Trần Quốc Việt dịch
Công việc của Đài Châu Âu Tự do/Đài Tự do (RFE/RL) là dễ hiểu: cung cấp tự do ngôn luận. RFE/RL phát thanh bằng 28 thứ tiếng đến một số quốc gia, nơi có rất ít tự do ngôn luận và đến các quốc gia, nơi không có tự do ngôn luận. Vì thuế của người Mỹ được dùng để tài trợ tự do ngôn luận này, nên ta cũng đáng hỏi, “Để làm gì?”. Nhiều người, đặc biệt những người lớn lên trong các xã hội dân chủ, sẽ đáp, “vì tự do ngôn luận khích lệ dân chủ”. Nhưng ý tưởng ấy gán cho RFE/RL một sứ mệnh vừa quá đơn giản lại vừa quá phức tạp.
Quá đơn giản vì “khích lệ dân chủ” làm dân chủ có vẻ như một món hàng, một sản phẩm, một thương hiệu về món ăn vặt mà RFE/RL tưởng chừng đang bán. Như thế Bộ Ngoại giao, Tổng thống, và Quốc hội có thể tính được sản phẩm này bán ra được bao nhiêu. Một dân biểu có thể nói, “Tôi nghĩ chúng ta đang cổ vũ ngon trớn dân chủ ở Iran, thì thình lình doanh số bán chựng hẳn lại. Vậy để tránh lỗ thêm, chúng ta hãy rút ra khỏi thị trường ấy”. Nhưng dân chủ không phải là món ăn vặt mới ra nào đấy, chẳng hạn Squid Chips’N Cheese, mà mới cắn lần đầu ai cũng thích. Những kẻ nắm quyền lực độc tài, đặc biệt, lại không thích cắn. Dân chủ chẳng phải đơn giản như thế, và tự do ngôn luận cũng không đơn giản như thế.
Mặt khác, “khích lệ dân chủ” làm sứ mạng của RFE/RL trở thành quá phức tạp, quá khó khăn, ngay cả bất khả thi. Những nhà tư tưởng lớn đã không ngừng khích lệ dân chủ kể từ thời nền văn minh Hy Lạp cổ đại cho đến nay. Bây giờ, với chỉ vài chương trình phát thanh, lẽ nào ta lại mong đợi RFE/RL đạt được những gì mà biết bao nhà hùng biện thiên tài đã không thể đạt được trong 2.500 năm qua.
Mỹ là cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới. Quân đội Mỹ khích lệ dân chủ. Vẫn còn vài khó khăn ở Iraq và Afghanistan. Nhưng với vài chiếc đài bán dẫn rẻ tiền, lẽ nào ta lại mong đợi RFE/RL đạt được những gì mà bộ binh, hải quân, và thuỷ quân lục chiến Mỹ đã không đạt được với súng ống, bom, máy bay, và trực thăng trị giá hàng tỷ đô la.
Thật ra sứ mạng thực sự của Đài Châu Âu Tự do /Đài Tự do không phức tạp một cách đáng sợ mà cũng không cực kỳ đơn giản. RFE/RL cung cấp thông tin.
Thông tin là cốt lõi của những gì ta có thể gọi “Thái độ Tự do” – cảm giác mình tự do.
Người ta, tất nhiên, phải cảm thấy không bị kìm kẹp về thể chất và kinh tế. Nhưng trước tiên họ phải cảm thấy không bị bưng bít thông tin.
Người ta cần được nhìn ra khắp nơi, người ta cần phải thấy. Tuy cùng bị nhốt trong phòng nhưng những người bị nhốt trong phòng có đèn chiếu sáng cảm thấy tự do hơn những người bị nhốt trong phòng tối, nơi họ đụng phải bàn ghế và đụng lẫn vào nhau.
Có sức mạnh trong Thái độ Tự do – ý thức rằng ta có nhiều kiến thức, nhiều hiểu biết, và vì vậy ta làm chủ được nhiều, dù chỉ làm chủ được tư tưởng của mình.
Sức mạnh của Mỹ không thuộc về kinh tế, quân sự, hay ngoại giao. Sức mạnh của Mỹ là một niềm tin – niềm tin về một nơi mà mọi người đều có thông tin, sự hiểu biết, và làm chủ cuộc đời họ. Có lần, vào lúc cuộc nội chiến diễn ra ở Lebanon, tôi bị một thanh niên mang súng AK-47 chặn lại tại một trạm kiểm soát của quân Hezbollah. Khi chàng trai trẻ thấy hộ chiếu Mỹ của tôi anh ta liền chĩa nòng súng thẳng vào mặt tôi rồi thao thao lên lớp tôi hai chục phút về “con quỷ lớn Satan Mỹ”. Anh ta kể lể Mỹ gây ra chiến tranh, đói kém, bất công, ủng hộ bọn Do Thái, và cảnh bần hàn trên khắp thế giới. Sau khi giảng bài xong, anh ta hạ súng xuống và nói, “Ngay khi tôi lấy được Thẻ Xanh tôi sẽ đến Dearborn, bang Michigan để theo học trường nha.”
Thông tin là nguồn gốc của quyền công dân. Không có thông tin đừng có ai nghĩ đến chuyện có thể cố gắng xây dựng một xã hội dân sự.
RFE/RL quan trọng trong nhiệm vụ của mình là cung cấp thông tin và càng quan trọng hơn trong nhiệm vụ cố gắng để làm thông tin ấy chính xác. RFE/RL chẳng phải lúc nào cũng hoàn toàn thành công về làm thông tin chính xác. Đây là điều không thể nào đạt được. Không có tổ chức nào hay cá nhân nào hoàn toàn luôn luôn thành công trong việc làm thông tin chính xác. Tôi nói lên điều này với tư cách là phóng viên. Chúng ta không phải lúc nào cũng đúng. Hãy hỏi tướng McChrystal. Điều quan trọng là cố gắng. Cố gắng cung cấp thông tin chính xác là chống lại những tin đồn, những đồn đại về các âm mưu, những căm ghét tế thần, và những tố cáo giả dối mang tính giật gân.
Bưng bít thông tin tạo ra một thế giới quan thù nghịch với tự do vì bưng bit thông tin là phủ nhận thông tin, sự hiểu biết, và ý thức tự chủ mà cần thiết cho cảm nhận rằng ta là người tự do – người tự do ở trong lòng cho dù thể xác có bị hành hạ đến mức độ nào chăng nữa.
Trao đổi thông tin chính xác là nền tảng của sự tin tưởng giữa các cá nhân với nhau, một sự tin tưởng có thể được mở rộng ra ngoài phạm vi gia đình, dòng họ, bộ tộc, hay những nhóm cộng sự nhỏ. Sự tin tưởng mở rộng này là nền móng cho những đồng ý mà là cốt lõi của một xã hội tự do và dân chủ. Chúng ta cần trao đổi thông tin vì chúng ta cần sự đồng ý.
Nhưng chúng ta cũng cần trao đổi thông tin vì chúng ta cần sự bất đồng. Tranh luận về các vấn đề, tranh luận dựa trên thông tin chính xác cũng là cốt lõi của một xã hội tự do và dân chủ. Chính nhờ tranh luận có hiểu biết này nên những ai sống trong các xã hội tự do đều có thể “đánh mà không cần phải giết”.
Thật ra, về mức độ nào đấy, tranh luận có hiểu biết cho phép chúng ta “đánh không cần thắng”. Trong một nước dân chủ không có bên nào thắng mãi mãi. Bên kia có thể luôn luôn quay trở lại với cuộc tranh luận khác. Và có thể lần sau bên kia thắng. Thông tin tiếp tục thay đổi, vì thế tư tưởng tiếp tục thay đổi, vì thế đầu óc tiếp tục thay đổi. John Maynard Keynes có lần bị chê trách là không nhất quán trong những lời tuyên bố của ông về kinh tế. Keynes đáp, “Khi thông tin của tôi thay đổi, đầu óc của tôi thay đổi theo. Còn ông thì sao?”
Trong một nước dân chủ chúng ta không gọi những thay đổi này là chiến tranh, chúng ta gọi chúng là chính trị.
Một khía cạnh quan trọng hơn của tự do là thị trường tự do. Tôi không tuyên bố điều này vì thị trường tự do làm cho nhiều người thịnh vượng hơn – tuy rằng đúng như thế. Tôi cũng không tuyên bố điều này vì chủ nghĩa tư bản luôn luôn tuyệt vời – thường không được như thế. Tầm quan trọng của thị trường tự do đối với tự do xuất phát từ chính công việc RFE/RL đang làm – trao đổi thông tin.
Thị trường tự do liên quan đến thông tin. Thật sự nó liên quan đến chỉ một thông tin, nhưng lại là một thông tin quan trọng. Thị trường tự do cho chúng ta biết vào lúc nào người nào sẽ trả bao nhiêu cho hàng hoá nào. Thị trường tự do không phải là một ý thức hệ hay một tín điều hay một điều gì đấy ta tin mình nên tin tưởng chấp nhận, thị trường tự do là một sự đo lường. Nó là cái cân trong phòng tắm. Khi tôi bước lên bàn cân trong phòng tắm tôi có thể ghét cái tôi thấy, nhưng tôi không thể thông qua một đạo luật nói rằng tôi nặng 160 pound. Các chính quyền độc đoán nghĩ họ có thể thông qua đạo luật ấy – một đạo luật thay đổi sự đo lường của mọi sự vật.
Liên Xô đã không sụp đổ vì Reagan hay Thatcher hay vì các căn cứ hoả tiễn hay chương trình Star Wars: nó sụp đổ vì chiếc quần jean màu xanh của Bulgaria. Thị trường tự do đã cố gắng nói nhiều lần với những người cộng sản rằng chiếc quần jean xanh của Bulgaria đã xấu xí mà lại mặc không vừa vặn, rằng người dân sẽ không chịu mặc chiếc quần jean xanh của Bulgaria – thực tình, thị trường nói ra không phải để cứu mạng họ. Nhưng điện Kremlin không chịu lắng nghe, thế là Bức tường Berlin sụp đổ.
Cuối cùng, trao đổi thông tin tạo ra thêm một đóng góp nữa lớn hơn cho tự do. Khi chúng ta trao đổi thông tin với mọi người chúng ta xem mọi người đều bình đẳng như nhau. Riêng việc nói chuyện với họ không thôi cũng chứng tỏ rằng những người đó không phải là những người “không đáng được nói chuyện”. Trong xã hội tự do tất cả mọi người đều đáng được nói chuyện.
Trong xã hội tự do tất cả mọi người đều phải được truyền đạt thông tin, và chúng ta phải có thể được nhận được thông tin phản hồi từ họ. Người ta phải có thể được nói lại. Người ta phải có thể được trao đổi thông tin với cấu trúc chính trị. Người ta phải có thể truyền đạt những thông tin nào đấy đến những người lãnh đạo của cấu trúc chính trị. Chẳng hạn thông tin, “Ông bị đuổi!”
Và đây là một trong những điều tốt đẹp nhất RFE/RL đang làm. Đài không chỉ muốn có người lắng nghe mình. Với các chương trình cho phép thính giả gọi vào, kỹ thuật truyền thông giao diện xã hội (interactive social media), và mạng lưới toả rộng của các phóng viên và cộng tác viên địa phương của mình, đài cũng cho phép thính giả và độc giả trang mạng của đài được bày tỏ ý kiến riêng. Thậm chí mọi người biết Taliban đã gọi vào các chương trình đối thoại tại văn phòng của đài ở Kabul để tranh luận với người điều hợp chương trình và các khách mời.
Sự bình đẳng được tôn trọng dành cho mọi công dân mà RFE/RL thể hiện qua công việc truyền đạt thông tin của đài là ngược lại với việc áp dụng quyền lực độc đoán. Việc áp dụng quyền lực độc đoán nghĩa là có những người nào đấy chẳng đáng nói chuyện – họ chỉ đáng bị giết.
Không cho phép phụ nữ được hưởng nền giáo dục hay không cho phép các nhóm thiểu số được hưởng các quyền chính trị là mặc nhiên tạo ra những hạng người chẳng đáng được nói chuyện. Và nếu ta không muốn nói chuyện với nhân dân, ta chắc chắn sẽ chẳng thèm lắng nghe họ.
Tự do là người dân được lắng nghe khi họ nói họ muốn sống trong xã hội nào và họ muốn sống như thế nào trong xã hội ấy. Những kênh thông tin đơn giản và trực tiếp mà RFE/RL đã mở ra và hiện để mở suốt ngày đêm là những kênh dẫn đường đến dân chủ. Như thế thật không sai khi ta nói RFE/RL “khích lệ dân chủ.” Nhưng đấy là sự khích lệ về một dân chủ do tự nhân dân thích nói ra, chứ không phải là thứ dân chủ mà người ta muốn nhét tọng vào cổ họng của họ.
P.J. O’Rourke là nhà báo và nhà châm biếm chính trị Mỹ nổi tiếng.
Nguồn: Tạp chí World Affairs số tháng Tám năm 2010
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
23.8.10
DAVID DREIER -CHUYẾN TÀU TỰ DO: LỘ TRÌNH NĂM 1989
Trần Quốc Việt dịch
Chúng ta đã đi được một đoạn đường khá dài kể từ năm 1989, năm đầy phép lạ ấy khi chúng ta cảm nhận, dù chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, rằng điều gì đấy rất cơ bản về tự do của con người đã được an bài và rằng chúng ta đã nhìn thấy màu xanh trường cửu đang phủ lên môi trường chính trị toàn cầu. Lịch sử không cáo chung cách đây hai mươi năm, như một số người đã vội vàng tưởng; cuộc xung đột ý thức hệ ngày xưa đã trở thành cuộc xung đột giữa các nền văn hoá và chúng ta vẫn còn đấu tranh về những vấn đề đe doạ và phản ứng, ổn định và an ninh. Tuy nhiên ta hẳn là sai lầm khi cảm thấy mình bị tù hãm trong hiện tại mờ nhạt về đạo lý nên không làm lễ kỷ niệm hai mươi năm rất quan trọng mà chúng ta hiện giờ đang chào mừng và qua đó dành một khoảnh khắc để hồi tưởng thành tựu đã đạt được nhờ những cỗ máy huyền nhiệm vận hành trong suốt thập niên 1980 trong các phân xưởng dân chủ trên khắp thế giới và thành quả ấy vẫn còn vang vọng đến tận ngày nay.
Một điều tôi biết là lịch sử đã sang trang rất nhanh trong năm 1989. Bất kỳ ai tham gia tuy mờ nhạt vào những sự kiện trọng đại trong năm ấy cũng đều cảm thấy mình đang có mặt vào thuở sáng tạo trời đất. Với tôi, có hai thời điểm đáng tự hào. Thời điểm đầu tiên đến sáu tháng trước khi bức tường Berlin sụp đổ khi tôi có mặt ở El Salvador trong phái đoàn quốc hội Hoa Kỳ đến để chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức của Alfredo Cristiani, vị tổng thống mới nước này. Buổi lễ diễn ra thật cảm động, nhất là khi người Cristiani lên thay, Jose Napoleon Duarte, cố gắng đứng vững để ôm chặt người thay thế mình. Duarte, bị giới thiên tả trên khắp Châu Mỹ Latin và Hoa Kỳ phỉ báng rất nhiều vì ông đã tiến hành cuộc chiến tranh không thoả hiệp chống lại quân kháng chiến FMLN được Liên Xô ủng hộ, và họ có lúc như sắp chiếm được nuớc ông, đang bị ung thư giai đoạn cuối. Ông và Cristiani là hai đối thủ thù nghịch trong cuộc vận động tranh cử mới vừa kết thúc. Tuy nhiên ở đây, sau hai thập niên nội chiến đẫm máu diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh đang đến hồi hạ màn, họ hợp tác với nhau để lần đầu tiên chuyển giao quyền lực ôn hoà từ chức vụ tổng thống được bầu một cách dân chủ này sang chức vụ tổng thống khác trong lịch sử của El Salvador.
Tất cả chúng tôi tham dự buổi lễ ấn tượng này đều biết một hòn đá đã được ném vào lịch sử và những làn sóng nó tạo ra sẽ tiếp tục vỗ vào bờ của Salvador trong nhiều năm đến. Nhưng tôi hoài nghi không có ai trong chúng tôi đều ngờ rằng hai thập niên sau FMLN sẽ đồng ý từ bỏ vũ khí để tham gia dân chủ vào tương lai của đất nước hay ngờ rằng tổ chức Sandinistas, từng ủng hộ chiến dịch tàn bạo của quân kháng chiến Salvador trong suốt thập niên 1980, đến lúc đó cũng sẽ đổi đạn lấy lá phiếu.
Thời điểm thứ hai không thể nào quên được trong năm 1989 sôi động ấy đến hai ngày sau lễ tuyên thệ nhậm chức của Cristiani. Tôi đáp máy bay đi Krakow, Ba Lan, trong phái đoàn quốc hội do Jim Denton dẫn đầu, ông lúc đó là người đứng đầu của National Forum Foundation và của Freedom House về sau - những tổ chức đóng vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng sự phát triễn của các phong trào dân chủ trên khắp Đông Âu - và hiện là người đứng đầu tạp chí này. Chúng tôi đến vào ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên ở Ba Lan, một sự nhượng bộ từ chính quyền Cộng Sản mà Công Đoàn Đoàn Kết đã giành được hai tháng trước đó sau hai thế hệ dưới ách cộng sản. Quyết định tổ chức cuộc bầu cử đến bất ngờ ngoài tiên liệu, và các thành viên trong phái đoàn của chúng tôi là những quan sát viên quốc tế duy nhất có mặt.
Vào đêm ngày 3 tháng Sáu ấy, chỉ còn vài giờ nữa trước khi các địa điểm bầu cử mở cửa, chúng tôi có mặt ở trụ sở Công Đoàn Đoàn Kết xúm quanh chiếc máy truyền hình nhỏ để theo dõi cảnh các xe tăng Trung Quốc nặng nề đáng sợ đang lừ đừ tiến vào Quảng Trường Thiên An Môn để chuẩn bị cho một cuộc tắm máu. Chính quyền quân đội của tướng Wojciech Jaruzelski đã ra lệnh cho chiếu đi chiếu lại liên tục những đoạn phim ấy từ Trung Quốc nhằm nhắn nhủ không cần giấu diếm cho người Ba Lan biết điều gì sẽ xảy đến cho họ nếu cuộc bầu cử không tạo ra kết quả đúng như chế độ mong muốn. Quả thật, các nhà lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết bày tỏ lo ngại rằng họ sẽ chẳng có được 50 phần trăm số phiếu. Tuy nhiên, vào ngày hôm sau trong cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên trong đế quốc Cộng Sản, nhân dân Ba Lan đã nói triệu người như một - hơn 95 phần trăm dân chúng bỏ phiếu truất phế chế độ Cộng Sản. Khi chúng tôi đi khắp nơi trong vùng vào ngày hôm ấy, chúng tôi thấy những đoàn người xếp hàng trước các địa điểm bỏ phiếu với vẻ mặt sửng sờ, như vẫn còn chưa hiểu hết tầm quan trọng của sự kiện này, giống như những kẻ mộng du đi giữa thời điểm lịch sử mà họ không bao giờ nghĩ sẽ đến.
Thi ca của năm đầy phép lạ ấy tất yếu cuối cùng nên nhường chỗ cho văn xuôi trong vài năm về sau; và những hành động bứt phá xiềng xích mê say cùng những cuộc bầu cử đầu tiên rất cảm động ấy nên được tiếp nối bởi điều gì đấy đời thường hơn và nề nếp hơn. Tuy nhiên lịch sử của dân chủ được biên soạn kể từ lúc đó có sự cao quý âm thầm riêng. Trong suốt thập niên 1990, tôi công tác ở một uỷ ban Hạ Viện Hoa Kỳ có nhiệm vụ phối hợp với các quốc hội của mười nước thuộc khối Xô Viết cũ để đưa lời hứa dân chủ vào các thể chế chính trị và xã hội của nước họ. Chúng tôi cùng làm việc để xây dựng thư viện, toà án, sở cảnh sát và các đảng phái chính trị. Trong các nước này có vài nước, chẳng hạn như Ba Lan, nhờ phong trào dân chủ có sẵn, mà vốn đã hoạt động gần như là một nhà nước không chính thức song hành với chính quyền Cộng Sản ngày càng mất đi tính chính danh, nên thời kỳ quá độ của họ trở nên tương đối dễ dàng. Riêng những nước khác, như Ukraine và Belarus, thì lại khó nhọc hơn rất nhiều để khử độc bóng ma Xô Viết của họ. Tuy nhiên các cuộc cách mạng dân chủ vẫn tiếp tục cố gắng nhiều để giữ lời hứa của năm 1989 qua nỗ lực của họ nhằm xác lập nền pháp trị và quyền tự do bất khả xâm phạm của con người. Con đường dẫn đến dân chủ đầy những ổ gà và có những trạm dừng chân, nhưng những người can đảm ở những nước này hiểu rằng dù đi mau hay đi chậm, hay đôi lúc phải đi vòng, con đường dân chủ là con đường một chiều không thể đảo ngược.
Từ cuộc bầu cử lịch sử ở Ba Lan ngày đó cho đến nay chúng ta đã rút ra được nhiều bài học mà dễ khiến chúng ta nản lòng. Ngay cả những thành viên thiện ý nhất và dấn thân nhất của các nền dân chủ mới không phải lúc nào cũng có thể chống lại những kẻ lợi dụng các thể chế còn mỏng manh để thủ lợi cá nhân hay phạm tội về chính trị, hay những kẻ dùng tự do làm bức bình phong để gây ra bao tham những và hỗn loạn. Tuy nhiên công việc của hai mươi năm về trước vẫn tiếp tục đến tận ngày nay- thường âm thầm không ai thấy nhưng vẫn tràn sức sống và thành công. Ví dụ, trong năm 2004 Chương Trình Trợ Giúp Dân Chủ ở Hạ Viện Hoa Kỳ đưọc tạo ra nhằm giúp đỡ nhiều nước trải dài từ Kenya đến Indonesia, những nước mà thành quả năm 1989 của họ mới chỉ đạt được phần nào, họ vẫn chưa làm tròn hết lời hứa của mình. Khi thảo luận hệ thống uỷ ban quốc hội ở Jakarta hay giám sát ngân sách ở Nairobi -công việc mà có thể không tạo ra kết quả tốt trong nhiều năm hay trong hàng chục năm tới, hay có lẽ không bao giờ -tôi đôi lúc nghĩ ngược về nơi mà mọi sự bắt nguồn trong những cánh rừng rậm của Trung Mỹ và trong những nhà máy và các trường đại học Đông Âu rồi cũng nghĩ đến con đường quanh co năm 1989 đã mở ra cho thế hệ chúng tôi. Con đường trong tâm tưởng ấy gợi cho tôi nhớ đến câu chuyện về một cụ già mà nghề nghiệp duy nhất trong đời của cụ là ngồi ở một chiếc ghế để chờ Đấng Cứu Thế. Khi có người qua đường hỏi cụ làm sao cụ có thể ngồi chờ suốt cả đời người như thế này, cụ già đáp rằng việc cụ làm tuy có vẻ tẻ nhạt nhưng đấy là công việc bền bỉ. Đó cũng là những gì các sự kiện của năm 1989 đã truyền cho các nhà hoạt động dân chủ tại rất nhiều nước trên khắp thế giới: dân chủ là công việc bền bỉ.
David Dreier là dân biểu đảng Cộng Hoà ở quốc hội Hoa Kỳ, đại diện khu vực cử tri thứ 26 của tiểu bang California.
Nguồn: Tạp chí World Affairs số mùa hè năm 2009
http://www.worldaffairsjournal.org/2009-Summer/full-Dreier.html
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
Chúng ta đã đi được một đoạn đường khá dài kể từ năm 1989, năm đầy phép lạ ấy khi chúng ta cảm nhận, dù chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, rằng điều gì đấy rất cơ bản về tự do của con người đã được an bài và rằng chúng ta đã nhìn thấy màu xanh trường cửu đang phủ lên môi trường chính trị toàn cầu. Lịch sử không cáo chung cách đây hai mươi năm, như một số người đã vội vàng tưởng; cuộc xung đột ý thức hệ ngày xưa đã trở thành cuộc xung đột giữa các nền văn hoá và chúng ta vẫn còn đấu tranh về những vấn đề đe doạ và phản ứng, ổn định và an ninh. Tuy nhiên ta hẳn là sai lầm khi cảm thấy mình bị tù hãm trong hiện tại mờ nhạt về đạo lý nên không làm lễ kỷ niệm hai mươi năm rất quan trọng mà chúng ta hiện giờ đang chào mừng và qua đó dành một khoảnh khắc để hồi tưởng thành tựu đã đạt được nhờ những cỗ máy huyền nhiệm vận hành trong suốt thập niên 1980 trong các phân xưởng dân chủ trên khắp thế giới và thành quả ấy vẫn còn vang vọng đến tận ngày nay.
Một điều tôi biết là lịch sử đã sang trang rất nhanh trong năm 1989. Bất kỳ ai tham gia tuy mờ nhạt vào những sự kiện trọng đại trong năm ấy cũng đều cảm thấy mình đang có mặt vào thuở sáng tạo trời đất. Với tôi, có hai thời điểm đáng tự hào. Thời điểm đầu tiên đến sáu tháng trước khi bức tường Berlin sụp đổ khi tôi có mặt ở El Salvador trong phái đoàn quốc hội Hoa Kỳ đến để chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức của Alfredo Cristiani, vị tổng thống mới nước này. Buổi lễ diễn ra thật cảm động, nhất là khi người Cristiani lên thay, Jose Napoleon Duarte, cố gắng đứng vững để ôm chặt người thay thế mình. Duarte, bị giới thiên tả trên khắp Châu Mỹ Latin và Hoa Kỳ phỉ báng rất nhiều vì ông đã tiến hành cuộc chiến tranh không thoả hiệp chống lại quân kháng chiến FMLN được Liên Xô ủng hộ, và họ có lúc như sắp chiếm được nuớc ông, đang bị ung thư giai đoạn cuối. Ông và Cristiani là hai đối thủ thù nghịch trong cuộc vận động tranh cử mới vừa kết thúc. Tuy nhiên ở đây, sau hai thập niên nội chiến đẫm máu diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh đang đến hồi hạ màn, họ hợp tác với nhau để lần đầu tiên chuyển giao quyền lực ôn hoà từ chức vụ tổng thống được bầu một cách dân chủ này sang chức vụ tổng thống khác trong lịch sử của El Salvador.
Tất cả chúng tôi tham dự buổi lễ ấn tượng này đều biết một hòn đá đã được ném vào lịch sử và những làn sóng nó tạo ra sẽ tiếp tục vỗ vào bờ của Salvador trong nhiều năm đến. Nhưng tôi hoài nghi không có ai trong chúng tôi đều ngờ rằng hai thập niên sau FMLN sẽ đồng ý từ bỏ vũ khí để tham gia dân chủ vào tương lai của đất nước hay ngờ rằng tổ chức Sandinistas, từng ủng hộ chiến dịch tàn bạo của quân kháng chiến Salvador trong suốt thập niên 1980, đến lúc đó cũng sẽ đổi đạn lấy lá phiếu.
Thời điểm thứ hai không thể nào quên được trong năm 1989 sôi động ấy đến hai ngày sau lễ tuyên thệ nhậm chức của Cristiani. Tôi đáp máy bay đi Krakow, Ba Lan, trong phái đoàn quốc hội do Jim Denton dẫn đầu, ông lúc đó là người đứng đầu của National Forum Foundation và của Freedom House về sau - những tổ chức đóng vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng sự phát triễn của các phong trào dân chủ trên khắp Đông Âu - và hiện là người đứng đầu tạp chí này. Chúng tôi đến vào ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên ở Ba Lan, một sự nhượng bộ từ chính quyền Cộng Sản mà Công Đoàn Đoàn Kết đã giành được hai tháng trước đó sau hai thế hệ dưới ách cộng sản. Quyết định tổ chức cuộc bầu cử đến bất ngờ ngoài tiên liệu, và các thành viên trong phái đoàn của chúng tôi là những quan sát viên quốc tế duy nhất có mặt.
Vào đêm ngày 3 tháng Sáu ấy, chỉ còn vài giờ nữa trước khi các địa điểm bầu cử mở cửa, chúng tôi có mặt ở trụ sở Công Đoàn Đoàn Kết xúm quanh chiếc máy truyền hình nhỏ để theo dõi cảnh các xe tăng Trung Quốc nặng nề đáng sợ đang lừ đừ tiến vào Quảng Trường Thiên An Môn để chuẩn bị cho một cuộc tắm máu. Chính quyền quân đội của tướng Wojciech Jaruzelski đã ra lệnh cho chiếu đi chiếu lại liên tục những đoạn phim ấy từ Trung Quốc nhằm nhắn nhủ không cần giấu diếm cho người Ba Lan biết điều gì sẽ xảy đến cho họ nếu cuộc bầu cử không tạo ra kết quả đúng như chế độ mong muốn. Quả thật, các nhà lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết bày tỏ lo ngại rằng họ sẽ chẳng có được 50 phần trăm số phiếu. Tuy nhiên, vào ngày hôm sau trong cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên trong đế quốc Cộng Sản, nhân dân Ba Lan đã nói triệu người như một - hơn 95 phần trăm dân chúng bỏ phiếu truất phế chế độ Cộng Sản. Khi chúng tôi đi khắp nơi trong vùng vào ngày hôm ấy, chúng tôi thấy những đoàn người xếp hàng trước các địa điểm bỏ phiếu với vẻ mặt sửng sờ, như vẫn còn chưa hiểu hết tầm quan trọng của sự kiện này, giống như những kẻ mộng du đi giữa thời điểm lịch sử mà họ không bao giờ nghĩ sẽ đến.
Thi ca của năm đầy phép lạ ấy tất yếu cuối cùng nên nhường chỗ cho văn xuôi trong vài năm về sau; và những hành động bứt phá xiềng xích mê say cùng những cuộc bầu cử đầu tiên rất cảm động ấy nên được tiếp nối bởi điều gì đấy đời thường hơn và nề nếp hơn. Tuy nhiên lịch sử của dân chủ được biên soạn kể từ lúc đó có sự cao quý âm thầm riêng. Trong suốt thập niên 1990, tôi công tác ở một uỷ ban Hạ Viện Hoa Kỳ có nhiệm vụ phối hợp với các quốc hội của mười nước thuộc khối Xô Viết cũ để đưa lời hứa dân chủ vào các thể chế chính trị và xã hội của nước họ. Chúng tôi cùng làm việc để xây dựng thư viện, toà án, sở cảnh sát và các đảng phái chính trị. Trong các nước này có vài nước, chẳng hạn như Ba Lan, nhờ phong trào dân chủ có sẵn, mà vốn đã hoạt động gần như là một nhà nước không chính thức song hành với chính quyền Cộng Sản ngày càng mất đi tính chính danh, nên thời kỳ quá độ của họ trở nên tương đối dễ dàng. Riêng những nước khác, như Ukraine và Belarus, thì lại khó nhọc hơn rất nhiều để khử độc bóng ma Xô Viết của họ. Tuy nhiên các cuộc cách mạng dân chủ vẫn tiếp tục cố gắng nhiều để giữ lời hứa của năm 1989 qua nỗ lực của họ nhằm xác lập nền pháp trị và quyền tự do bất khả xâm phạm của con người. Con đường dẫn đến dân chủ đầy những ổ gà và có những trạm dừng chân, nhưng những người can đảm ở những nước này hiểu rằng dù đi mau hay đi chậm, hay đôi lúc phải đi vòng, con đường dân chủ là con đường một chiều không thể đảo ngược.
Từ cuộc bầu cử lịch sử ở Ba Lan ngày đó cho đến nay chúng ta đã rút ra được nhiều bài học mà dễ khiến chúng ta nản lòng. Ngay cả những thành viên thiện ý nhất và dấn thân nhất của các nền dân chủ mới không phải lúc nào cũng có thể chống lại những kẻ lợi dụng các thể chế còn mỏng manh để thủ lợi cá nhân hay phạm tội về chính trị, hay những kẻ dùng tự do làm bức bình phong để gây ra bao tham những và hỗn loạn. Tuy nhiên công việc của hai mươi năm về trước vẫn tiếp tục đến tận ngày nay- thường âm thầm không ai thấy nhưng vẫn tràn sức sống và thành công. Ví dụ, trong năm 2004 Chương Trình Trợ Giúp Dân Chủ ở Hạ Viện Hoa Kỳ đưọc tạo ra nhằm giúp đỡ nhiều nước trải dài từ Kenya đến Indonesia, những nước mà thành quả năm 1989 của họ mới chỉ đạt được phần nào, họ vẫn chưa làm tròn hết lời hứa của mình. Khi thảo luận hệ thống uỷ ban quốc hội ở Jakarta hay giám sát ngân sách ở Nairobi -công việc mà có thể không tạo ra kết quả tốt trong nhiều năm hay trong hàng chục năm tới, hay có lẽ không bao giờ -tôi đôi lúc nghĩ ngược về nơi mà mọi sự bắt nguồn trong những cánh rừng rậm của Trung Mỹ và trong những nhà máy và các trường đại học Đông Âu rồi cũng nghĩ đến con đường quanh co năm 1989 đã mở ra cho thế hệ chúng tôi. Con đường trong tâm tưởng ấy gợi cho tôi nhớ đến câu chuyện về một cụ già mà nghề nghiệp duy nhất trong đời của cụ là ngồi ở một chiếc ghế để chờ Đấng Cứu Thế. Khi có người qua đường hỏi cụ làm sao cụ có thể ngồi chờ suốt cả đời người như thế này, cụ già đáp rằng việc cụ làm tuy có vẻ tẻ nhạt nhưng đấy là công việc bền bỉ. Đó cũng là những gì các sự kiện của năm 1989 đã truyền cho các nhà hoạt động dân chủ tại rất nhiều nước trên khắp thế giới: dân chủ là công việc bền bỉ.
David Dreier là dân biểu đảng Cộng Hoà ở quốc hội Hoa Kỳ, đại diện khu vực cử tri thứ 26 của tiểu bang California.
Nguồn: Tạp chí World Affairs số mùa hè năm 2009
http://www.worldaffairsjournal.org/2009-Summer/full-Dreier.html
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
18.8.10
Aleksandr Solzhenitsyn – Tự do để thở
talawas - Trả lời phỏng vấn của đài RFA ngày 17/8/2010 sau khi ra tù, nhà bất đồng chính kiến Lê Nguyên Sang kể về thời gian biệt giam của mình như sau: “Một năm rất nghiệt ngã, không có không khí để thở, ánh sáng để hưởng. Nhu cầu của con người là ánh sáng và không khí, hai thứ không mất tiền; thế nhưng trong nhà tù cộng sản hai thứ đó không được hưởng… Có thể tôi sẽ vào tù lại; nhưng con đường dân chủ Việt Nam là con đường không thể đảo ngược được.”
Bác sĩ Lê Nguyên Sang sinh năm 1959, bị bắt ngày 14/8/2006. Ngày 10/5/2007, cùng hai thành viên khác của Đảng Dân chủ Nhân dân là nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo và luật sư Nguyễn Bắc Truyển, ông bị Tòa án Nhân dân TPHCM kết án 5 năm tù và 2 năm quản chế vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Phiên tòa phúc thẩm ngày 17/8/2007 đã giảm bản án này thành 4 năm tù và 2 năm quản chế.
_____________
Trần Quốc Việt dịch
Đêm qua trời mưa rào và giờ đây mây xám trôi khắp bầu trời, thỉnh thoảng rắc xuống một làn mưa mịn.
Tôi đứng dưới cây táo nhỏ đang ra hoa và tôi thở. Không chỉ cây táo mà cỏ xung quanh đều lấp lánh hơi nước; không lời nào có thể diễn tả hết mùi hương dịu ngọt vương đầy không khí. Tôi hít vào thật sâu, và mùi hương ấy thấm tận đến cõi lòng; mắt mở ra tôi thở, mắt nhắm lại tôi thở – tôi không thể biết cách thở nào cho tôi niềm vui thú hơn.
Tự do này, tôi tin, là tự do quý giá nhất mà nhà tù cướp đi của chúng tôi: tự do để thở, như tôi giờ có thể thở. Với tôi chẳng có món ăn, rượu, và nụ hôn nào của phụ nữ lại ngọt dịu hơn khí trời đẫm mùi hương của hoa, của hơi nước và sự trong lành.
Cho dù nơi tôi đứng chỉ là một mảnh vườn con, vây quanh bởi những toà nhà năm tầng trông giống như những cái chuồng trong sở thú. Tôi ngừng nghe tiếng xe máy nổ ầm ĩ, tiếng radio lải nhải, tiếng dồn dập của loa phóng thanh. Chừng nào còn khí trời trong lành để thở dưới một cây táo sau cơn mưa rào, ta may ra còn có thể tồn tại lâu thêm một chút.
Nguồn: Dịch từ bản tiếng Anh của Michael Glenny: Stories and prose poems by Aleksandr Isaevich Solzhenitsyn. Farrar, Straus and Giroux, New York 1971
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
Bác sĩ Lê Nguyên Sang sinh năm 1959, bị bắt ngày 14/8/2006. Ngày 10/5/2007, cùng hai thành viên khác của Đảng Dân chủ Nhân dân là nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo và luật sư Nguyễn Bắc Truyển, ông bị Tòa án Nhân dân TPHCM kết án 5 năm tù và 2 năm quản chế vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Phiên tòa phúc thẩm ngày 17/8/2007 đã giảm bản án này thành 4 năm tù và 2 năm quản chế.
_____________
Trần Quốc Việt dịch
Đêm qua trời mưa rào và giờ đây mây xám trôi khắp bầu trời, thỉnh thoảng rắc xuống một làn mưa mịn.
Tôi đứng dưới cây táo nhỏ đang ra hoa và tôi thở. Không chỉ cây táo mà cỏ xung quanh đều lấp lánh hơi nước; không lời nào có thể diễn tả hết mùi hương dịu ngọt vương đầy không khí. Tôi hít vào thật sâu, và mùi hương ấy thấm tận đến cõi lòng; mắt mở ra tôi thở, mắt nhắm lại tôi thở – tôi không thể biết cách thở nào cho tôi niềm vui thú hơn.
Tự do này, tôi tin, là tự do quý giá nhất mà nhà tù cướp đi của chúng tôi: tự do để thở, như tôi giờ có thể thở. Với tôi chẳng có món ăn, rượu, và nụ hôn nào của phụ nữ lại ngọt dịu hơn khí trời đẫm mùi hương của hoa, của hơi nước và sự trong lành.
Cho dù nơi tôi đứng chỉ là một mảnh vườn con, vây quanh bởi những toà nhà năm tầng trông giống như những cái chuồng trong sở thú. Tôi ngừng nghe tiếng xe máy nổ ầm ĩ, tiếng radio lải nhải, tiếng dồn dập của loa phóng thanh. Chừng nào còn khí trời trong lành để thở dưới một cây táo sau cơn mưa rào, ta may ra còn có thể tồn tại lâu thêm một chút.
Nguồn: Dịch từ bản tiếng Anh của Michael Glenny: Stories and prose poems by Aleksandr Isaevich Solzhenitsyn. Farrar, Straus and Giroux, New York 1971
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
10.8.10
CLIFTON TRUMAN DANIEL- HIROSHIMA QUA NGÀN CÁNH HẠC
Trần Quốc Việt dịch
Ngày 6 tháng Tám năm 2010
Sadako Sasaki sống ở Hiroshima, Nhật Bản, cách nơi bom nổ độ một dặm. Em hai tuổi vào ngày 6 tháng Tám năm 1945, khi quả bom nguyên tử nổ bên trên thành phố, đúng ngày này cách đây 65 năm. Người ra lệnh thả bom là ông tôi, tổng thống Harry Truman.
Chưa đầy 10 năm sau, Sadako bị chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, do bị nhiễm phóng xạ từ vụ nổ. Em biết mình chỉ sống lâu nhất được thêm một năm.
Nhờ được người bạn thân nhất khích lệ, em bắt đầu xếp những cánh hạc giấy. Thời ấy người ta tin rằng nếu ai xếp được một ngàn cánh hạc thì được ban cho một ước mơ.
Cặm cụi hàng tháng trời, dùng bất kể giấy gì em tìm được, kể cả các nhãn thuốc và giấy nhặt nhạnh được từ những món quà chúc mau hồi phục được tặng cho các bệnh nhân khác, Sadako xếp mê mải những cánh hạc. Cuối cùng em xếp được hơn một ngàn cánh hạc.
Tuy nhiên mơ ước không thành. Em qua đời vào ngày 25 tháng Mười năm 1955. Năm ấy em lên 12 tuổi.
Câu chuyện của Sadako theo năm tháng vẫn không ngừng được người đời truyền tụng. Vào đầu thập niên 1990, tôi cùng đọc với các con tôi truyện, “Sadako và Ngàn Cánh Hạc Giấy” của tác giả Eleanor Coerr.
Cách đây vài năm, tôi có nhắc đến điều này với một nhà báo người Nhật phỏng vấn tôi nhân ngày tưởng niệm Hiroshima và Nagasaki. Mấy tuần sau, anh gọi điện thoại cho tôi. Cùng với anh là Masahiro Sasaki, anh của Sadako. Chúng tôi trò chuyện dăm phút nhờ nhà báo làm thông dịch. Tôi không nhớ rõ nội dung cuộc nói chuyện, vì khoảng cách và trở ngại ngôn ngữ, nhưng chúng tôi xem chừng quý trọng lẫn nhau và đồng ý nếu có ngày gặp được nhau thì rất hay.
Ngày ấy đến vào đầu năm này ở New York, khi tôi gặp Masahiro và con anh, Yuji, ở Tribute Center, nơi tưởng niệm những người đã chết trong cuộc tấn công khủng bố vào toà nhà World Trade Center vào ngày 11 tháng Chín năm 2001. Địa điểm này thật thích hợp vì gia đình Sasaki đã dành phần lớn cuộc đời họ để cổ động cho nền hoà bình thế giới dựa trên câu chuyện và di sản của Sadako.
Sadako Sasaki là em bé phi thường. Ngồi ở phía bên kia bàn họp sáng hôm ấy, Masahiro nhớ lại tính tình thân thiện của em gái mình cùng tình cảm của em dành cho gia đình và bạn bè. Đối diện với căn bệnh hiểm nghèo, em không than trách mà lòng luôn luôn chan chứa hy vọng. Dù căn bệnh ung thư làm em rất đau đớn, nhưng em chưa bao giờ lần nào than thở vì sợ làm những người chung quanh lo lắng.
Gần cuối cuộc gặp mặt, Masahiro và Yuji tặng tôi những cánh hạc giấy tự tay họ xếp, những cánh hạc đan với nhau thành vòng tròn, như thể hiện niềm mơ ước không chỉ về hoà bình và cuộc sống, mà còn mơ ước chúng tôi sẽ mãi mãi gần nhau. Họ mời tôi ngày nào đấy đến thăm thành phố Hiroshima, nơi tôi cũng rất muốn đến. Yuji nói nếu tôi sẵn sàng đến, anh ta sẽ xin tặng một trong những cánh hạc giấy cuối cùng còn sót lại của cô anh cho đài tưởng niệm chiến thuyền USS Arizona Memorial ở Trân Châu Cảng. Hầu hết tất cả những cánh hạc khác, gia đình Sasaki đã cho đi như là những biểu tượng của hoà bình và hàn gắn. Thật vậy, một cánh hạc trong số ấy được đặt trong hộp kính ở Tribute Center.
Nói xong Yuji mở một chiếc hộp nhỏ bằng nhựa, bên trong có năm cánh hạc giấy rồi đặt một cánh hạc lên lòng bàn tay tôi. Được xếp bằng những nhãn thuốc đã phai màu từ lâu hay mẫu vụn của giấy gói quà, cánh hạc trên tay tôi trông rất bình thường, nhưng rất nhỏ vì thời ấy giấy rất hiếm. Đây là cánh hạc cuối cùng Sadako xếp trước khi qua đời.
Vẫn lòng bàn tay ấy, tôi đã nắm chặt tay những cựu binh Mỹ già, trong số họ có người rơm rớm nước mắt, nghẹn ngào cảm ơn tôi vì quyết định của ông tôi đã cứu sống họ.
Chủ yếu chính vì lý do đó mà ông tôi đã quyết định và thực hiện quyết định ấy. Tuy nhiên đôi lúc khi được hỏi ông có từng phiền muộn vì đã ra lệnh dùng đến vũ khí như thế, ông đáp tất nhiên phải buồn chứ. Ông hỏi làm sao mà không buồn.
Những giọt nước mắt của những cựu binh già và cánh hạc cuối cùng của Sadako Sasaki có sức cảm xúc vô cùng.
Tôi thích tôn kính cả hai.
Tôi biết ơn những người trong quân đội đang phục vụ tổ quốc này. Ngày nào đấy tôi hy vọng đến Hiroshima để nghiêng mình trước đài tưởng niệm Sadako. Và tôi hy vọng rằng Yuji đến đài tưởng niệm Arizona và họ chấp nhận món quà của anh.
Tôi hy vọng rất nhiều.
Clifton Truman Daniel là cháu trai đầu của tổng thống Harry S. Truman, hiện làm việc ở City College of Chicago.
Tựa đề của người dịch, nguyên tác tiếng Anh “Sadako Sasaki’s Cranes and Hiroshima’s 65th Anniversary”
Nguồn: Chicago Tribune số ra ngày 6 tháng Tám năm 2010
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
Ngày 6 tháng Tám năm 2010
Sadako Sasaki sống ở Hiroshima, Nhật Bản, cách nơi bom nổ độ một dặm. Em hai tuổi vào ngày 6 tháng Tám năm 1945, khi quả bom nguyên tử nổ bên trên thành phố, đúng ngày này cách đây 65 năm. Người ra lệnh thả bom là ông tôi, tổng thống Harry Truman.
Chưa đầy 10 năm sau, Sadako bị chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, do bị nhiễm phóng xạ từ vụ nổ. Em biết mình chỉ sống lâu nhất được thêm một năm.
Nhờ được người bạn thân nhất khích lệ, em bắt đầu xếp những cánh hạc giấy. Thời ấy người ta tin rằng nếu ai xếp được một ngàn cánh hạc thì được ban cho một ước mơ.
Cặm cụi hàng tháng trời, dùng bất kể giấy gì em tìm được, kể cả các nhãn thuốc và giấy nhặt nhạnh được từ những món quà chúc mau hồi phục được tặng cho các bệnh nhân khác, Sadako xếp mê mải những cánh hạc. Cuối cùng em xếp được hơn một ngàn cánh hạc.
Tuy nhiên mơ ước không thành. Em qua đời vào ngày 25 tháng Mười năm 1955. Năm ấy em lên 12 tuổi.
Câu chuyện của Sadako theo năm tháng vẫn không ngừng được người đời truyền tụng. Vào đầu thập niên 1990, tôi cùng đọc với các con tôi truyện, “Sadako và Ngàn Cánh Hạc Giấy” của tác giả Eleanor Coerr.
Cách đây vài năm, tôi có nhắc đến điều này với một nhà báo người Nhật phỏng vấn tôi nhân ngày tưởng niệm Hiroshima và Nagasaki. Mấy tuần sau, anh gọi điện thoại cho tôi. Cùng với anh là Masahiro Sasaki, anh của Sadako. Chúng tôi trò chuyện dăm phút nhờ nhà báo làm thông dịch. Tôi không nhớ rõ nội dung cuộc nói chuyện, vì khoảng cách và trở ngại ngôn ngữ, nhưng chúng tôi xem chừng quý trọng lẫn nhau và đồng ý nếu có ngày gặp được nhau thì rất hay.
Ngày ấy đến vào đầu năm này ở New York, khi tôi gặp Masahiro và con anh, Yuji, ở Tribute Center, nơi tưởng niệm những người đã chết trong cuộc tấn công khủng bố vào toà nhà World Trade Center vào ngày 11 tháng Chín năm 2001. Địa điểm này thật thích hợp vì gia đình Sasaki đã dành phần lớn cuộc đời họ để cổ động cho nền hoà bình thế giới dựa trên câu chuyện và di sản của Sadako.
Sadako Sasaki là em bé phi thường. Ngồi ở phía bên kia bàn họp sáng hôm ấy, Masahiro nhớ lại tính tình thân thiện của em gái mình cùng tình cảm của em dành cho gia đình và bạn bè. Đối diện với căn bệnh hiểm nghèo, em không than trách mà lòng luôn luôn chan chứa hy vọng. Dù căn bệnh ung thư làm em rất đau đớn, nhưng em chưa bao giờ lần nào than thở vì sợ làm những người chung quanh lo lắng.
Gần cuối cuộc gặp mặt, Masahiro và Yuji tặng tôi những cánh hạc giấy tự tay họ xếp, những cánh hạc đan với nhau thành vòng tròn, như thể hiện niềm mơ ước không chỉ về hoà bình và cuộc sống, mà còn mơ ước chúng tôi sẽ mãi mãi gần nhau. Họ mời tôi ngày nào đấy đến thăm thành phố Hiroshima, nơi tôi cũng rất muốn đến. Yuji nói nếu tôi sẵn sàng đến, anh ta sẽ xin tặng một trong những cánh hạc giấy cuối cùng còn sót lại của cô anh cho đài tưởng niệm chiến thuyền USS Arizona Memorial ở Trân Châu Cảng. Hầu hết tất cả những cánh hạc khác, gia đình Sasaki đã cho đi như là những biểu tượng của hoà bình và hàn gắn. Thật vậy, một cánh hạc trong số ấy được đặt trong hộp kính ở Tribute Center.
Nói xong Yuji mở một chiếc hộp nhỏ bằng nhựa, bên trong có năm cánh hạc giấy rồi đặt một cánh hạc lên lòng bàn tay tôi. Được xếp bằng những nhãn thuốc đã phai màu từ lâu hay mẫu vụn của giấy gói quà, cánh hạc trên tay tôi trông rất bình thường, nhưng rất nhỏ vì thời ấy giấy rất hiếm. Đây là cánh hạc cuối cùng Sadako xếp trước khi qua đời.
Vẫn lòng bàn tay ấy, tôi đã nắm chặt tay những cựu binh Mỹ già, trong số họ có người rơm rớm nước mắt, nghẹn ngào cảm ơn tôi vì quyết định của ông tôi đã cứu sống họ.
Chủ yếu chính vì lý do đó mà ông tôi đã quyết định và thực hiện quyết định ấy. Tuy nhiên đôi lúc khi được hỏi ông có từng phiền muộn vì đã ra lệnh dùng đến vũ khí như thế, ông đáp tất nhiên phải buồn chứ. Ông hỏi làm sao mà không buồn.
Những giọt nước mắt của những cựu binh già và cánh hạc cuối cùng của Sadako Sasaki có sức cảm xúc vô cùng.
Tôi thích tôn kính cả hai.
Tôi biết ơn những người trong quân đội đang phục vụ tổ quốc này. Ngày nào đấy tôi hy vọng đến Hiroshima để nghiêng mình trước đài tưởng niệm Sadako. Và tôi hy vọng rằng Yuji đến đài tưởng niệm Arizona và họ chấp nhận món quà của anh.
Tôi hy vọng rất nhiều.
Clifton Truman Daniel là cháu trai đầu của tổng thống Harry S. Truman, hiện làm việc ở City College of Chicago.
Tựa đề của người dịch, nguyên tác tiếng Anh “Sadako Sasaki’s Cranes and Hiroshima’s 65th Anniversary”
Nguồn: Chicago Tribune số ra ngày 6 tháng Tám năm 2010
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
7.8.10
WARREN KOZAK-HIROSHIMA QUA ĐÔI MẮT NHỮNG THẾ HỆ MỸ
Trần Quốc Việt dịch
Vào ngày này cách đây 64 năm, một chiếc máy bay Mỹ B-29 tên Enola Gay thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima. Chúng ta biết có đến 80,000 người Nhật chết ngay tức thì. Chúng ta biết thành phố bị san thành bình địa, và chúng ta biết về sau thêm độ 100,000 người nữa chết vì nhiễm độc phóng xạ. Chúng ta cũng ý thức rằng quả bom Hiroshima, và quả bom Nagasaki thả xuống ba ngày sau đó, đã mở đầu thời đại nguyên tử.
Vào thời điểm của sự kiện này, theo cuộc thăm dò của viện Gallup, 85% công chúng Mỹ tán thành việc thả bom nguyên tử (10% không tán thành). Trải qua nhiều năm, thái độ đó đã thay đổi. Đến năm 2005, Gallup thấy chỉ có 57% người Mỹ nghĩ bom nguyên tử ấy là cần thiết, trong khi 38% không tán thành. Đa số những người được thăm dò đều sinh ra sau sự kiện này.
Vào tháng Tám năm 1945, phần lớn thế giới đã mỏi mòn kiệt quệ sau sáu năm trường chiến tranh tổng lực và hàng chục triệu người chết. Mùa hè năm ấy, đa số mọi người đều không hiểu rõ lắm những hệ luỵ của Hiroshima. Tất cả những gì họ biết là bom nguyên tử là loại bom gì đấy mới, cực kỳ mạnh và là kết quả của một kế hoạch tuyệt mật. Bom chứng minh sự ưu việt phi thường về kỹ thuật của Hoa Kỳ – không khác gì chuyện lên trăng 24 năm sau.
Nhưng ngay cả trước khi bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima, những hoài nghi về việc sử dụng đến bom này đã xuất hiện trong nhóm những nhà vật lý chế tạo bom. Albert Einstein, người đầu tiên cho FDR biết về bom nguyên tử, cùng với Leo Szilard, người có vai trò quan trọng trong việc chế tạo bom, cả hai đều phản đối việc sử dụng bom nguyên tử chống lại thường dân Nhật.
Khi thời gian qua đi, đội quân của những kẻ hoài nghi đông thêm. Những người chỉ trích này cho rằng vào tháng Tám năm 1945, Nhật Bản đã gần như bại trận, nên bom nguyên tử không cần thiết. Họ khẳng định chiến dịch ném bom lửa trước đấy đã phá huỷ phần lớn các thành phố của Nhật Bản, và việc phong toả thuỷ lôi các sông cảng nội địa đã làm cho guồng máy sản xuất phục vụ chiến tranh hầu như bị tê liệt hoàn toàn. Các công dân Nhật Bản lại bị suy dinh dưỡng và ở trong nước gần như chẳng còn nhiên liệu hay bất kỳ nguyên liệu nào khác. Nhật Bản, theo hướng suy nghĩ này, là một quốc gia đã hết thời rồi, giờ chỉ còn chờ xem may ra có thương lượng được gì tốt nhất với phe Đồng Minh. Phần lớn điều này là đúng.
Mặt khác, những ai tin ném bom nguyên tử là cần thiết lại chỉ ra rằng khác với nước Đức quốc xã bị sụp đổ vào những ngày cuối cùng của nó, nguời Nhật chiến đấu càng mãnh liệt hơn nhiều khi người Mỹ càng tiến gần đến đất liền Nhật. Như đã chứng tỏ trong từng trận chiến chiếm đảo trước đây, hầu hết tất cả thần dân Nhật đều sẵn sàng chết cho Thiên Hoàng của họ, và vì thế điều này tất sẽ dẫn đến một cuộc đổ bộ hải lục quân có lẽ lớn nhất trong mọi thời đại. Người Mỹ đã trở nên chán ngán khi thấy cảnh hàng trăm hàng ngàn điện tín báo tử toả ra khắp các thành phố và thị trấn trên cả nước. Tướng Geogre C. Marshall, tham mưu trưởng quân đội, lo ngại rằng người Mỹ sẽ không thể nào duy trì được quyết tâm theo đuổi chiến tranh nếu cuộc tấn công vào nước Nhật lại là một cuộc chiến kéo dài, tổn thất quá cao.
Người Nhật cũng đặt hy vọng vào điều này. Vào thời điểm thả hai quả bom nguyên tử, những người lính Mỹ dày dạn chinh chiến đang được thuyên chuyển từ Châu Âu về lại Mỹ, và rồi được điều tiếp đến những khu vực tập kết ở Thái Bình Dương. Theo kế hoạch đợt đánh đầu tiên vào Nhật Bản sẽ dự trù diễn ra trong tháng Mười Một năm 1945 do tướng Douglas MacArthur chỉ huy, tiếp đến đợt tấn công thứ hai vào tháng Ba năm 1946. Các bệnh viện lúc ấy đang được xây dựng hối hả ở Quần Đảo Mariana để dự trù tiếp nhận hàng ngàn thương binh. Những gì người Mỹ cuối cùng tìm thấy ở Nhật Bản sau khi Nhật Bản đầu hàng đã chứng minh rõ ràng là Nhật Bản đang chuẩn bị để đẩy lùi cuộc tiến công của Mỹ, không chỉ bằng quân đội mà cũng bằng những đội cảm tử dân sự.
Cuộc tranh luận về bom nguyên tử này đến hồi sôi nổi nhất cách đây 14 năm khi viện Smithsonian giới thiệu một cuộc triển lãm mà các nhóm cựu chiến binh phản đối vì họ tin là cuộc triển lãm ấy nhấn mạnh quá nhiều đến những nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử mà không nhấn mạnh đến các lý do cho việc thả bom. Cuộc trưng bày đó cuối cùng bị huỷ bỏ. Rồi, mùa xuân vừa qua, nghệ sĩ hài Jon Stewart đã bị rất nhiều người đồng loạt chỉ trích khi ông gọi Harry Truman là “tội phạm chiến tranh” vì đã ra lệnh thả bom nguyên tử. Ông Stewart sau này đã xin lỗi.
Một số người chỉ trích vội vã bác bỏ sự thật là việc chiến tranh kết thúc nhanh chóng đã cho phép Mỹ tránh được một cuộc chiến tranh trên bộ ở trên đất Nhật, nhờ thế cứu được rất nhiều sinh mạng. Họ cho rằng không có cơ sở nào để ước tính được số lượng thương vong lớn như thế. Nhưng lúc đó số người Châu Á bị chết dưới tay nguời Nhật lại thật kinh hoàng. Hơn một phần tư triệu người bị chết mỗi tháng. Sự thật là cơn cuồng sát này, tổng cộng 17 triệu người, đột ngột ngưng lại khi quân đội Thiên Hoàng cuối cùng buộc phải về nước hiếm khi được nhắc đến.
Có lẽ lý lẽ đơn giản nhất và thuyết phục nhất cho việc sử dụng hai quả bom ấy mà cũng là lý do chính trước tiên tổng thống Truman quyết định thả chúng: ông hy vọng bom sẽ làm cho Nhật Bản khiếp đảm đến độ buộc phải đầu hàng. Đấy chính xác là những gì đã diễn ra.
Ngày nay, đối với người Mỹ Hiroshima đã trở thành một cuộc trắc nghiệm tâm lý (Rorschach test). Chúng ta thấy cùng những hình ảnh và chúng ta nghe cùng những sự thật. Nhưng dựa trên cách nhìn của chúng ta về quốc gia mình, chính phủ mình, thế giới mình mà chúng ta hiểu những sự thật này theo những chiều hướng rất khác nhau.
Một cựu binh Mỹ, giờ đây 90 tuổi, ngày trước đã sống sót qua cuộc chiến ở Châu Âu và sắp sửa bị điều đến Thái Bình Dương hiểu rất rõ ràng rằng bom nguyên tử đã cứu đời mình. Cháu ông có thể thấy sự kiện này theo một chiều hướng rất khác.
Tựa đề của người dịch, nguyên tác tiếng Anh ”The Hiroshima Rorschach Test“
Nguồn: Wall Street Journal ngày 4 tháng Sáu năm 2009
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
Vào ngày này cách đây 64 năm, một chiếc máy bay Mỹ B-29 tên Enola Gay thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima. Chúng ta biết có đến 80,000 người Nhật chết ngay tức thì. Chúng ta biết thành phố bị san thành bình địa, và chúng ta biết về sau thêm độ 100,000 người nữa chết vì nhiễm độc phóng xạ. Chúng ta cũng ý thức rằng quả bom Hiroshima, và quả bom Nagasaki thả xuống ba ngày sau đó, đã mở đầu thời đại nguyên tử.
Vào thời điểm của sự kiện này, theo cuộc thăm dò của viện Gallup, 85% công chúng Mỹ tán thành việc thả bom nguyên tử (10% không tán thành). Trải qua nhiều năm, thái độ đó đã thay đổi. Đến năm 2005, Gallup thấy chỉ có 57% người Mỹ nghĩ bom nguyên tử ấy là cần thiết, trong khi 38% không tán thành. Đa số những người được thăm dò đều sinh ra sau sự kiện này.
Vào tháng Tám năm 1945, phần lớn thế giới đã mỏi mòn kiệt quệ sau sáu năm trường chiến tranh tổng lực và hàng chục triệu người chết. Mùa hè năm ấy, đa số mọi người đều không hiểu rõ lắm những hệ luỵ của Hiroshima. Tất cả những gì họ biết là bom nguyên tử là loại bom gì đấy mới, cực kỳ mạnh và là kết quả của một kế hoạch tuyệt mật. Bom chứng minh sự ưu việt phi thường về kỹ thuật của Hoa Kỳ – không khác gì chuyện lên trăng 24 năm sau.
Nhưng ngay cả trước khi bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima, những hoài nghi về việc sử dụng đến bom này đã xuất hiện trong nhóm những nhà vật lý chế tạo bom. Albert Einstein, người đầu tiên cho FDR biết về bom nguyên tử, cùng với Leo Szilard, người có vai trò quan trọng trong việc chế tạo bom, cả hai đều phản đối việc sử dụng bom nguyên tử chống lại thường dân Nhật.
Khi thời gian qua đi, đội quân của những kẻ hoài nghi đông thêm. Những người chỉ trích này cho rằng vào tháng Tám năm 1945, Nhật Bản đã gần như bại trận, nên bom nguyên tử không cần thiết. Họ khẳng định chiến dịch ném bom lửa trước đấy đã phá huỷ phần lớn các thành phố của Nhật Bản, và việc phong toả thuỷ lôi các sông cảng nội địa đã làm cho guồng máy sản xuất phục vụ chiến tranh hầu như bị tê liệt hoàn toàn. Các công dân Nhật Bản lại bị suy dinh dưỡng và ở trong nước gần như chẳng còn nhiên liệu hay bất kỳ nguyên liệu nào khác. Nhật Bản, theo hướng suy nghĩ này, là một quốc gia đã hết thời rồi, giờ chỉ còn chờ xem may ra có thương lượng được gì tốt nhất với phe Đồng Minh. Phần lớn điều này là đúng.
Mặt khác, những ai tin ném bom nguyên tử là cần thiết lại chỉ ra rằng khác với nước Đức quốc xã bị sụp đổ vào những ngày cuối cùng của nó, nguời Nhật chiến đấu càng mãnh liệt hơn nhiều khi người Mỹ càng tiến gần đến đất liền Nhật. Như đã chứng tỏ trong từng trận chiến chiếm đảo trước đây, hầu hết tất cả thần dân Nhật đều sẵn sàng chết cho Thiên Hoàng của họ, và vì thế điều này tất sẽ dẫn đến một cuộc đổ bộ hải lục quân có lẽ lớn nhất trong mọi thời đại. Người Mỹ đã trở nên chán ngán khi thấy cảnh hàng trăm hàng ngàn điện tín báo tử toả ra khắp các thành phố và thị trấn trên cả nước. Tướng Geogre C. Marshall, tham mưu trưởng quân đội, lo ngại rằng người Mỹ sẽ không thể nào duy trì được quyết tâm theo đuổi chiến tranh nếu cuộc tấn công vào nước Nhật lại là một cuộc chiến kéo dài, tổn thất quá cao.
Người Nhật cũng đặt hy vọng vào điều này. Vào thời điểm thả hai quả bom nguyên tử, những người lính Mỹ dày dạn chinh chiến đang được thuyên chuyển từ Châu Âu về lại Mỹ, và rồi được điều tiếp đến những khu vực tập kết ở Thái Bình Dương. Theo kế hoạch đợt đánh đầu tiên vào Nhật Bản sẽ dự trù diễn ra trong tháng Mười Một năm 1945 do tướng Douglas MacArthur chỉ huy, tiếp đến đợt tấn công thứ hai vào tháng Ba năm 1946. Các bệnh viện lúc ấy đang được xây dựng hối hả ở Quần Đảo Mariana để dự trù tiếp nhận hàng ngàn thương binh. Những gì người Mỹ cuối cùng tìm thấy ở Nhật Bản sau khi Nhật Bản đầu hàng đã chứng minh rõ ràng là Nhật Bản đang chuẩn bị để đẩy lùi cuộc tiến công của Mỹ, không chỉ bằng quân đội mà cũng bằng những đội cảm tử dân sự.
Cuộc tranh luận về bom nguyên tử này đến hồi sôi nổi nhất cách đây 14 năm khi viện Smithsonian giới thiệu một cuộc triển lãm mà các nhóm cựu chiến binh phản đối vì họ tin là cuộc triển lãm ấy nhấn mạnh quá nhiều đến những nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử mà không nhấn mạnh đến các lý do cho việc thả bom. Cuộc trưng bày đó cuối cùng bị huỷ bỏ. Rồi, mùa xuân vừa qua, nghệ sĩ hài Jon Stewart đã bị rất nhiều người đồng loạt chỉ trích khi ông gọi Harry Truman là “tội phạm chiến tranh” vì đã ra lệnh thả bom nguyên tử. Ông Stewart sau này đã xin lỗi.
Một số người chỉ trích vội vã bác bỏ sự thật là việc chiến tranh kết thúc nhanh chóng đã cho phép Mỹ tránh được một cuộc chiến tranh trên bộ ở trên đất Nhật, nhờ thế cứu được rất nhiều sinh mạng. Họ cho rằng không có cơ sở nào để ước tính được số lượng thương vong lớn như thế. Nhưng lúc đó số người Châu Á bị chết dưới tay nguời Nhật lại thật kinh hoàng. Hơn một phần tư triệu người bị chết mỗi tháng. Sự thật là cơn cuồng sát này, tổng cộng 17 triệu người, đột ngột ngưng lại khi quân đội Thiên Hoàng cuối cùng buộc phải về nước hiếm khi được nhắc đến.
Có lẽ lý lẽ đơn giản nhất và thuyết phục nhất cho việc sử dụng hai quả bom ấy mà cũng là lý do chính trước tiên tổng thống Truman quyết định thả chúng: ông hy vọng bom sẽ làm cho Nhật Bản khiếp đảm đến độ buộc phải đầu hàng. Đấy chính xác là những gì đã diễn ra.
Ngày nay, đối với người Mỹ Hiroshima đã trở thành một cuộc trắc nghiệm tâm lý (Rorschach test). Chúng ta thấy cùng những hình ảnh và chúng ta nghe cùng những sự thật. Nhưng dựa trên cách nhìn của chúng ta về quốc gia mình, chính phủ mình, thế giới mình mà chúng ta hiểu những sự thật này theo những chiều hướng rất khác nhau.
Một cựu binh Mỹ, giờ đây 90 tuổi, ngày trước đã sống sót qua cuộc chiến ở Châu Âu và sắp sửa bị điều đến Thái Bình Dương hiểu rất rõ ràng rằng bom nguyên tử đã cứu đời mình. Cháu ông có thể thấy sự kiện này theo một chiều hướng rất khác.
Tựa đề của người dịch, nguyên tác tiếng Anh ”The Hiroshima Rorschach Test“
Nguồn: Wall Street Journal ngày 4 tháng Sáu năm 2009
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
3.8.10
ALEXANDER SOLZHENITSYN- THƯ GỞI HỘI NHÀ VĂN LIÊN XÔ
Trần Quốc Việt dịch
Thật là xấu hổ khi các ông lại dày xéo lên các điều lệ của chính mình như thế này đây. Các ông đã khai trừ tôi lúc tôi vắng mặt, lại làm hấp tấp vội vàng như thể nhà đang cháy, đến cả việc không gởi tôi giấy triệu tập hay điện tín gì, kể cả việc không cho tôi bốn giờ cần thiết để đi từ Ryazan lên để dự cuộc họp ấy.
Qua đó các ông tự thú rõ ràng là quyết định khai trừ đã có trước "cuộc điều tra".
Phải chăng nhờ tôi vắng mặt nên các ông mới càng dễ tìm ra thêm những tội mới? Hay các ông sợ bị bắt buộc cho tôi mười phút để tôi bào chữa cho mình?
Vì thế tôi buộc lòng phải gởi lá thư này để trả lời.
Hãy thổi bay sạch hết lớp bụi bám trên đồng hồ đi. Đồng hồ của các ông chạy chậm so với thời đại của chúng tôi.
Hãy kéo tung ra các màn cửa nặng nề các ông trân quý như báu vật. Các ông càng không ngờ rằng bên ngoài nắng đã lên rồi. Đây không còn là thời gian của những người điếc, thời kỳ tối tăm không có lối thoát khi các ông hớn hở khai trừ Akhmatova. Đây cũng không còn là thời kỳ rụt rè băng giá khi các ông khai trừ Pasternak, sau khi ném tới tấp vào ông bao lời xỉ vả. Chừng này xấu hổ vẫn còn chưa vừa lòng các ông hay sao?
Hay các ông còn muốn hơn thế nữa? Nhưng thời khắc đang đến gần khi từng nguời một trong các ông sẽ ra sức tẩy xoá chữ ký mình đã hạ bút dưới bản nghị quyết khai trừ thông qua ngày hôm nay.
Là đám mù sờ soạng nương nhau dắt đi, các ông càng không nhận ra rằng các ông đang đi theo hướng ngược lại hướng chính các ông chỉ. Vào thời khắc rất quan trọng này, các ông không thể đề nghị nổi được điều gì có tính cách xây dựng, hay điều gì tốt đẹp cho xã hội đang lâm bệnh nặng của chúng ta; các ông chỉ còn có lòng căm thù, cảnh giác, và câu hò cho lẫn nhau " hãy bám chặt chớ buông ra."
Những lời tuyên bố vang rền của các ông chẳng ai màng đến; những việc làm xuẩn ngốc của các ông chẳng gây xôn xao gì nhiều; còn lý lẽ thì các ông không có. Chỉ có sự bỏ phiếu nhất trí và trấn áp bằng hành chánh. Chính vì điều này mà Sholokhov hay bất kỳ ai trong các ông cũng không dám trả lời thư của Lydia Chukovskaya, người là niềm tự hào của nền văn chương dấn thân Nga. Nhưng gọng kềm hành chánh sẽ siết chặt bà. Làm sao người ta có thể dám đọc cuốn sách không được xuất bản? Một khi nhà cầm quyền quyết định cấm in sách của ta, là họ bóp nghẹt ta cho đến chết, là từ chối cho phép bất kỳ ai đọc những gì ta đã viết.
Họ còn nghĩ đến chuyện trục xuất Lev Kopelev, một cựu binh đã chiến đấu ở ngoài mặt trận, người đã từng bị ở tù 10 năm trong trại, mặc dù ông hoàn toàn vô tội. Nhưng hôm nay ông có tội. Tại sao ông lại can thiệp thay mặt những người bị trấn áp? Tại sao ông lại tiết lộ sự thật về những lần gặp bí mật giữa ông với một người có thế lực? Nhưng, rồi, tại sao các ông lại sắp xếp cho những cuộc trò chuyện như thế mà các ông dấu kín không cho nhân dân biết. Phải chăng cách đây 50 năm chúng ta đã không hứa rằng sẽ không bao giờ còn có cái cảnh ngoại giao bí mật, họp bí mật, bổ dụng và sa thải bí mật và không thể nào hiểu nổi, và rằng quần chúng sẽ công khai thảo luận tất cả mọi việc hay sao?
"Kẻ thù sẽ nghe được"-đó chỉ là cái cớ của các ông. "Những kẻ thù" bất tử và luôn luôn hiện diện này ban cho các ông sự biện minh dễ dàng cho chức vụ của các ông và cho chính sự tồn tại của các ông. Nhưng liệu các ông sẽ làm gì nếu không có kẻ thù? Các ông không thể nào còn sống nếu không có kẻ thù. Căm thù, căm thù là cái ác như kỳ thị chủng tộc, đã trở thành bầu không khí khô cằn của các ông. Thế là chính vì lòng căm thù này mà người ta quên đi nhân loại chung để rồi tiến đến sự diệt vong. Nếu mai này băng Nam Cực tan đi, tất cả nhân loại đều chết đắm, thì lúc đó các ông còn tìm đâu ra được người nào để khoan vào đầu họ các khái niệm "đấu tranh giai cấp"?
Và tôi thậm chí không nói đến điều gì sẽ xảy ra khi một vài con thú hai chân còn sống sót đi lang thang khắp mặt đất bị nhiễm phóng xạ để chờ chết. Đã đến lúc cần nhớ rằng chúng ta trước tiên thuộc về nhân loại, rằng con người phân biệt với con vật nhờ ở tư tưởng và ngôn ngữ. Con người bình thường nên được tự do, và nếu con người bị xiềng xích, thì chúng ta sẽ cùng trở về giai đoạn con vật.
Thừa nhận công khai những sự thật, hoàn toàn và trung thực, đó là điều kiện đầu tiên của sự lành mạnh trong tất cả các xã hội, trong đó có xã hội của chúng ta. Kẻ nào phủ nhận điều này, tức chẳng quan tâm gì đến tổ quốc mà chỉ nghĩ đến lợi riêng của mình. Kẻ nào phủ nhận điều này đối với tổ quốc, thì không thể nào chữa trị hết bao căn bệnh của chúng ta mà chỉ đè nén chúng xuống và tất dẫn đến ung thối.
Tháng Mười Một năm 1969
Nguồn: Tạp chí Dissent
dissentmagazine.org/files/TwoLettersfromSolzhenitsyn.pdf
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
Thật là xấu hổ khi các ông lại dày xéo lên các điều lệ của chính mình như thế này đây. Các ông đã khai trừ tôi lúc tôi vắng mặt, lại làm hấp tấp vội vàng như thể nhà đang cháy, đến cả việc không gởi tôi giấy triệu tập hay điện tín gì, kể cả việc không cho tôi bốn giờ cần thiết để đi từ Ryazan lên để dự cuộc họp ấy.
Qua đó các ông tự thú rõ ràng là quyết định khai trừ đã có trước "cuộc điều tra".
Phải chăng nhờ tôi vắng mặt nên các ông mới càng dễ tìm ra thêm những tội mới? Hay các ông sợ bị bắt buộc cho tôi mười phút để tôi bào chữa cho mình?
Vì thế tôi buộc lòng phải gởi lá thư này để trả lời.
Hãy thổi bay sạch hết lớp bụi bám trên đồng hồ đi. Đồng hồ của các ông chạy chậm so với thời đại của chúng tôi.
Hãy kéo tung ra các màn cửa nặng nề các ông trân quý như báu vật. Các ông càng không ngờ rằng bên ngoài nắng đã lên rồi. Đây không còn là thời gian của những người điếc, thời kỳ tối tăm không có lối thoát khi các ông hớn hở khai trừ Akhmatova. Đây cũng không còn là thời kỳ rụt rè băng giá khi các ông khai trừ Pasternak, sau khi ném tới tấp vào ông bao lời xỉ vả. Chừng này xấu hổ vẫn còn chưa vừa lòng các ông hay sao?
Hay các ông còn muốn hơn thế nữa? Nhưng thời khắc đang đến gần khi từng nguời một trong các ông sẽ ra sức tẩy xoá chữ ký mình đã hạ bút dưới bản nghị quyết khai trừ thông qua ngày hôm nay.
Là đám mù sờ soạng nương nhau dắt đi, các ông càng không nhận ra rằng các ông đang đi theo hướng ngược lại hướng chính các ông chỉ. Vào thời khắc rất quan trọng này, các ông không thể đề nghị nổi được điều gì có tính cách xây dựng, hay điều gì tốt đẹp cho xã hội đang lâm bệnh nặng của chúng ta; các ông chỉ còn có lòng căm thù, cảnh giác, và câu hò cho lẫn nhau " hãy bám chặt chớ buông ra."
Những lời tuyên bố vang rền của các ông chẳng ai màng đến; những việc làm xuẩn ngốc của các ông chẳng gây xôn xao gì nhiều; còn lý lẽ thì các ông không có. Chỉ có sự bỏ phiếu nhất trí và trấn áp bằng hành chánh. Chính vì điều này mà Sholokhov hay bất kỳ ai trong các ông cũng không dám trả lời thư của Lydia Chukovskaya, người là niềm tự hào của nền văn chương dấn thân Nga. Nhưng gọng kềm hành chánh sẽ siết chặt bà. Làm sao người ta có thể dám đọc cuốn sách không được xuất bản? Một khi nhà cầm quyền quyết định cấm in sách của ta, là họ bóp nghẹt ta cho đến chết, là từ chối cho phép bất kỳ ai đọc những gì ta đã viết.
Họ còn nghĩ đến chuyện trục xuất Lev Kopelev, một cựu binh đã chiến đấu ở ngoài mặt trận, người đã từng bị ở tù 10 năm trong trại, mặc dù ông hoàn toàn vô tội. Nhưng hôm nay ông có tội. Tại sao ông lại can thiệp thay mặt những người bị trấn áp? Tại sao ông lại tiết lộ sự thật về những lần gặp bí mật giữa ông với một người có thế lực? Nhưng, rồi, tại sao các ông lại sắp xếp cho những cuộc trò chuyện như thế mà các ông dấu kín không cho nhân dân biết. Phải chăng cách đây 50 năm chúng ta đã không hứa rằng sẽ không bao giờ còn có cái cảnh ngoại giao bí mật, họp bí mật, bổ dụng và sa thải bí mật và không thể nào hiểu nổi, và rằng quần chúng sẽ công khai thảo luận tất cả mọi việc hay sao?
"Kẻ thù sẽ nghe được"-đó chỉ là cái cớ của các ông. "Những kẻ thù" bất tử và luôn luôn hiện diện này ban cho các ông sự biện minh dễ dàng cho chức vụ của các ông và cho chính sự tồn tại của các ông. Nhưng liệu các ông sẽ làm gì nếu không có kẻ thù? Các ông không thể nào còn sống nếu không có kẻ thù. Căm thù, căm thù là cái ác như kỳ thị chủng tộc, đã trở thành bầu không khí khô cằn của các ông. Thế là chính vì lòng căm thù này mà người ta quên đi nhân loại chung để rồi tiến đến sự diệt vong. Nếu mai này băng Nam Cực tan đi, tất cả nhân loại đều chết đắm, thì lúc đó các ông còn tìm đâu ra được người nào để khoan vào đầu họ các khái niệm "đấu tranh giai cấp"?
Và tôi thậm chí không nói đến điều gì sẽ xảy ra khi một vài con thú hai chân còn sống sót đi lang thang khắp mặt đất bị nhiễm phóng xạ để chờ chết. Đã đến lúc cần nhớ rằng chúng ta trước tiên thuộc về nhân loại, rằng con người phân biệt với con vật nhờ ở tư tưởng và ngôn ngữ. Con người bình thường nên được tự do, và nếu con người bị xiềng xích, thì chúng ta sẽ cùng trở về giai đoạn con vật.
Thừa nhận công khai những sự thật, hoàn toàn và trung thực, đó là điều kiện đầu tiên của sự lành mạnh trong tất cả các xã hội, trong đó có xã hội của chúng ta. Kẻ nào phủ nhận điều này, tức chẳng quan tâm gì đến tổ quốc mà chỉ nghĩ đến lợi riêng của mình. Kẻ nào phủ nhận điều này đối với tổ quốc, thì không thể nào chữa trị hết bao căn bệnh của chúng ta mà chỉ đè nén chúng xuống và tất dẫn đến ung thối.
Tháng Mười Một năm 1969
Nguồn: Tạp chí Dissent
dissentmagazine.org/files/TwoLettersfromSolzhenitsyn.pdf
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
Subscribe to:
Posts (Atom)