đáo cho ông Busch biết nếu ông quay về, chính quyền Quốc Xã cũng sẽ cho phép ông Serkin trở về theo. Ông đáp, "Nếu các ông treo cổ Hitler ở giữa, với Goering bên trái và Goebbels bên phải, tôi sẽ trở về Đức."
Khi các luật bài Do Thái lan ra trên khắp châu Âu lục địa, ông Busch phản ứng bằng cách cũng hủy bỏ các chuyến lưu diễn ở đấy, rồi cuối cùng vào năm 1939, ông, cùng với ông Serkin và các thành viên ban nhạc Busch Quartet di cư sang Mỹ. Chuyện xảy ra kế tiếp là bi kịch. Tuy ông Serkin có thể mau chóng thành danh như là nghệ sĩ độc tấu dương cầm hàng đầu, nhưng nước Mỹ vào thập niên 1940 lại có quá nhiều những nghệ sĩ vĩ cầm danh tiếng và thị hiếu về nhạc thính phòng còn hạn chế. Ông Busch tuy có thể sống lay lắt, nhưng thời vang bóng vàng son của ông đã qua. Hơn nữa, ông tuyệt vọng trước những cảnh xảy ra trên quê hương yêu dấu của mình. Như lời ông Serkin hồi tưởng vào những năm về sau, "Ông ta quá yêu nước Đức...nên khi sự ô nhục đó xảy đến, ông cảm thấy dù sao cũng có phần trách nhiệm. Tôi nghĩ giá như ông là người Do Thái chắc đời ông sẽ thanh thản hơn." Ông qua đời trong cảnh buồn phiền và thất vọng.
Câu chuyện của ông Busch có khích lệ lòng bạn? Nếu vậy, thì bạn hãy thử hỏi lòng mình: bạn có sẵn sàng chịu bao nhiêu điều bất tiện về vấn đề nguyên tắc đạo lý? Bạn có ký vào kiến nghị? Bạn có giúp bạn hữu đang bị trấn áp truy bức? Bạn có hy sinh nghề nghiệp mình? Hay bạn chỉ cúi đầu xuống mà hy vọng đồng bào bạn rồi chẳng sớm thì muộn cũng sẽ tỉnh ngộ? Adolf Busch đã trả giá quá đắt cho niềm tin của mình. Tất nhiên ông đã làm điều phải- thế còn bạn thì sao?
Nguồn: Wall Street Journal ngày 10/12/2012
http://online.wsj.com/article/SB10001424052748703296604576005193516575586.html
6.10.12
Akhil Reed Amar-Dân chủ can trường
Cách đây 225 năm, Hiến pháp Hoa Kỳ đã khai sinh kỷ nguyên mới trong lịch sử con người
Trần Quốc Việt dịch
16 tháng Chín, 2012
Thứ hai này đánh dấu 225 năm ngày mở ra bước ngoặt của thế giới- nền tảng lịch sử con người hiện đại.
Vào ngày 16 tháng Chín, 1787, vua, sa hoàng, hồi vương, hoàng thân, hoàng đế, đại hãn, lãnh chúa và tù trưởng thống trị gần như trên toàn các đại lục và dân số của Trái Đất. Chinh chiến và đói kém là chuyện bình thường. Những chuyện như thế đã diễn ra suốt tự bao đời. Các thể chế dân chủ đã tồn tại ở vài nhà nước-thành phố Hy Lạp và Ý xưa, nhưng đa phần những nhà nước cộng hòa trên phạm vi nhỏ này đã lụi tàn từ lâu trước Cách mạng Mỹ. Dù Anh đã có Hạ Viện và hệ thống bồi thẩm có sự tham gia rộng rãi của toàn dân, nhưng vua và quý tộc Anh vẫn nắm giữ quyền lực rất lớn theo kiểu gia truyền. Một số nhỏ điền chủ Thụy sĩ tự quản trị, và nhà nước cộng hòa Hòa Lan đã đến thời kỳ cuối cùng. Vào thời ấy dân chủ trên thế giới chỉ có thế.
Ngày nay, khoảng độ nửa hành tinh sống dưới thể chế dân chủ nào đấy. Điều gì đã ngẫu nhiên tạo ra sự biến đổi bất ngờ và ngoạn mục trên toàn cầu?
Chuyện là như thế này. Sau một thời gian dài họp kín ở Philadelphia một nhóm nhỏ những người Mỹ danh tiếng đã công bố một đề nghị táo bạo vào ngày 17 tháng Chín, 1787. Bản đề nghị này, được George Washington, Benjamin Franklin và 37 chính khách hàng đầu khác cùng ký, mở đầu như sau:"Chúng tôi Nhân Dân Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ...quyết định ban hành Hiến Pháp này cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ."
Tất nhiên, vào ngày 17 tháng Chín năm ấy, chưa có gì được quyết định hay ban hành. Đề nghị ấy chỉ là tờ giấy. Nhưng những gì đã diễn ra trong suốt năm sau đó, tại các cuộc bầu cử đặc biệt được tổ chức ở tất cả các tiểu bang, đã biến lời mở đầu ấy thành sự thật: Chính chúng tôi, Nhân Dân Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đã thực sự quyết định và ban hành đề nghị ngày 17 tháng Chín.
Đây là tin chấn động trên trường thế giới. Trước cuộc Cách mạng Mỹ, chưa từng có chế độ nào trong lịch sử-không phải Athens cổ đại, không phải La Mã cộng hòa, không phải Florence cũng không phải Thụy Sĩ cũng không phải Hòa Lan cũng không phải Anh-đã thông qua thành công văn bản hiến pháp bằng cuộc phổ thông đầu phiếu đặc biệt.
Nước Mỹ vào năm 1776 cũng không được như vậy. Tuyên ngôn Độc lập được thông qua không phải bằng phổ thông đầu phiếu, và tất cả các hiến pháp tiểu bang được thông qua vào năm đó cũng không phải bằng phổ thông đầu phiếu. Năm 1780, nhân dân Massachusetts đã ban hành bản hiến pháp tiểu bang dựa trên cuộc phổ thông đầu phiếu đặc biệt, rồi đến năm 1784, New Hampshire làm theo. Vào ngày 17 tháng Chín, 1787 bản Hiến Pháp Hòa Kỳ được đề xuất đã nâng ý tưởng mới này lên theo tỷ lệ tương xứng, mời những người Mỹ trên khắp nước xem xét kỹ lưỡng và bỏ phiếu về cách họ và con cháu họ nên được trị vì.
Trong một loạt những cuộc bỏ phiếu đặc biệt chưa từng có này, hầu hết các tiểu bang đều giảm hay bỏ các yêu cầu bình thường về tài sản. Chưa bao giờ trong lịch sử loài người lại có rất nhiều người có cơ hội bỏ phiếu về những nguyên tắc hoạt động căn bản của xã hội.
Đúng ra, xét theo tiêu chuẩn của năm 2012, những cuộc bầu cử phê chuẩn hiến pháp năm 1787-88 có vẻ không đầy đủ: thế còn phụ nữ và nô lệ thì sao? Nhưng phụ nữ và nô lệ đã chưa từng bao giờ bỏ phiếu ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới vào trước năm 1787. Xét theo tiêu chuẩn thời đó, mức độ tham gia gia dân chủ là phi thường- làm thay đổi cả xã hội.
Mức độ sâu sắc của sự tham gia dân chủ lại càng phi thường không kém. Trong những cuộc bầu cử phê chuẩn hiến pháp năm 1787-88, khắp nơi trên nước Mỹ mọi ngưòi đều bàn bạc rất tự do. Cả người ủng hộ lẫn kẻ phản đối dự thảo hiến pháp tháng Chín ai ai cũng tự do bày tỏ ý kiến mà hầu như chẳng sợ bị truy bức về pháp lý hay chính trị. Những người đứng đầu ở cả hai phe trong cuộc Đại Tranh luận trong năm 1787-88 về sau được giữ những chức vụ rất vinh dự-như những tổng thống, phó tổng thống và chánh án Tòa án Tối cao- dưới chế độ mới.
Cuộc thảo luận ở nước Mỹ vào năm 1776 ít công khai hơn. Chiến tranh đã bắt đầu từ lâu trước khi độc lập được tuyên bố, và hầu như tất cả những ai chống lại độc lập vào năm 1776 đều bị lâm vào cảnh lưu vong chính trị. Về sau hầu như chẳng có ai trong số họ từng giữ được bất kỳ chức vụ đáng chú ý nào trong chính quyền Mỹ.
Ngay sau khi nhân dân tập hợp lại trong năm 1787-88 để tuyên bố "Đồng ý, chúng tôi phê chuẩn," nhân dân Mỹ đã tạo ra Bộ Luật Dân Quyền (Bill of Rights) để sửa những khiếm khuyết trong bản Hiến Pháp ban đầu. Thực ra, bộ luật này có sự đóng góp ý kiến của chính nhân dân. Cho nên không có gì lạ, nhóm từ xuất hiện thường xuyên nhất trong Bộ Luật Dân Quyền là nhóm từ "nhân dân". Về sau các tu chính án hiến pháp tiếp tục đà dân chủ này, thường xuyên mở rộng nhưng hầu như không bao giờ giới hạn tự do và bình đẳng, và rồi cuối cùng hoan nghênh những người da đen, phụ nữ, thanh niên và những người Mỹ không có tài sản như là những người tham gia dân chủ bình đẳng.
Tóm lại, đà dân chủ phi thường được tạo ra từ lá phiếu và tiếng nói của nhân dân trong năm 1787-88 đã tiếp tục đẩy nước Mỹ tiến lên trong suốt những thập niên và những thế kỷ sau đó.
Và không chỉ nước Mỹ. Thế giới ngày nay càng dân chủ hơn bao giờ hết, phần lớn nhờ sự thành công về ý thức hệ, kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ, điều này chứng tỏ rằng dân chủ có thể thành công trên phạm vi địa lý và dân số mà trước đây con người không bao giờ tưởng có thể xảy ra.
Tại sao chúng ta quan tâm đến sự lan truyền của dân chủ? Trước tiên, bởi vì không có nền dân chủ lâu đời đáng kính trọng nào trong kỷ nguyên hiện đại lại chuyển sang chế độ độc tài. Các nền dân chủ chín chắn hiện đại đều không tiến hành chiến tranh chống lại lẫn nhau hay trải qua nạn đói trầm trọng.
Thế giới vẫn còn non trẻ này, thực sự, đã ra đời ở Hoa Kỳ, và cuộc sinh thành kỳ diệu này đã bắt đầu đúng cách đây 225 năm. Chúc mừng Sinh nhật, nước Mỹ. Chúc mừng Sinh nhật, thế giới.
Akhil Reed Amar dạy luật và chính trị ở Yale
Nguồn: Los Angeles Times 16/9/2012
http://www.latimes.com/news/opinion/commentary/la-oe-amar-constitution-20120916,0,1570670.story
Trần Quốc Việt dịch
16 tháng Chín, 2012
Thứ hai này đánh dấu 225 năm ngày mở ra bước ngoặt của thế giới- nền tảng lịch sử con người hiện đại.
Vào ngày 16 tháng Chín, 1787, vua, sa hoàng, hồi vương, hoàng thân, hoàng đế, đại hãn, lãnh chúa và tù trưởng thống trị gần như trên toàn các đại lục và dân số của Trái Đất. Chinh chiến và đói kém là chuyện bình thường. Những chuyện như thế đã diễn ra suốt tự bao đời. Các thể chế dân chủ đã tồn tại ở vài nhà nước-thành phố Hy Lạp và Ý xưa, nhưng đa phần những nhà nước cộng hòa trên phạm vi nhỏ này đã lụi tàn từ lâu trước Cách mạng Mỹ. Dù Anh đã có Hạ Viện và hệ thống bồi thẩm có sự tham gia rộng rãi của toàn dân, nhưng vua và quý tộc Anh vẫn nắm giữ quyền lực rất lớn theo kiểu gia truyền. Một số nhỏ điền chủ Thụy sĩ tự quản trị, và nhà nước cộng hòa Hòa Lan đã đến thời kỳ cuối cùng. Vào thời ấy dân chủ trên thế giới chỉ có thế.
Ngày nay, khoảng độ nửa hành tinh sống dưới thể chế dân chủ nào đấy. Điều gì đã ngẫu nhiên tạo ra sự biến đổi bất ngờ và ngoạn mục trên toàn cầu?
Chuyện là như thế này. Sau một thời gian dài họp kín ở Philadelphia một nhóm nhỏ những người Mỹ danh tiếng đã công bố một đề nghị táo bạo vào ngày 17 tháng Chín, 1787. Bản đề nghị này, được George Washington, Benjamin Franklin và 37 chính khách hàng đầu khác cùng ký, mở đầu như sau:"Chúng tôi Nhân Dân Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ...quyết định ban hành Hiến Pháp này cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ."
Tất nhiên, vào ngày 17 tháng Chín năm ấy, chưa có gì được quyết định hay ban hành. Đề nghị ấy chỉ là tờ giấy. Nhưng những gì đã diễn ra trong suốt năm sau đó, tại các cuộc bầu cử đặc biệt được tổ chức ở tất cả các tiểu bang, đã biến lời mở đầu ấy thành sự thật: Chính chúng tôi, Nhân Dân Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đã thực sự quyết định và ban hành đề nghị ngày 17 tháng Chín.
Đây là tin chấn động trên trường thế giới. Trước cuộc Cách mạng Mỹ, chưa từng có chế độ nào trong lịch sử-không phải Athens cổ đại, không phải La Mã cộng hòa, không phải Florence cũng không phải Thụy Sĩ cũng không phải Hòa Lan cũng không phải Anh-đã thông qua thành công văn bản hiến pháp bằng cuộc phổ thông đầu phiếu đặc biệt.
Nước Mỹ vào năm 1776 cũng không được như vậy. Tuyên ngôn Độc lập được thông qua không phải bằng phổ thông đầu phiếu, và tất cả các hiến pháp tiểu bang được thông qua vào năm đó cũng không phải bằng phổ thông đầu phiếu. Năm 1780, nhân dân Massachusetts đã ban hành bản hiến pháp tiểu bang dựa trên cuộc phổ thông đầu phiếu đặc biệt, rồi đến năm 1784, New Hampshire làm theo. Vào ngày 17 tháng Chín, 1787 bản Hiến Pháp Hòa Kỳ được đề xuất đã nâng ý tưởng mới này lên theo tỷ lệ tương xứng, mời những người Mỹ trên khắp nước xem xét kỹ lưỡng và bỏ phiếu về cách họ và con cháu họ nên được trị vì.
Trong một loạt những cuộc bỏ phiếu đặc biệt chưa từng có này, hầu hết các tiểu bang đều giảm hay bỏ các yêu cầu bình thường về tài sản. Chưa bao giờ trong lịch sử loài người lại có rất nhiều người có cơ hội bỏ phiếu về những nguyên tắc hoạt động căn bản của xã hội.
Đúng ra, xét theo tiêu chuẩn của năm 2012, những cuộc bầu cử phê chuẩn hiến pháp năm 1787-88 có vẻ không đầy đủ: thế còn phụ nữ và nô lệ thì sao? Nhưng phụ nữ và nô lệ đã chưa từng bao giờ bỏ phiếu ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới vào trước năm 1787. Xét theo tiêu chuẩn thời đó, mức độ tham gia gia dân chủ là phi thường- làm thay đổi cả xã hội.
Mức độ sâu sắc của sự tham gia dân chủ lại càng phi thường không kém. Trong những cuộc bầu cử phê chuẩn hiến pháp năm 1787-88, khắp nơi trên nước Mỹ mọi ngưòi đều bàn bạc rất tự do. Cả người ủng hộ lẫn kẻ phản đối dự thảo hiến pháp tháng Chín ai ai cũng tự do bày tỏ ý kiến mà hầu như chẳng sợ bị truy bức về pháp lý hay chính trị. Những người đứng đầu ở cả hai phe trong cuộc Đại Tranh luận trong năm 1787-88 về sau được giữ những chức vụ rất vinh dự-như những tổng thống, phó tổng thống và chánh án Tòa án Tối cao- dưới chế độ mới.
Cuộc thảo luận ở nước Mỹ vào năm 1776 ít công khai hơn. Chiến tranh đã bắt đầu từ lâu trước khi độc lập được tuyên bố, và hầu như tất cả những ai chống lại độc lập vào năm 1776 đều bị lâm vào cảnh lưu vong chính trị. Về sau hầu như chẳng có ai trong số họ từng giữ được bất kỳ chức vụ đáng chú ý nào trong chính quyền Mỹ.
Ngay sau khi nhân dân tập hợp lại trong năm 1787-88 để tuyên bố "Đồng ý, chúng tôi phê chuẩn," nhân dân Mỹ đã tạo ra Bộ Luật Dân Quyền (Bill of Rights) để sửa những khiếm khuyết trong bản Hiến Pháp ban đầu. Thực ra, bộ luật này có sự đóng góp ý kiến của chính nhân dân. Cho nên không có gì lạ, nhóm từ xuất hiện thường xuyên nhất trong Bộ Luật Dân Quyền là nhóm từ "nhân dân". Về sau các tu chính án hiến pháp tiếp tục đà dân chủ này, thường xuyên mở rộng nhưng hầu như không bao giờ giới hạn tự do và bình đẳng, và rồi cuối cùng hoan nghênh những người da đen, phụ nữ, thanh niên và những người Mỹ không có tài sản như là những người tham gia dân chủ bình đẳng.
Tóm lại, đà dân chủ phi thường được tạo ra từ lá phiếu và tiếng nói của nhân dân trong năm 1787-88 đã tiếp tục đẩy nước Mỹ tiến lên trong suốt những thập niên và những thế kỷ sau đó.
Và không chỉ nước Mỹ. Thế giới ngày nay càng dân chủ hơn bao giờ hết, phần lớn nhờ sự thành công về ý thức hệ, kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ, điều này chứng tỏ rằng dân chủ có thể thành công trên phạm vi địa lý và dân số mà trước đây con người không bao giờ tưởng có thể xảy ra.
Tại sao chúng ta quan tâm đến sự lan truyền của dân chủ? Trước tiên, bởi vì không có nền dân chủ lâu đời đáng kính trọng nào trong kỷ nguyên hiện đại lại chuyển sang chế độ độc tài. Các nền dân chủ chín chắn hiện đại đều không tiến hành chiến tranh chống lại lẫn nhau hay trải qua nạn đói trầm trọng.
Thế giới vẫn còn non trẻ này, thực sự, đã ra đời ở Hoa Kỳ, và cuộc sinh thành kỳ diệu này đã bắt đầu đúng cách đây 225 năm. Chúc mừng Sinh nhật, nước Mỹ. Chúc mừng Sinh nhật, thế giới.
Akhil Reed Amar dạy luật và chính trị ở Yale
Nguồn: Los Angeles Times 16/9/2012
http://www.latimes.com/news/opinion/commentary/la-oe-amar-constitution-20120916,0,1570670.story
28.9.12
Kitd-Dòng máu can đảm
Trần Quốc Việt dịch
Tạ Phong Tần rất có thể là Socrates tái sinh. Chắc chắn những lời dạy của bậc hiền triết này dường như nhập tâm vào người cựu sĩ quan công an Việt Nam:"Nếu các ông đề nghị tha tôi lần này với điều kiện tôi không còn được nói thẳng những điều tôi nghĩ..tôi nên nói với các ông, "Hỡi những người ở thành Athens, tôi sẽ vâng lời các đấng thần linh chứ không vâng lời các người."
Là thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, một tổ chức bị chính quyền Việt Nam cấm, Tạ Phong Tần hầu như biết chắc chắn rằng những bài viết bày tỏ quan điểm của mình trên blog là bất hợp pháp.
Cách đây gần một năm chị bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước và sẽ bị đưa ra xử cùng với hai thành viên khác của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do vào tuần tới và có thể sẽ đối diện với án tù hai mươi năm.
Tội của chị? Chị đã viết blog.
Như Socrates, chị đã chọn nói thẳng những điều mình nghĩ chứ không tuân theo những luật lệ bất hợp pháp ở nước mình.
Mẹ chị Tạ Phong Tần bà Đặng Thị Kim Liêng còn đi một bước xa hơn nữa nhằm phản đối lệnh bịt miệng của chính quyền: bà đến trụ sở chính quyền địa phương tự thiêu để phản đối việc bắt giam con gái.
Buồn thay, Tạ Phong Tần chỉ là một blogger trong hàng dài những blogger Việt Nam đối mặt với những bản án trừng phạt nặng nề vì đã viết bài trên mạng: Phan Thanh Hải, Lư Văn Bảy, Vũ Quốc Tú và vợ anh blogger Trăng Đêm, Vi Đức Hối, Nguyễn Văn Tính, Phạm Minh Hoàng, Điếu Cày. Và còn nữa. Còn nhiều nữa.
Tôi đã viết blog ngay cả trước khi người ta đặt tên cho nó. Tôi đã viết hàng trăm blog, và số lượng blog tôi đọc còn nhiều hơn thế. Tôi không luôn luôn đồng ý với các quan điểm, chủ trương, phong cách riêng của các blog tôi đọc. Những người khác đôi khi phản đối tôi dữ dội, nhiều khi đến độ nói thẳng với tôi là hãy câm miệng lại.
Cách đây gần năm trăm năm, có lẽ cũng nhập tâm những lời dạy của Socrates, Erasmus viết, "Trong một nhà nước tự do, lưỡi cũng nên tự do." Trong lịch sử chưa có thời nào trên thế giới chúng ta lại có nhiều người có thể nói năng tự do thoải mái đến như thế. Những ai trong chúng ta được hưởng quyền tự do nói năng một cách tự do, tự do viết blog mà không sợ bị bắt giam, trong tâm tưởng mình phải luôn luôn nghĩ về tình cảnh của những blogger đang sống ở những nơi không có tự do như thế.
Không có chỗ cho bất kỳ ai ra lệnh cho người khác phải giới hạn quan điểm của họ. Thế giới khai sáng sẽ là thế giới nơi mọi người có thể có những quan niệm bất đồng mà không sợ bị trả thù, không sợ bị bỏ tù, không sợ bị một vài blogger bạn khác chế diễu bảo câm miệng lại.
Cuộc ném đá bắt đầu khi một cá nhân nhặt đá lên.
Mẹ tôi là người dễ tánh, không quá nghiêm khắc, và khá cấp tiến trong cách nuôi dạy con cái. Tuy nhiên có một điều bà không chấp nhận ở trong gia đình là nếu ai đó trong chúng tôi bảo người khác phải "câm miệng lại". Tước đi ở ai khả năng thể hiện mình chẳng khác gì đánh họ.
Và có thể còn nguy hiểm hơn thế.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta cần nhìn lại Socrates, để học ở ông lòng can đảm nói thẳng ra cho dù phải đối diện với bao sự trừng phạt nặng nề. Có lẽ nhiều người trong chúng ta cần nhớ rằng bất kỳ mưu toan nào nhằm hạn chế người khác bày tỏ ý tưởng là cái chết của tự do.
Chúng ta có thể không thể nhớ những cái tên Tạ Phong Tần và tên các đồng bào chị trong cuộc chiến vì tự do ngôn luận ở đất nước họ. Tuy nhiên tất cả họ đều mang chung dòng máu Socrates, và vì thế chúng ta không kém phần ngưỡng mộ họ.
Nguồn: Open Salon ngày 31/7/2012. Tựa đề của người dịch.
http://open.salon.com/blog/kitd/2012/07/31dangers_of_blogging_free_speech_revisited
Tạ Phong Tần rất có thể là Socrates tái sinh. Chắc chắn những lời dạy của bậc hiền triết này dường như nhập tâm vào người cựu sĩ quan công an Việt Nam:"Nếu các ông đề nghị tha tôi lần này với điều kiện tôi không còn được nói thẳng những điều tôi nghĩ..tôi nên nói với các ông, "Hỡi những người ở thành Athens, tôi sẽ vâng lời các đấng thần linh chứ không vâng lời các người."
Là thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, một tổ chức bị chính quyền Việt Nam cấm, Tạ Phong Tần hầu như biết chắc chắn rằng những bài viết bày tỏ quan điểm của mình trên blog là bất hợp pháp.
Cách đây gần một năm chị bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước và sẽ bị đưa ra xử cùng với hai thành viên khác của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do vào tuần tới và có thể sẽ đối diện với án tù hai mươi năm.
Tội của chị? Chị đã viết blog.
Như Socrates, chị đã chọn nói thẳng những điều mình nghĩ chứ không tuân theo những luật lệ bất hợp pháp ở nước mình.
Mẹ chị Tạ Phong Tần bà Đặng Thị Kim Liêng còn đi một bước xa hơn nữa nhằm phản đối lệnh bịt miệng của chính quyền: bà đến trụ sở chính quyền địa phương tự thiêu để phản đối việc bắt giam con gái.
Buồn thay, Tạ Phong Tần chỉ là một blogger trong hàng dài những blogger Việt Nam đối mặt với những bản án trừng phạt nặng nề vì đã viết bài trên mạng: Phan Thanh Hải, Lư Văn Bảy, Vũ Quốc Tú và vợ anh blogger Trăng Đêm, Vi Đức Hối, Nguyễn Văn Tính, Phạm Minh Hoàng, Điếu Cày. Và còn nữa. Còn nhiều nữa.
Tôi đã viết blog ngay cả trước khi người ta đặt tên cho nó. Tôi đã viết hàng trăm blog, và số lượng blog tôi đọc còn nhiều hơn thế. Tôi không luôn luôn đồng ý với các quan điểm, chủ trương, phong cách riêng của các blog tôi đọc. Những người khác đôi khi phản đối tôi dữ dội, nhiều khi đến độ nói thẳng với tôi là hãy câm miệng lại.
Cách đây gần năm trăm năm, có lẽ cũng nhập tâm những lời dạy của Socrates, Erasmus viết, "Trong một nhà nước tự do, lưỡi cũng nên tự do." Trong lịch sử chưa có thời nào trên thế giới chúng ta lại có nhiều người có thể nói năng tự do thoải mái đến như thế. Những ai trong chúng ta được hưởng quyền tự do nói năng một cách tự do, tự do viết blog mà không sợ bị bắt giam, trong tâm tưởng mình phải luôn luôn nghĩ về tình cảnh của những blogger đang sống ở những nơi không có tự do như thế.
Không có chỗ cho bất kỳ ai ra lệnh cho người khác phải giới hạn quan điểm của họ. Thế giới khai sáng sẽ là thế giới nơi mọi người có thể có những quan niệm bất đồng mà không sợ bị trả thù, không sợ bị bỏ tù, không sợ bị một vài blogger bạn khác chế diễu bảo câm miệng lại.
Cuộc ném đá bắt đầu khi một cá nhân nhặt đá lên.
Mẹ tôi là người dễ tánh, không quá nghiêm khắc, và khá cấp tiến trong cách nuôi dạy con cái. Tuy nhiên có một điều bà không chấp nhận ở trong gia đình là nếu ai đó trong chúng tôi bảo người khác phải "câm miệng lại". Tước đi ở ai khả năng thể hiện mình chẳng khác gì đánh họ.
Và có thể còn nguy hiểm hơn thế.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta cần nhìn lại Socrates, để học ở ông lòng can đảm nói thẳng ra cho dù phải đối diện với bao sự trừng phạt nặng nề. Có lẽ nhiều người trong chúng ta cần nhớ rằng bất kỳ mưu toan nào nhằm hạn chế người khác bày tỏ ý tưởng là cái chết của tự do.
Chúng ta có thể không thể nhớ những cái tên Tạ Phong Tần và tên các đồng bào chị trong cuộc chiến vì tự do ngôn luận ở đất nước họ. Tuy nhiên tất cả họ đều mang chung dòng máu Socrates, và vì thế chúng ta không kém phần ngưỡng mộ họ.
Nguồn: Open Salon ngày 31/7/2012. Tựa đề của người dịch.
http://open.salon.com/blog/kitd/2012/07/31dangers_of_blogging_free_speech_revisited
24.9.12
Trần Quốc Việt-Yêu cầu Việt Nam thả tù chính trị Tạ Phong Tần!
Bản kiến nghị gởi chủ tịch Trương Tấn Sang để yêu cầu thả ngay Tạ Phong Tần và các blogger khác được đăng trên trang mạng Care2 đã được sự hưởng ứng rộng rãi của hàng chục ngàn người, mà đại đa số không phải là người gốc Việt, trên khắp thế giới. Tính đến ngay thời điểm này đã có 24.442 người ký vào thỉnh nguyện. Chúng tôi sẽ lần lượt dịch và gởi đến bạn đọc những phản hồi cá nhân của họ về hành động bắt giam và kết án chị Tạ Phong Tần và những blogger yêu nước khác. Chúng tôi sẽ chọn ra vài trăm phản hồi từ trong hàng ngàn phản hồi của những người thuộc đủ mọi nước và mọi thành phần trong xã hội. Lời của họ là bản án nặng nề nhất đối với chế độ cộng sản Việt Nam từ trước đến nay.
Tóm tắt
Cựu sĩ quan công an Việt Nam Tạ Phong Tần đã không làm điều gì tồi tệ khi chỉ trích chế độ của chính quyền tại vài blog trên mạng. Tuy nhiên, chị có thể bị kết án đến hai mươi năm tù về tội "tuyên truyền chống lại nhà nước." Theo luật pháp Việt Nam những tội như thế gần như tương đương với phản quốc.
Tạ Phong Tần là cựu sĩ quan công an và là cựu đảng viên Đảng Cộng sản đang nắm quyền ở Việt Nam. Đấy là án tù khi gọi một công dân tuân thủ pháp luật như thế là nhà bất đồng chính kiến. Chị đã bày tỏ sự bất đồng với chính quyền mình theo cách ôn hòa nhất có thể-viết bài trên trang mạng "Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do" Trên trang mạng này chị chỉ trích chính quyền lạm chi, ủng hộ người Việt ở nông thôn, và kêu gọi Việt Nam không kết bạn mật thiết với Trung Quốc. Chúng ta hãy kêu gọi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thả Tạ Phong Tần và những blogger khác mà tội duy nhất của họ là bày tỏ ý kiến khác với những hành động của chính quyền!
Bản kiến nghị gởi Chủ tịch Trương Tấn Sang
Chúng tôi những người ký tên dưới đây đều lấy làm tiếc về việc bắt giam Tạ Phong Tần và những nhà hoạt động ôn hòa khác, những người đã không làm điều gì sai trái- họ chỉ lên tiếng chỉ trích chính quyền.
Không quan trọng là Tạ Phong Tần đúng hay sai khi kêu gọi Việt Nam chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Bất kỳ chính quyền tự trọng nào cũng nên cho phép công dân mình có quyền bất đồng với chính sách hiện tại của chính quyền. Khi bắt giam những người bày tỏ sự bất đồng chính kiến và gọi họ là những kẻ phản quốc Việt Nam đang đi theo hướng độc tài và xa rời dân chủ.
Với tất cả lòng kính trọng chúng tôi kêu gọi ông hãy thả ngay Tạ Phong Tần và bất kỳ những blogger khác, những người đã không làm điều gì tồi tệ khi chỉ trích chính quyền ông!
*
*
#11.847 Alan Morris, Hòa Lan
Gởi ông Trương Tấn Sang. Tự do ngôn luận là quyền và đặc quyền và nên được khích lệ và bồi dưỡng. Không có tự do ngôn luận quốc gia ông là một nhà tù và cuộc đời của những người dân nước ông chỉ là những bản án. Vũ lực và cưỡng bức là công cụ của những kẻ bất tài và tham lam. Ông trông thật lố bịch trước bao con mắt của thế giới. Hãy lắng nghe và học hỏi từ những người chỉ trích trung thành và nước ông sẽ thật sự vĩ đại.
#14.273 Sandra Carral, Argentina
Chúng ta đang ở thế kỷ XXI. Đây là thời tự do cho tất cả mọi người trên thế giới. Xin hãy chấp nhận rằng thời gian đang thay đổi!
#2.050 Simon Ohm, Thụy Điển
Tôi không biết toàn bộ câu chuyện nhưng tôi không cần biết. Tự do ngôn luận là nhân quyền căn bản.
#2.491 Augoustinos Helmis, Hy Lạp
Tự do ngôn luận là nền tảng cho những Chính quyền nào quan tâm đến nhân dân mình.
# 13.387 Robert Sparks, Canada
Trong thế giới tây phương văn minh, chúng tôi xem sự chỉ trích chính trị là tự do ngôn luận, chứ không phải là sự bất đống chính kiến với đảng chính trị cầm quyền.
*
#19,310 Turda Mariana, Romania
Chủ nghĩa cộng sản sẽ chết. Tôi biết rất rõ điều này, vì tôi là người Ru ma ni và tôi đã sống dưới chế độ của Ceausescu. Vì thế, nhân dân Việt Nam thân mến ơi, hãy can đảm lên!
#18,334 Alain Arturo Pulido Barron, Mexico
Khi nhân dân sợ chính quyền, độc tài lên ngôi -Thomas Jefferson
#17,894 Sasa Grbic, Croatia
Chắc chưa bao giờ nghe về dân chủ?
# 17,735 Diana Qiu, Tân Tây Lan
Chẳng khác gì đi tù 20 năm vì ta đã viết ra những gì ta nghĩ trong bài văn ở trường.
# 17,459 Cheryl Tidd, Canada
Quá nhục!
*
# 17,293 Michael Murphy, Ả Rập Saudi
Không có ai dù ở bất kỳ nơi đâu phải bị quấy rầy, bị bắt giữ, hay bị bỏ tù vì bày tỏ ý kiến riêng của mình. Chính quyền nào áp đặt chính sách hà khắc như thế biểu lộ mặc cảm tự ti và cũng đang tự đào mồ chôn mình.
# 16,055 Maja Wydrych, Ba Lan
CHÍNH QUYỀN-MỘT LŨ HÈN
#1.628 Jim Wilcox, Canada
Cố gắng ngăn chặn tự do ngôn luận chẳng khác nào cố gắng ngăn chặn Thác Niagara. Điều đó không bao giờ xảy ra mà chỉ làm cho những kẻ cố gắng ngăn chặn tự do không chỉ là ngu ngốc mà còn ác nữa.
#1.643 Vaughan Maybury, Tân Tây Lan
Chỉ có những kẻ hèn nhát mới sợ tự do ngôn luận.
#4.405 Romuald Krajewski, Ba Lan
Tự do cho tất cả công dân Việt Nam.
*
#23,526 Sarah Lever, Hoa Kỳ
Tôi hiểu Việt Nam là nước cộng sản. Nhưng mong ông hãy xem xét động cơ của Tạ Phong Tần. Bà viết blog để bày tỏ ưu tư về nước mình. Bà viết vì bà quan tâm. Xin đừng bỏ tù những người yêu nước!...
# 23,525 Noorrani Rannoo, Mauritius
Cho dù ông có nhấn chìm sự thật xuống lòng đại dương sâu thẳm nhất, Sự thật nhất định sẽ trồi lên trở lại...
#22,267Jean L. Corcoran, Hoa Kỳ
Ông không tin sẽ luôn luôn có người khác thay thế Tạ Phong Tần sao? Chính sự sợ hãi trói buộc các ông, và biến các ông thành những kẻ thù của nhân dân.
# 21,962 David Whitney, Hoa Kỳ
Ông không cần chấp nhận quan điểm Tây Phương; chỉ cần chấp nhân phẩm phổ quát.
#21,701 Jonnel Covault, Hoa Kỳ
Nhân dân ông bị áp bức vì không có tự do ngôn luận
#18,48 Daniel Gauthier, Canada
Vậy đây là cách ông thể hiện bản chất tốt đẹp của Việt Nam. Qua những việc ông làm ông quả là bạo chúa. Thật quá xấu hổ.
#18,35 Francesco Tassi, Ý
Không có tuyên truyền chống nhà nước của các ông. Chỉ có sự gợi ý để cải thiện hoàn cảnh. Nếu ông phủ nhận thì các ông là những kẻ ngu dốt và yếu đuối và nhân dân chắc chắn căm ghét các ông..
#18,468 Miriam Oldenburg, Thụy Điển
Hãy thả người vô tội này! Tự do ngôn luận là nhân quyền!
#18,305 Meghan Williams, Canada
Khi một người viết blog được ban cho 20 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước. Ta hiểu Nhà nước ấy thối nát và đang ra sức che dấu bộ mặt thật của họ!!
# 18,273 Menexia Dabes, Đức
Coi chừng gậy ông đập lưng ông.
*
#18,241 Miguel Hortiguela, Canada
Theo những điều tôi đã đọc được về Tạ Phong Tần, việc bắt bà ở tù vì bày tỏ quan điểm là điều sĩ nhục. Chúng ta sinh ra đều có khả năng suy nghĩ và tư duy cho nên tước đi của ai quyền tự do thể hiện ý nghĩ của họ là hành động chẳng khác gì tra tấn.
#18,238 Chris Armstrong, Canada
Việc ông bắt giam Tạ Phong Tần và bản án có thể nặng nề một cách lố bịch là những điều sĩ nhục vô cùng đối với con người. Thật là một chính quyền toàn trị vô tích sự sợ lắng nghe nguyện vọng của dân mình...Dân chủ chân chính ưu việt hơn rất nhiều chế độ độc tài gian ác của ông, nơi người dân là những nô lệ sợ hãi.
# 18,237 Ẩn danh, Ireland
Một bước thoái hóa tôi chưa bao giờ từng nghe. Thật ghê tởm khi người ta không có quyền có quan điểm khác với quan điểm của chính quyền. Nếu đúng những gì người ta nói thì chẳng bao giờ sẽ có dân chủ.
#18,227 Albert Bakker, Hòa Lan
Tự do lương tâm và quyền bày tỏ sự bất đồng chính kiến là những quyền phổ quát và bất khả xâm phạm..
# 18,177 Caterina Pomini, Ý
Không thể tin rằng ngày nay vẫn còn có những nước như Việt Nam.
*
# 17,869 Christina Diamanti, Hy Lạp
Thế giới này điên rồi...20 năm...xấu hổ cho những ai trong chúng ta thấy những chuyện này mà không làm gì cả.
# 17,444 Pamela Simpson, Canada
Làm ơn chứng minh Việt Nam hiện nay không sống trong thời Trung Cổ và cho phép Tạ Phong Tần sống trong nước Việt Nam tự do.
#17,093 Anne van Dyk, Netherlands
Trong các nước văn minh tự do tinh thần và tự do ngôn luận đều là những quyền tự do căn bản. Vì thế tôi không hiểu tại sao bỏ tù Tạ Phong Tần. Hay Việt Nam kém văn minh nhiều hơn ta tưởng?
#16,774 Thiagarajah Appacutty, Malaysia
Nếu một nước muốn tiến bộ, nước ấy không nên bịt miệng những công dân thật sự quan tâm và muốn cải thiện hoàn cảnh.
#16,450 Ana Silva, Bồ Đào Nha
Tự do ngôn luận là một quyền Phổ quát, không có ai có quyền cấm tự do này.
*
# 15,622 Glen Allan, Canada
Rất thất vọng trước hành xử của chính quyền Việt Nam.
# 15,653 Tessa Ward, Tân Tây Lan
Người phụ nữ can đảm này không đáng ở tù dù chỉ một ngày.
# 15,725 Jane Alexander, Nam Phi
Suy nghĩ lạc hậu hẹp hòi, cai trị bằng sợ hãi- chắc chắn không bao giờ được nhân dân tôn trọng.
#16,044 Christine Dreifus, Thụy Sĩ
Tự do ngôn luận là nhân quyền, mà nếu không có chúng ta sẽ rơi trở lại thời trung cổ và chế độ toàn trị.
# 16,046 Daniel Zhang, Singapore
Chính quyền được lập ra để làm cho cuộc sống mọi người trở nên TỐT ĐẸP HƠN và để điều hành mọi thứ có hiệu quả. Tuy nhiên chính quyền rất dễ dàng băng vào phía đen tối, từ đấy bóc lột và trấn áp nhân dân để duy trì mãi mãi sự tồn tại đặc quyền của họ.
*
#15,581 Frank Suepfle, Đức
Bọn xấu các ông sẽ không bao giờ học cách tôn trọng con người, thú vật và thiên nhiên.
# 15,586 Hans-Otto Blankenburg, Canada
Kiểm soát tư tưởng không phải là câu trả lời.
# 15,547 Carine Missiaen, Bỉ
Chỉ có người tự do mới có thể là người có trách nhiệm.
# 15,508 Eduardo Guillen, Peru
Chẳng lẽ ông chưa hiểu ra? Quốc gia lớn là quốc gia cho công dân tự do, chứ không phải trấn áp nhân dân mình.
# 15,292 Ray Morley, New Zealand
Khả năng bày tỏ quan điểm một cách tự do rất quan trọng đối với tất cả các nước dân chủ. Các chế độ độc tài sẽ tiếp tục sụp đổ cho tới khi nào họ chấp nhận sự thực đơn giản ấy . Hãy thả Tạ Phong Tần ngay lập tức.
*
# 15,253 Jon Humble, Canada
Xin đừng đi thụt lùi, ông sẽ bị phán xét rất nặng. Cả thế giới đang theo dõi.
# 15,250 Jipp Agustine, Malaysia
Ông không thể đứng mãi trong chiếc bóng của quá khứ để tiếp tục nói với thế giới ông đã đánh bại Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Hãy tin tôi, người ta sẽ không tôn trọng ông vì chuyện ấy. Và cũng chẳng còn gì nữa đặc biệt sau khi ông tống Tạ Phong Tần vào tù.
# 14,127 Rodger Ricker, Canada
Phải chăng đây là điển hình của sự hèn nhát thấy rõ, của trấn áp hoang tưởng hay chỉ là sản phẩm của lòng tham vô độ không đáy?
# 13,295 Sheri Le Fleming Burrow, Tân Tây Lan
Cái này mà các ông gọi là tự do ngôn luận-đồ ngu!!
# 14,991 Norm Kelly, Canada
Sao ông dám ngu như thế...
# 11,943 Megan McGarrigle, Ireland
Nhân quyền chẳng được quan tâm đến khi chạm đến tiền và quyền lực. Cực kỳ nhục nhã.
.
# 11,347 Alan Heillig, Canada
Lạy Chúa! Sao lại có thể có những kẻ nhỏ mọn đến như thế?
# 11,133 Deborah Castelane, Canada
Chúng ta càng bị bịt miệng chúng ta càng thôi thúc muốn nói ra.
# 9,548 Rui Pereira, Bồ Đào Nha
Đáng tiếc thay thế giới vẫn còn hành xử một cách đáng xấu hổ như thế nhằm kết án mọi người vì họ tự do bày tỏ ý tưởng mình. Tự do ngôn luận là phương cách cuối cùng nhờ đấy con người có thể đạt đến được tự do đích thực. Xin ông hãy làm điều ngay lẽ phải. Cái thời con người có thể bị nô lệ như thế đã qua từ lâu rồi.
# 9,149 Ava Brown, Canada
Buồn khi ở ngày nay và thời nay các công dân phải sống như thế!
# 8,523 Ananda Krishnan Karuppiah, Malaysia
Tình cảnh phi lý cho những công dân có nhiều giá trị hơn những công dân vô cảm.
# 7,904 Anthony Bethke, Nam Phi
Đây chính là sự bất công cực kỳ!
#7,091 Mark Du Plessis, Nam Phi
Chúc Tạ Phong Tần có tất cả sức mạnh! Chúng tôi chào lòng can trường của chị và khẳng định với chị mọi chính quyền thối nát nào rồi cuối cùng cũng phải sụp đổ chính là nhờ những hành động quên mình của những bậc anh thư như CHỊ.
# 5,964 Mercedes Toscano, Tây Ban Nha
Tự do ngôn luận cho Việt Nam! Chính quyền phải lo cho dân chứ không phải lo cho bản thân mình.
*
# 5,940 Rajni Kant Mudgal, Ấn Độ
Đối với quốc gia và nhân dân chấp nhận bất công là tự sát .
# 4,118 Ebbe Hermansson, Thụy Điển
Đã đến lúc Việt Nam từ bỏ chủ nghĩa cộng sản để hòa nhập với thế giới.
# 3,658 Roxana Kelly, Nam Phi
Hãy thả Tạ Phong Tần- những kẻ nên ở tù chính là những kẻ dính líu vào việc tàn sát tê giác của chúng tôi mà bọn họ dùng để chữa "bệnh"!!! Nếu các ông không thể tiếp thu sự chỉ trích thì các ông đừng nên ở trong chính quyền!!!
# 2,510 Ẩn danh, Thái Lan
Hãy thức dậy hỡi những tên Phát-xít Việt Nam. Ngày tàn của các người đang đến! Những người như Tạ Phong Tần mới chính là tương lai của hành tinh, còn lãnh đạo như các người chẳng bao lâu nữa sẽ thối rữa trong địa ngục.
# 2,329 Richard Atto, Ghana
Những ngày đen tối đã qua. Tôi ở xa tít tận Ghana nhưng câu chuyện của chị khiến tôi rất xúc động. Ông chủ tịch thân mến ơi, làm ơn hãy thả người xây dựng quốc gia này ra.
*
# 2,083 Rosie Hewitt, Canada
Tôi thấy người phụ nữ này là Người Yêu Nước, chứ không phải là nhà bất đồng chính kiến. Việt Nam cần nhiều người giống như chị nếu họ muốn có được địa vị trên trường thế giới. Hãy thả Tạ Phong Tần!
# 2,025 Juliet Tanis, Canada
Cảm ơn Chúa, chu kỳ khổ nạn này của con người sắp chấm dứt. Tự do là quyền của tất cả mọi người và chắc chắn đứng đầu danh sách các quyền tự do là tự do thể hiện.
# 1,259 Henriette Matthijssen, Canada
Tâm hồn ta là của riêng ta & và không ai nên đi tù vì trải bày tâm hồn mình trên trang giấy.
*
# 24.667 Trần Quốc Việt, Hoa Kỳ
"Tự do cái con cặc"- Sĩ quan công an Việt Nam Vũ Văn Hiển
Nguồn:BBCVietnamese
Phản hồi từ khắp nơi trên thế giới:
Số thứ tự Tên người ký, Quốc gia
#4.696 Hervé Jeanney, Pháp
Thiếu tự do và chủ nghĩa khủng bố Nhà nước là những thứ đã giết chết tư tưởng chủ nghĩa cộng sản, và tôi đã chia sẻ giấc mơ này. Hãy thả Tạ Phong Tần.
#3.885 Bác sĩ, Tiến sĩ Alberto Bencivenga, Ý
Chính quyền không tiếp thu sự chỉ trích thì dễ trở thành xấu; còn chính quyền không cho phép sự chỉ trích là tội phạm!
#4.589 John Oosthuizen, Nam Phi
Ông Trương Tấn Sang: điều ông đang làm rõ ràng là ác. Hãy nhớ, quyền lực tuyệt đối thối nát cũng tuyệt đối. Nếu nhân dân ông tự do, hãy cho phép tự do ngôn luận. Hãy thả Tạ Phong Tần. Nếu ông để người Tàu vào, ông sẽ đối mặt với cuộc xung đột ở khắp nơi.
#10.892 Urszula Lund, Na Uy
Những chính quyền sợ công dân mình chỉ trích là những chính quyền TÀN BẠO và nên đánh giá lại chính sách của họ và cách họ đối xử với những ai dám bày tỏ ý kiến khác với họ. Ông Chủ tich Việt Nam Trương Tấn Sang, ông không có quyền nói rằng chính quyền có sự ĐỘC QUYỀN về SỰ THẬT để bỏ tù những người có ý kiến khác. Ngày nào đó ông có thể bị ở tù. Đó là điều thường xảy ra đối với các nhà lãnh đạo tàn bạo.
#9.739 Monique La Marca, Pháp
Hãy thả người tù chính trị Tạ Phong Tần. Thật là xấu hổ cho nước ông!
#5.804 Stefan Hanitzsch, Đức
Thưa ông Chủ tịch, chúng tôi đã từ bỏ ý định đến nước ông trong năm này. Tất cả các bạn hữu và bà con của chúng tôi cũng sẽ không du lịch đến Việt Nam, vì chúng tôi chắc chắn sẽ cho họ biết điều này. Thật là xúc phạm và là dấu hiệu của sự kém phát triễn khi trừng phạt tự do ngôn luận theo cách thức của thời Trung cổ như thế.
#5.615 Bác sĩ Carmela Saggio, Ý
Thưa ông chủ tịch, như ông có thể thấy ở Châu Phi và ở nhiều nước trên thế giới, chế độ độc tài tất yếu sẽ chấm dứt. Không ai có thể cản được ngọn gió dân chủ.
#5.616 Chan Atthesaka, Malaysia
Yêu nước là nói lên sự thật mà sẽ mang lại ích lợi cho đồng bào mình.
# 5.009 Lena Meigard, Thụy Điển
Tự do thể hiện ý kiến và tự do tranh luận trong nhân dân sẽ tạo ra một xã hội hài hòa hơn. Cuối cùng ông không bao giờ có thể đàn áp được niềm khao khát tự do của họ.
# 4.632 Bekele Raba, Ethiopia
Hãy thả tất cả các tù chính trị.
*
#2.719 Tage Erikson, Thụy Điển
Ý kiến khác nhau không nhất thiết là ý kiến sai hay trái nếu lập trường của ông vững và quyền lực của ông hợp pháp thì ông nên chấp nhận sự phê bình bằng tranh luận, chứ không bằng trấn áp!
#3.131 Andrea Graziani, Ý
Tự do ngôn luận là cột mốc đánh dấu sự tiến hóa của con người.
#3.499 Oscar Mifsud, Malta
Điều này chống lại tự do ngôn luận, một nhân quyền cơ bản! Xấu hổ! Xấu hổ nũa! Xấu hổ mãi!
#3.526 Anabela Silva, Bồ Đào Nha
Tôi sẽ gạch tên Việt Nam ra khỏi những nơi tôi sẽ đi nghĩ lễ cho tới khi nào Việt Nam trở thành quốc gia nơi người dân có thể nói năng tự do và có thể bày tỏ ý kiến của họ.
#4.131 Désirée Bruggerma, Hòa Lan
Tôi cũng không đồng ý với chính trị của ông, cho nên tôi nghĩ chắc ông sẽ bắt tôi bỏ tù khi tôi đến nước ông chăng? Quốc gia đẹp, chính quyền xấu.
#4.734 Richard Gibson, Bulgaria
Trương Tấn Sang, đừng đi vào lịch sử như là kẻ đã để cho một người phụ nữ tàn tạ trong tù vì chia sẽ ý kiến của mình trên blog
# 7.689 Bác sĩ David Worsley, Na Uy
Chúng tôi yêu mến và khâm phục Việt Nam và nhân dân Việt Nam, nhưng họ phải được cho phép trình bày quan điểm của mình!
# 8.141 Nemine Hanafi, Ai Cập
Hãy chấm dứt trấn áp!
#8.640 Andy Mural, Trinidad Và Tobago
Những người Cộng sản là một lũ tội phạm nhỏ mọn, hẹp hòi, độc ác không thể chịu được sự chỉ trích chế độ bẩn thỉu của họ!!
# 14,611 Sharon Moore, Mexico
Cả thế giới đang nhìn vào ông! Đừng làm nhục quốc gia ông. Hãy thả Tạ Phong Tần.
# 14,772 John Boluski, Pháp
Phần lớn thế giới không còn sống trong những thời đại đen tối. Nền văn minh đã thay thời tiền sử. Ngoại trừ,có lẽ, ở Việt Nam. Ông, TRƯƠNG TẤN SANG, là quái vật của tự nhiên. Khủng long tưởng đâu đã biến mất từ lâu rồi. Lạy Chúa tôi, làm sao một người như ông còn tồn tại trong thời "khai sáng" này? Phê bình dù xuất phát từ đâu là CHUYỆN BÌNH THƯỜNG.
#12.296 Milos Vukotic, Serbia Và Montenegro
Thật là một chính quyền điên cuồng...
#12.155 Janet E. Smith, Canada
Việc bắt giam này là một hành động dã man, thô thiển chống lại một người vô tội cất lên tiếng nói của mình.
#14.581 D Starr, Anh
Bị trừng phạt vì yêu nước.
#13.935 Hild Creve Follman, Tây Ban Nha
Chỉ trích chế độ toàn trị không phải là tội, mà là bổn phận! Hãy thả ngay bây giờ Tạ Phong Tần và các blogger khác.
#9.215 Bác sĩ Marie Mclean, Canada
Cuộc sống cần những người như Tạ Phong Tần, những người biết suy nghĩ và nói lên những ý tưởng về đúng và sai. Chính quyền chân chính không nên sợ các ý tưởng.
#24,509 Woody Clint, Úc
Những nhà lãnh đạo Việt Nam chỉ quan tâm Tiền & Quyền lực. Nhân quyền ở Việt Nam là con số không.
#24,397 Cecilia Olea, Peru?
Nhân quyền ở đâu?
# 24,387 Lydia Howell, Hoa Kỳ
Hãy hòa nhập vào thế kỷ 21: những quốc gia không bỏ tù công dân họ vì lên tiến chỉ trích các chính sách của chính phủ! Ông có muốn người ta coi nước ông là lạc hậu? Nếu không muốn như thế thì hãy thả người phụ nữ này ra.
# 24,347 Jacqueline Bass, Nam Phi
Tự do ngôn luận là một trong những nguyên tắc căn bản của nền dân chủ mà, rõ ràng, cộng sản không có. Tôi kêu gọi Chủ tịch hãy thả Tạ Phong Tần, nếu không vì các lý do dân chủ thì vì lòng nhân ái
# 24,051 Sheila Michael, Malaysia
Hãy thả Tạ Phong Tần!
*
#14 Derek Spragg, Canada
Lạm dụng quyền lực đáng ghê tởm. Làm ơn gia nhập vào thế kỷ 21.
#249 Daiei Inoue, Nhật Bản
Tự do chỉ trích nhà nước hay chính phủ nước mình là trụ cột thiết yếu của nền dân chủ.
# 219 Nikita Tissera, Sri Lanka
Andres Breivik ở Na Uy nhận 21 năm tù vì đã giết 77 ngưòi trẻ tuổi nhưng một công dân Việt Nam quan tâm đến đất nước lại nhận ít hơn một năm tù vì bất đồng ôn hòa. Việt Nam tuyệt vời.
#241 Christina Winitana, Tân Tây Lan
Tôi tuy không phải là người nước ông, nhưng tôi không tin được công dân của ông có thể bị 20 năm tù vì chỉ bày tỏ mối quan tâm và ý kiến của mình! Phải chăng hiện nay chúng ta không sống trong thế kỷ 21. Hành vi này thật lạc hậu!
#470 Nadine Erickson, Canada
Đã đến lúc phải ra khỏi thời Trung cổ để cho phép các công dân của ông được hưởng quyền tự do ngôn luận. Hay trong trường hợp này, quyền tự do viết blog! Hãy TRẢ TỰ DO NGAY cho Tạ Phong Trần và những blogger khác !!!
#1.148 Patrick Beggan, Đức
Tôi đã dạy tiếng Anh ở một trường đại học ở Việt Nam trong năm tháng và thấy thật là sững sờ và nhục nhã cách dân chúng buộc lòng "phải cẩn thận" để tránh xúc phạm đến các nhà chính trị. Ông muốn trở thành một nước đã phát triễn nhưng lại không thể nào cho phép sự thảo luận... Thật ngượng ngùng và xấu hổ !!!
# 1.062 Neil Tyrer, Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất
Một chính quyền tự tin sẽ không phải xử dụng đến cách đối xử như thế này đối với người dân có ý kiến khác với "đường lối đảng"-tự do ngôn luận rất quan trọng trong bất kỳ xã hội tiến bộ hiện đại nào!
#274 , Bác sĩ David Weber, Nam Phi
Ông Sang mến,... những người chỉ trích ông không phải là kẻ thù của ông. Ông hãy xem họ là tấm gương và là cơ chế giá trị nhằm cải thiện những quyết định chính quyền ban hành.
# 701 Annie Barbier-Hoffmann, Pháp
Một vụ tai tiếng toàn cầu!!!!!
#837 Stephan Poirier, Canada
Nếu Trương Tấn Sang muốn giữ nhân phẩm của mình, ông phải thả người phụ nữ vộ tội này, không tranh cãi gì nữa.
#948 Mr. Ramesh Murthy, Ấn Độ
Ta còn mong đợi gì khác ở một chủ tịch cộng sản vốn là đồng minh thân cận của Trung Quốc. Ông chủ tịch, ông định cướp đi tự do của nhân dân ông trong thời gian bao lâu nữa. Khi còn nắm quyền ông hãy làm điều gì tốt đẹp và làm cho nước ông trở thành một nước dân chủ hoàn thiện. Đừng lo ngại về ngày mai của ông, mà hãy lo lắng cho ngày mai của nước ông.
#1.321 Birgitta Jónsdóttir, Iceland
Tôi là thành viên của nghị viện Iceland và là chủ tịch IMMI- Viện Truyền thông Hiện đại Quốc tế. Tôi kêu gọi ông Chủ tịch hãy bỏ các tội cáo buộc cho Tạ Phong Tần. Tự do ngôn luận nên được coi là quyền tự do thiêng liêng ở mọi quốc gia trên thế giới vốn không coi mình là chế độ độc tài.
#1.350 Frea Plantinga, Hòa Lan
Thật là điển hình khi sợ hãi cá nhân khiến cuộc đời của những người khác đâu khổ. Quá vô nhân đạo, quá tàn ác....!!!
#1.216 Artem Chaltsev, Liên bang Nga
Tôi nghĩ rằng trong thế giới hiện đại chúng ta không nên hành xử như người mọi rợ. Mỗi quốc gia và chính phủ của mình phải phát triễn xã hội theo những nguyên tắc tự do, và nên đưa quốc gia vào tương lai dân chủ. Những lời cáo buộc hoang đường như thế thật là kinh khủng đối với tất cả thế giới hiện đại. Hãy thả người tù chính trị!
# 2.537 Jean S. Soliman, Canada
Chủ tịch Việt Nam: ông nên thấy xấu hổ, thả blogger bày tỏ ý kiến của họ. Chủ nghĩa Cộng sản đã chết!!! Hãy thức dậy!!!
*
#11.847 Alan Morris, Hòa Lan
Gởi ông Trương Tấn Sang. Tự do ngôn luận là quyền và đặc quyền và nên được khích lệ và bồi dưỡng. Không có tự do ngôn luận quốc gia ông là một nhà tù và cuộc đời của những người dân nước ông chỉ là những bản án. Vũ lực và cưỡng bức là công cụ của những kẻ bất tài và tham lam. Ông trông thật lố bịch trước bao con mắt của thế giới. Hãy lắng nghe và học hỏi từ những người chỉ trích trung thành và nước ông sẽ thật sự vĩ đại.
#14.273 Sandra Carral, Argentina
Chúng ta đang ở thế kỷ XXI. Đây là thời tự do cho tất cả mọi người trên thế giới. Xin hãy chấp nhận rằng thời gian đang thay đổi!
#2.050 Simon Ohm, Thụy Điển
Tôi không biết toàn bộ câu chuyện nhưng tôi không cần biết. Tự do ngôn luận là nhân quyền căn bản.
#2.491 Augoustinos Helmis, Hy Lạp
Tự do ngôn luận là nền tảng cho những Chính quyền nào quan tâm đến nhân dân mình.
# 13.387 Robert Sparks, Canada
Trong thế giới tây phương văn minh, chúng tôi xem sự chỉ trích chính trị là tự do ngôn luận, chứ không phải là sự bất đống chính kiến với đảng chính trị cầm quyền.
*
#19,310 Turda Mariana, Romania
Chủ nghĩa cộng sản sẽ chết. Tôi biết rất rõ điều này, vì tôi là người Ru ma ni và tôi đã sống dưới chế độ của Ceausescu. Vì thế, nhân dân Việt Nam thân mến ơi, hãy can đảm lên!
#18,334 Alain Arturo Pulido Barron, Mexico
Khi nhân dân sợ chính quyền, độc tài lên ngôi -Thomas Jefferson
#17,894 Sasa Grbic, Croatia
Chắc chưa bao giờ nghe về dân chủ?
# 17,735 Diana Qiu, Tân Tây Lan
Chẳng khác gì đi tù 20 năm vì ta đã viết ra những gì ta nghĩ trong bài văn ở trường.
# 17,459 Cheryl Tidd, Canada
Quá nhục!
*
# 17,293 Michael Murphy, Ả Rập Saudi
Không có ai dù ở bất kỳ nơi đâu phải bị quấy rầy, bị bắt giữ, hay bị bỏ tù vì bày tỏ ý kiến riêng của mình. Chính quyền nào áp đặt chính sách hà khắc như thế biểu lộ mặc cảm tự ti và cũng đang tự đào mồ chôn mình.
# 16,055 Maja Wydrych, Ba Lan
CHÍNH QUYỀN-MỘT LŨ HÈN
#1.628 Jim Wilcox, Canada
Cố gắng ngăn chặn tự do ngôn luận chẳng khác nào cố gắng ngăn chặn Thác Niagara. Điều đó không bao giờ xảy ra mà chỉ làm cho những kẻ cố gắng ngăn chặn tự do không chỉ là ngu ngốc mà còn ác nữa.
#1.643 Vaughan Maybury, Tân Tây Lan
Chỉ có những kẻ hèn nhát mới sợ tự do ngôn luận.
#4.405 Romuald Krajewski, Ba Lan
Tự do cho tất cả công dân Việt Nam.
*
#23,526 Sarah Lever, Hoa Kỳ
Tôi hiểu Việt Nam là nước cộng sản. Nhưng mong ông hãy xem xét động cơ của Tạ Phong Tần. Bà viết blog để bày tỏ ưu tư về nước mình. Bà viết vì bà quan tâm. Xin đừng bỏ tù những người yêu nước!...
# 23,525 Noorrani Rannoo, Mauritius
Cho dù ông có nhấn chìm sự thật xuống lòng đại dương sâu thẳm nhất, Sự thật nhất định sẽ trồi lên trở lại...
#22,267Jean L. Corcoran, Hoa Kỳ
Ông không tin sẽ luôn luôn có người khác thay thế Tạ Phong Tần sao? Chính sự sợ hãi trói buộc các ông, và biến các ông thành những kẻ thù của nhân dân.
# 21,962 David Whitney, Hoa Kỳ
Ông không cần chấp nhận quan điểm Tây Phương; chỉ cần chấp nhân phẩm phổ quát.
#21,701 Jonnel Covault, Hoa Kỳ
Nhân dân ông bị áp bức vì không có tự do ngôn luận
*
#19.726 Miriam Berkley, Hoa Kỳ
Mẹ của Tạ Phong Tần đã tự thiêu để phản đối việc con gái bà bị bắt giam. Đừng để bà chết một cách vô ích. Xin hãy thả Tạ Phong Tần ra ngay.
#19.369 Bác sĩ Flavio Lima, Brazil
Ở Việt Nam có tự do ngôn luận hay không? Rõ ràng là không.
#19.010 Alessandra Casu, Ý
Thật xấu hổ! Hãy thức dậy, chúng ta đang ở năm 2012!
#18.585 Katalin Halom, Áo
Tự do ngôn luận là điều kiện tiên quyết cho xã hội dân chủ và hiện đại!
# 18.550 Steve Smith, Tân Tây Lan
Không có quốc gia nào bỏ tù các công dân mình một cách chính đáng vì nói lên sự thật. Tự do thể hiện của nhân dân là quyền bất khả xâm phạm. Người phụ nữ này đã chứng tỏ rất can đảm cho nên bà xứng đáng được nước bà kính trọng và vinh danh.
*
*
#18,48 Daniel Gauthier, Canada
Vậy đây là cách ông thể hiện bản chất tốt đẹp của Việt Nam. Qua những việc ông làm ông quả là bạo chúa. Thật quá xấu hổ.
#18,35 Francesco Tassi, Ý
Không có tuyên truyền chống nhà nước của các ông. Chỉ có sự gợi ý để cải thiện hoàn cảnh. Nếu ông phủ nhận thì các ông là những kẻ ngu dốt và yếu đuối và nhân dân chắc chắn căm ghét các ông..
#18,468 Miriam Oldenburg, Thụy Điển
Hãy thả người vô tội này! Tự do ngôn luận là nhân quyền!
#18,305 Meghan Williams, Canada
Khi một người viết blog được ban cho 20 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước. Ta hiểu Nhà nước ấy thối nát và đang ra sức che dấu bộ mặt thật của họ!!
# 18,273 Menexia Dabes, Đức
Coi chừng gậy ông đập lưng ông.
*
#18,241 Miguel Hortiguela, Canada
Theo những điều tôi đã đọc được về Tạ Phong Tần, việc bắt bà ở tù vì bày tỏ quan điểm là điều sĩ nhục. Chúng ta sinh ra đều có khả năng suy nghĩ và tư duy cho nên tước đi của ai quyền tự do thể hiện ý nghĩ của họ là hành động chẳng khác gì tra tấn.
#18,238 Chris Armstrong, Canada
Việc ông bắt giam Tạ Phong Tần và bản án có thể nặng nề một cách lố bịch là những điều sĩ nhục vô cùng đối với con người. Thật là một chính quyền toàn trị vô tích sự sợ lắng nghe nguyện vọng của dân mình...Dân chủ chân chính ưu việt hơn rất nhiều chế độ độc tài gian ác của ông, nơi người dân là những nô lệ sợ hãi.
# 18,237 Ẩn danh, Ireland
Một bước thoái hóa tôi chưa bao giờ từng nghe. Thật ghê tởm khi người ta không có quyền có quan điểm khác với quan điểm của chính quyền. Nếu đúng những gì người ta nói thì chẳng bao giờ sẽ có dân chủ.
#18,227 Albert Bakker, Hòa Lan
Tự do lương tâm và quyền bày tỏ sự bất đồng chính kiến là những quyền phổ quát và bất khả xâm phạm..
# 18,177 Caterina Pomini, Ý
Không thể tin rằng ngày nay vẫn còn có những nước như Việt Nam.
*
# 17,869 Christina Diamanti, Hy Lạp
Thế giới này điên rồi...20 năm...xấu hổ cho những ai trong chúng ta thấy những chuyện này mà không làm gì cả.
# 17,444 Pamela Simpson, Canada
Làm ơn chứng minh Việt Nam hiện nay không sống trong thời Trung Cổ và cho phép Tạ Phong Tần sống trong nước Việt Nam tự do.
#17,093 Anne van Dyk, Netherlands
Trong các nước văn minh tự do tinh thần và tự do ngôn luận đều là những quyền tự do căn bản. Vì thế tôi không hiểu tại sao bỏ tù Tạ Phong Tần. Hay Việt Nam kém văn minh nhiều hơn ta tưởng?
#16,774 Thiagarajah Appacutty, Malaysia
Nếu một nước muốn tiến bộ, nước ấy không nên bịt miệng những công dân thật sự quan tâm và muốn cải thiện hoàn cảnh.
#16,450 Ana Silva, Bồ Đào Nha
Tự do ngôn luận là một quyền Phổ quát, không có ai có quyền cấm tự do này.
*
# 15,622 Glen Allan, Canada
Rất thất vọng trước hành xử của chính quyền Việt Nam.
# 15,653 Tessa Ward, Tân Tây Lan
Người phụ nữ can đảm này không đáng ở tù dù chỉ một ngày.
# 15,725 Jane Alexander, Nam Phi
Suy nghĩ lạc hậu hẹp hòi, cai trị bằng sợ hãi- chắc chắn không bao giờ được nhân dân tôn trọng.
#16,044 Christine Dreifus, Thụy Sĩ
Tự do ngôn luận là nhân quyền, mà nếu không có chúng ta sẽ rơi trở lại thời trung cổ và chế độ toàn trị.
# 16,046 Daniel Zhang, Singapore
Chính quyền được lập ra để làm cho cuộc sống mọi người trở nên TỐT ĐẸP HƠN và để điều hành mọi thứ có hiệu quả. Tuy nhiên chính quyền rất dễ dàng băng vào phía đen tối, từ đấy bóc lột và trấn áp nhân dân để duy trì mãi mãi sự tồn tại đặc quyền của họ.
*
#15,581 Frank Suepfle, Đức
Bọn xấu các ông sẽ không bao giờ học cách tôn trọng con người, thú vật và thiên nhiên.
# 15,586 Hans-Otto Blankenburg, Canada
Kiểm soát tư tưởng không phải là câu trả lời.
# 15,547 Carine Missiaen, Bỉ
Chỉ có người tự do mới có thể là người có trách nhiệm.
# 15,508 Eduardo Guillen, Peru
Chẳng lẽ ông chưa hiểu ra? Quốc gia lớn là quốc gia cho công dân tự do, chứ không phải trấn áp nhân dân mình.
# 15,292 Ray Morley, New Zealand
Khả năng bày tỏ quan điểm một cách tự do rất quan trọng đối với tất cả các nước dân chủ. Các chế độ độc tài sẽ tiếp tục sụp đổ cho tới khi nào họ chấp nhận sự thực đơn giản ấy . Hãy thả Tạ Phong Tần ngay lập tức.
*
# 15,253 Jon Humble, Canada
Xin đừng đi thụt lùi, ông sẽ bị phán xét rất nặng. Cả thế giới đang theo dõi.
# 15,250 Jipp Agustine, Malaysia
Ông không thể đứng mãi trong chiếc bóng của quá khứ để tiếp tục nói với thế giới ông đã đánh bại Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Hãy tin tôi, người ta sẽ không tôn trọng ông vì chuyện ấy. Và cũng chẳng còn gì nữa đặc biệt sau khi ông tống Tạ Phong Tần vào tù.
# 14,127 Rodger Ricker, Canada
Phải chăng đây là điển hình của sự hèn nhát thấy rõ, của trấn áp hoang tưởng hay chỉ là sản phẩm của lòng tham vô độ không đáy?
# 13,295 Sheri Le Fleming Burrow, Tân Tây Lan
Cái này mà các ông gọi là tự do ngôn luận-đồ ngu!!
# 14,991 Norm Kelly, Canada
Sao ông dám ngu như thế...
# 11,943 Megan McGarrigle, Ireland
Nhân quyền chẳng được quan tâm đến khi chạm đến tiền và quyền lực. Cực kỳ nhục nhã.
.
# 11,347 Alan Heillig, Canada
Lạy Chúa! Sao lại có thể có những kẻ nhỏ mọn đến như thế?
# 11,133 Deborah Castelane, Canada
Chúng ta càng bị bịt miệng chúng ta càng thôi thúc muốn nói ra.
# 9,548 Rui Pereira, Bồ Đào Nha
Đáng tiếc thay thế giới vẫn còn hành xử một cách đáng xấu hổ như thế nhằm kết án mọi người vì họ tự do bày tỏ ý tưởng mình. Tự do ngôn luận là phương cách cuối cùng nhờ đấy con người có thể đạt đến được tự do đích thực. Xin ông hãy làm điều ngay lẽ phải. Cái thời con người có thể bị nô lệ như thế đã qua từ lâu rồi.
# 9,149 Ava Brown, Canada
Buồn khi ở ngày nay và thời nay các công dân phải sống như thế!
# 8,523 Ananda Krishnan Karuppiah, Malaysia
Tình cảnh phi lý cho những công dân có nhiều giá trị hơn những công dân vô cảm.
# 7,904 Anthony Bethke, Nam Phi
Đây chính là sự bất công cực kỳ!
#7,091 Mark Du Plessis, Nam Phi
Chúc Tạ Phong Tần có tất cả sức mạnh! Chúng tôi chào lòng can trường của chị và khẳng định với chị mọi chính quyền thối nát nào rồi cuối cùng cũng phải sụp đổ chính là nhờ những hành động quên mình của những bậc anh thư như CHỊ.
# 5,964 Mercedes Toscano, Tây Ban Nha
Tự do ngôn luận cho Việt Nam! Chính quyền phải lo cho dân chứ không phải lo cho bản thân mình.
*
# 5,940 Rajni Kant Mudgal, Ấn Độ
Đối với quốc gia và nhân dân chấp nhận bất công là tự sát .
# 4,118 Ebbe Hermansson, Thụy Điển
Đã đến lúc Việt Nam từ bỏ chủ nghĩa cộng sản để hòa nhập với thế giới.
# 3,658 Roxana Kelly, Nam Phi
Hãy thả Tạ Phong Tần- những kẻ nên ở tù chính là những kẻ dính líu vào việc tàn sát tê giác của chúng tôi mà bọn họ dùng để chữa "bệnh"!!! Nếu các ông không thể tiếp thu sự chỉ trích thì các ông đừng nên ở trong chính quyền!!!
# 2,510 Ẩn danh, Thái Lan
Hãy thức dậy hỡi những tên Phát-xít Việt Nam. Ngày tàn của các người đang đến! Những người như Tạ Phong Tần mới chính là tương lai của hành tinh, còn lãnh đạo như các người chẳng bao lâu nữa sẽ thối rữa trong địa ngục.
# 2,329 Richard Atto, Ghana
Những ngày đen tối đã qua. Tôi ở xa tít tận Ghana nhưng câu chuyện của chị khiến tôi rất xúc động. Ông chủ tịch thân mến ơi, làm ơn hãy thả người xây dựng quốc gia này ra.
*
# 2,083 Rosie Hewitt, Canada
Tôi thấy người phụ nữ này là Người Yêu Nước, chứ không phải là nhà bất đồng chính kiến. Việt Nam cần nhiều người giống như chị nếu họ muốn có được địa vị trên trường thế giới. Hãy thả Tạ Phong Tần!
# 2,025 Juliet Tanis, Canada
Cảm ơn Chúa, chu kỳ khổ nạn này của con người sắp chấm dứt. Tự do là quyền của tất cả mọi người và chắc chắn đứng đầu danh sách các quyền tự do là tự do thể hiện.
# 1,259 Henriette Matthijssen, Canada
Tâm hồn ta là của riêng ta & và không ai nên đi tù vì trải bày tâm hồn mình trên trang giấy.
*
# 24.667 Trần Quốc Việt, Hoa Kỳ
"Tự do cái con cặc"- Sĩ quan công an Việt Nam Vũ Văn Hiển
Nguồn:BBCVietnamese
Kết thúc.
Nguồn: Trang kiến nghị Care2
Subscribe to:
Posts (Atom)