Trần Quốc Việt dịch
Tuần tới sẽ đánh dấu hai ngày kỷ niệm đối với Trung Quốc: đã một năm trôi qua kể từ khi nhà bất đồng chính kiến Liu Xiaobo biến mất hút vào bao tử cồn cào của bộ máy an ninh quốc gia, và cũng đã qua một năm kể từ ngày ra đời của tuyên ngôn kêu gọi cải cách chính trị mà ông góp phần khởi thảo, tức Hiến Chương 08. Khi tình trạng nhân quyền của Trung Quốc tiếp tục xấu đi, thế giới không được quên ông Liu và những gì ông đã hy sinh cho sự hiện đại hoá nền chính trị của Trung Quốc.
Vị giáo sư văn học 53 tuổi này đã bị công an chính thức bắt vào tháng Sáu và bị buộc tội “kích động” và “phá hoại.” Tội thật của ông là đã chứng tỏ sự sai trái của ý tưởng cho rằng nhân dân Trung Quốc không quan tâm đến bản chất chuyên quyền của chính quyền nước họ. Kể từ lúc ra đời cho đến nay, Hiến Chương 08 đã thu được hàng ngàn chữ ký từ những người Trung Quốc thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội. Sự hưởng ứng đó vẫn còn tiếp tục dù những người ký tên thừa biết rằng chắc chắn chính quyền sẽ sách nhiễu họ; có người bị bắt giam trong thời gian ông Obama sang thăm gần đây.
Những công dân này liều mình chỉ để yêu cầu chính quyền làm đúng theo những lý tưởng được ghi trong chính hiến pháp của họ, những lý tưởng chưa bao giờ được thực hiện. Những lý tưởng này bao gồm các quyền tự do dân sự như quyền tự do ngôn luận và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Hiến Chương cũng kêu gọi tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ để lập ra chính quyền “của nhân dân, bởi nhân dân, và vì nhân dân.”
Theo tin tức cho biết, tổng thống Obama có đề cập đến trường hợp của ông Liu tại các cuộc hội đàm riêng trong tháng này với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Nhưng cho đến nay, sự can thiệp đó dường như chẳng có tác dụng gì; thời gian ông ở tù không án vừa bị gia hạn thêm hai tháng nữa. Luật sư bào chữa Mo Shaoping không được phép chính thức thụ lý vụ án này với lý do là ông ta cũng là một người đã ký tên vào Hiến Chương 08.
Ngay từ bây giờ, chúng ta phải tạo áp lực tối đa từ khắp nơi để đòi cho ông Liu sớm được thả, vì một khi bản cáo trạng được đưa ra, rất ít có cơ may là ông sẽ tránh được một bản án tù dài hạn. Ông Liu và Hiến Chương 08 là những biểu tượng quan trọng cho sự khao khát về cải cách chính trị của nhân dân Trung Quốc đi kèm với những thập niên cải cách thành công về kinh tế. Điều rất quan trọng là ông không phải chịu chung số phận của bao nhà tranh đấu khác trước ông: nhiều người trong số họ đã biến mất trong chế độ lao tù và rồi bị buộc phải sống lưu vong ở nước ngoài.
Nguồn: Wall Street Journal, ngày 29 tháng 11 năm 2009
Bản tiếng Việt © 2009 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2009 talawas blog
16.11.09
YOANI SANCHEZ-NGƯỜI BÓNG
Trần Quốc Việt dịch
Sau những gì xảy ra vào thứ Sáu vừa qua, tôi đã quyết định đưa ra ánh sáng một loạt hình ảnh về những kẻ theo dõi và sách nhiễu tôi.
Mối quan hệ của tôi với phim ảnh đã luôn bắt đầu từ hàng ghế sau, trong bóng tối căn phòng, nơi ta có thể nghe tiếng chiếc máy chiếu phim cũ. Mối quan hệ này tiếp tục như thế cho tới khi tôi bắt đầu sống trong chính cuốn phim của mình, một cuốn phim hành động về các kẻ truy đuổi và người bị truy đuổi, trong đó vai của tôi là vưọt thoát và lẩn trốn. Lý do cho sự thay đổi đột ngột từ khán giả thành vai chính trong phim là blog này, trên không gian rộng lớn này, vốn hầu như chưa được phim chạm đến, đó là internet. Cách đây hai năm tôi thức giấc dậy với ao ước muốn viết về kịch bản trung thực mỗi ngày của mình, chứ không phải hài kịch lạc quan họ khoe trong báo chí chính thống. Rồi từ đó, tôi đi từ xem phim đến sống trong phim.
Tôi có những hoài nghi rằng phải chăng ngày nào đó tôi sẽ thấy bức màn nhung hạ xuống, và tôi có thể còn sống để rời khỏi rạp chiếu phim. Cuốn phim dài mà chúng tôi sống qua trong đấy ở Cuba trong hàng chục năm dường như chưa gần đến đoạn nơi các dòng chữ nhỏ cuối cùng hiện ra rồi màn ảnh chợt tắt. Tuy nhiên, khán giả hiện không còn quan tâm đến những thước phim dài lê thê phát ra từ các kẻ chiếu phim hợp pháp này nữa. Hay đúng hơn, người dân dường như say mê trước hình ảnh của những người tạo ra blog, là một trang giấy trắng trên đó họ ghi lại bao câu hỏi, dằn vặt và niềm vui của các công dân.
Tin mình là Kubrick hay Tarantino, tôi đã bắt đầu đưa lên mạng những nhân vật hiện theo dõi và quấy rầy chúng tôi. Tựa như ma quỷ, những kẻ từ thế giới bóng tối này sống nhờ vào hạnh phúc con người của chúng tôi rồi cấy vào chúng tôi nỗi khiếp sợ qua các cú đấm, sự răn đe và cưỡng ép. Những cá nhân được huấn luyện cách khuất phục bằng vũ lực không thể nào tiên đoán được đổi vai từ người đi săn thành kẻ bị săn đuổi, những bộ mặt bị mắc bẫy trên máy ảnh, trên điện thoại di động, hay trên võng mạc tò mò của công dân. Vốn quen với việc thu thập bằng chứng của từng người cho hồ sơ này, rồi cất trong ngăn kéo nào đó, ở một văn phòng đâu đó, bây giờ họ ngạc nhiên thấy rằng chúng tôi liệt kê các cử chỉ của họ, ánh mắt của họ, một hồ sơ tỉ mỉ về sự lộng hành của họ.
Nguồn: www.desdecuba.com/generationy (bài đăng ngày 12.11.2009)
Bản tiếng Việt © 2009 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2009 talawas blog
Sau những gì xảy ra vào thứ Sáu vừa qua, tôi đã quyết định đưa ra ánh sáng một loạt hình ảnh về những kẻ theo dõi và sách nhiễu tôi.
Mối quan hệ của tôi với phim ảnh đã luôn bắt đầu từ hàng ghế sau, trong bóng tối căn phòng, nơi ta có thể nghe tiếng chiếc máy chiếu phim cũ. Mối quan hệ này tiếp tục như thế cho tới khi tôi bắt đầu sống trong chính cuốn phim của mình, một cuốn phim hành động về các kẻ truy đuổi và người bị truy đuổi, trong đó vai của tôi là vưọt thoát và lẩn trốn. Lý do cho sự thay đổi đột ngột từ khán giả thành vai chính trong phim là blog này, trên không gian rộng lớn này, vốn hầu như chưa được phim chạm đến, đó là internet. Cách đây hai năm tôi thức giấc dậy với ao ước muốn viết về kịch bản trung thực mỗi ngày của mình, chứ không phải hài kịch lạc quan họ khoe trong báo chí chính thống. Rồi từ đó, tôi đi từ xem phim đến sống trong phim.
Tôi có những hoài nghi rằng phải chăng ngày nào đó tôi sẽ thấy bức màn nhung hạ xuống, và tôi có thể còn sống để rời khỏi rạp chiếu phim. Cuốn phim dài mà chúng tôi sống qua trong đấy ở Cuba trong hàng chục năm dường như chưa gần đến đoạn nơi các dòng chữ nhỏ cuối cùng hiện ra rồi màn ảnh chợt tắt. Tuy nhiên, khán giả hiện không còn quan tâm đến những thước phim dài lê thê phát ra từ các kẻ chiếu phim hợp pháp này nữa. Hay đúng hơn, người dân dường như say mê trước hình ảnh của những người tạo ra blog, là một trang giấy trắng trên đó họ ghi lại bao câu hỏi, dằn vặt và niềm vui của các công dân.
Tin mình là Kubrick hay Tarantino, tôi đã bắt đầu đưa lên mạng những nhân vật hiện theo dõi và quấy rầy chúng tôi. Tựa như ma quỷ, những kẻ từ thế giới bóng tối này sống nhờ vào hạnh phúc con người của chúng tôi rồi cấy vào chúng tôi nỗi khiếp sợ qua các cú đấm, sự răn đe và cưỡng ép. Những cá nhân được huấn luyện cách khuất phục bằng vũ lực không thể nào tiên đoán được đổi vai từ người đi săn thành kẻ bị săn đuổi, những bộ mặt bị mắc bẫy trên máy ảnh, trên điện thoại di động, hay trên võng mạc tò mò của công dân. Vốn quen với việc thu thập bằng chứng của từng người cho hồ sơ này, rồi cất trong ngăn kéo nào đó, ở một văn phòng đâu đó, bây giờ họ ngạc nhiên thấy rằng chúng tôi liệt kê các cử chỉ của họ, ánh mắt của họ, một hồ sơ tỉ mỉ về sự lộng hành của họ.
Nguồn: www.desdecuba.com/generationy (bài đăng ngày 12.11.2009)
Bản tiếng Việt © 2009 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2009 talawas blog
15.11.09
YOANI SANCHEZ- ĐỔ LỖI TẠI NẠN NHÂN
Trần Quốc Việt dịch
Sau một vụ tấn công, sẽ có những kẻ thiển cận nào đó trách chính nạn nhân nữ về chuyện đã xảy ra. Nếu đó là một phụ nữ bị hãm hiếp, ai đấy sẽ giải thích rằng tại váy chị mặc quá ngắn hay dáng đi sao khêu gợi. Nếu đó là vụ cướp giật, có nhiều kẻ cho rằng cái ví sặc sỡ hay đôi bông tai sáng lấp lánh chị mang đã kích thích lòng tham của tội phạm. Với những trường hợp nạn nhân là đối tượng của sự đàn áp chính trị, cũng không thiếu người biện minh cho cuộc tấn công đó; họ nói rằng sự thiếu thận trọng là nguyên nhân dẫn đến những phản ứng “mạnh” như thế. Đối mặt với những thái độ này, nạn nhân cảm thấy bị bạo hành đến những hai lần.
Hàng chục con mắt theo dõi khi Orlando và tôi bị các cú đấm cưỡng ép lên xe hẳn không muốn ra làm chứng, và như thế họ đã đặt mình về phía tội phạm.
Vị bác sĩ không làm bệnh án về vụ bạo hành, do bị cảnh cáo trước rằng với “ca bệnh” này, không được có bất kỳ giấy tờ chứng thương nào, đang vi phạm lời thề Hippocrates và, với hành động giả ngơ đó, mặc nhiên thành kẻ đồng lõa với thủ phạm.
Những kẻ thấy cần phải nhiều vết bầm tím hơn, thậm chí phải gãy xương, thì mới cảm thấy thương người bị đánh: không những họ đong đếm nỗi đau của người khác, mà còn như thể họ đang nói với kẻ thủ ác, “có đánh thì phải để lại nhiều dấu vết hơn, phải hung hăng hơn chứ.”
Cũng không thiếu những kẻ luôn khăng khăng rằng nạn nhân tự mình gây ra thương tích, những kẻ bịt tai trước tiếng la hét hay lời khóc than ngay sát bên mình, nhưng lại đi nhấn mạnh và rêu rao những chuyện xảy ra cách chỗ họ hàng ngàn dặm, dưới một chính thể khác với một ý thức hệ khác. Họ chính là những kẻ vô đạo tưởng rằng các trại cưỡng bức lao động[1] là chốn lạc thú, nơi ta vừa học quân sự vừa vui với việc đồng quê. Những kẻ tiếp tục tin rằng vụ hành hình ba người[2] là hợp lý để duy trì chủ nghĩa xã hội, và coi việc những người không chịu khép mình vào khuôn khổ bị đánh là do họ tự chuốc họa vào thân khi lên tiếng chỉ trích. Chẳng có bằng chứng nào, thậm chí ngay cả mấy chữ Nơi an nghỉ cuối cùng trên bia mộ trắng [của nạn nhân] có thể thuyết phục được những kẻ cả đời chỉ biết biện minh cho bạo lực. Với họ, nạn nhân chính là nguyên nhân, còn kẻ tấn công chỉ là người thừa hành một bài học bắt buộc, một chánh án đơn thuần và là người uốn nắn các lệch lạc của chúng ta.
Bệnh án vắn tắt
Các vết thương từ vụ bắt cóc vào thứ Sáu vừa qua đang lành dần. Các vết bầm giờ đã đỡ hơn, song điều tôi lo nhất là cơn đau nhói ở vùng thắt lưng khiến tôi đi lại phải dùng nạng. Tối qua tôi có đến bệnh viện và họ điều trị các chỗ bị viêm đau. Không có gì mà tuổi trẻ và sức khoẻ của tôi không vượt qua được. May là trong lúc ghì đầu tôi xuống sàn xe, họ đánh tôi nhưng không trúng mắt, chỉ trúng vào xương gò má và lông mày. Tôi hy vọng sẽ lành hẳn trong vài ngày tới.
Tôi cảm ơn bạn bè và gia đình đã săn sóc và ủng hộ tôi. Nỗi đau nào cũng phai dần, ngay cả nỗi đau tâm lý thường khó vượt qua nhất. Chị Claudia và anh Orlando vẫn chưa hết bàng hoàng, nhưng hai người đều rất cứng cỏi và rồi cũng sẽ vượt qua được. Chúng tôi đã bắt đầu tươi cười trở lại, vì đó vị thuốc hay nhất để chữa căn bệnh bạo hành. Liệu pháp chính cho tôi vẫn là blog của mình, và là hàng ngàn chủ đề còn đang chờ đưọc đề cập đến.
Chú thích của biên tập (trang desdecuba): bài này được ghi lại qua điện thoại.
Nguồn: www.desdecuba.com/generationy (Bài đăng ngày 8.11)
Bản tiếng Việt © 2009 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2009 talawas blog
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Trại cưõng bức lao động, tên chính thức là “Những Đơn vị quân đội trợ giúp sản xuất”, được thành lập ở Cuba vào năm 1965 dưới ngọn cờ cải tạo ý thức hệ. Người tù ở đây bao gồm đủ loại “phần tử chống xã hội” cũng như các tu sĩ và những người đồng tính nam. (Chú thích của người dịch từ nguyên bản tiếng Tây Ban Nha sang tiếng Anh.)
[2] Vụ hành hình ba người: Vào ngày 2 tháng Tư năm 2003, một nhóm người Cuba cướp một chiếc phà với khoảng 50 người trên phà, với dự định chạy thẳng sang Mỹ. Chỉ hơn một tuần sau đó, ba người bị bắt là Lorenzo Copello, Barbaro Sevilla và Jorge Martinez đã bị tử hình vì có “những hành động khủng bố nghiêm trọng.”
Sau một vụ tấn công, sẽ có những kẻ thiển cận nào đó trách chính nạn nhân nữ về chuyện đã xảy ra. Nếu đó là một phụ nữ bị hãm hiếp, ai đấy sẽ giải thích rằng tại váy chị mặc quá ngắn hay dáng đi sao khêu gợi. Nếu đó là vụ cướp giật, có nhiều kẻ cho rằng cái ví sặc sỡ hay đôi bông tai sáng lấp lánh chị mang đã kích thích lòng tham của tội phạm. Với những trường hợp nạn nhân là đối tượng của sự đàn áp chính trị, cũng không thiếu người biện minh cho cuộc tấn công đó; họ nói rằng sự thiếu thận trọng là nguyên nhân dẫn đến những phản ứng “mạnh” như thế. Đối mặt với những thái độ này, nạn nhân cảm thấy bị bạo hành đến những hai lần.
Hàng chục con mắt theo dõi khi Orlando và tôi bị các cú đấm cưỡng ép lên xe hẳn không muốn ra làm chứng, và như thế họ đã đặt mình về phía tội phạm.
Vị bác sĩ không làm bệnh án về vụ bạo hành, do bị cảnh cáo trước rằng với “ca bệnh” này, không được có bất kỳ giấy tờ chứng thương nào, đang vi phạm lời thề Hippocrates và, với hành động giả ngơ đó, mặc nhiên thành kẻ đồng lõa với thủ phạm.
Những kẻ thấy cần phải nhiều vết bầm tím hơn, thậm chí phải gãy xương, thì mới cảm thấy thương người bị đánh: không những họ đong đếm nỗi đau của người khác, mà còn như thể họ đang nói với kẻ thủ ác, “có đánh thì phải để lại nhiều dấu vết hơn, phải hung hăng hơn chứ.”
Cũng không thiếu những kẻ luôn khăng khăng rằng nạn nhân tự mình gây ra thương tích, những kẻ bịt tai trước tiếng la hét hay lời khóc than ngay sát bên mình, nhưng lại đi nhấn mạnh và rêu rao những chuyện xảy ra cách chỗ họ hàng ngàn dặm, dưới một chính thể khác với một ý thức hệ khác. Họ chính là những kẻ vô đạo tưởng rằng các trại cưỡng bức lao động[1] là chốn lạc thú, nơi ta vừa học quân sự vừa vui với việc đồng quê. Những kẻ tiếp tục tin rằng vụ hành hình ba người[2] là hợp lý để duy trì chủ nghĩa xã hội, và coi việc những người không chịu khép mình vào khuôn khổ bị đánh là do họ tự chuốc họa vào thân khi lên tiếng chỉ trích. Chẳng có bằng chứng nào, thậm chí ngay cả mấy chữ Nơi an nghỉ cuối cùng trên bia mộ trắng [của nạn nhân] có thể thuyết phục được những kẻ cả đời chỉ biết biện minh cho bạo lực. Với họ, nạn nhân chính là nguyên nhân, còn kẻ tấn công chỉ là người thừa hành một bài học bắt buộc, một chánh án đơn thuần và là người uốn nắn các lệch lạc của chúng ta.
Bệnh án vắn tắt
Các vết thương từ vụ bắt cóc vào thứ Sáu vừa qua đang lành dần. Các vết bầm giờ đã đỡ hơn, song điều tôi lo nhất là cơn đau nhói ở vùng thắt lưng khiến tôi đi lại phải dùng nạng. Tối qua tôi có đến bệnh viện và họ điều trị các chỗ bị viêm đau. Không có gì mà tuổi trẻ và sức khoẻ của tôi không vượt qua được. May là trong lúc ghì đầu tôi xuống sàn xe, họ đánh tôi nhưng không trúng mắt, chỉ trúng vào xương gò má và lông mày. Tôi hy vọng sẽ lành hẳn trong vài ngày tới.
Tôi cảm ơn bạn bè và gia đình đã săn sóc và ủng hộ tôi. Nỗi đau nào cũng phai dần, ngay cả nỗi đau tâm lý thường khó vượt qua nhất. Chị Claudia và anh Orlando vẫn chưa hết bàng hoàng, nhưng hai người đều rất cứng cỏi và rồi cũng sẽ vượt qua được. Chúng tôi đã bắt đầu tươi cười trở lại, vì đó vị thuốc hay nhất để chữa căn bệnh bạo hành. Liệu pháp chính cho tôi vẫn là blog của mình, và là hàng ngàn chủ đề còn đang chờ đưọc đề cập đến.
Chú thích của biên tập (trang desdecuba): bài này được ghi lại qua điện thoại.
Nguồn: www.desdecuba.com/generationy (Bài đăng ngày 8.11)
Bản tiếng Việt © 2009 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2009 talawas blog
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Trại cưõng bức lao động, tên chính thức là “Những Đơn vị quân đội trợ giúp sản xuất”, được thành lập ở Cuba vào năm 1965 dưới ngọn cờ cải tạo ý thức hệ. Người tù ở đây bao gồm đủ loại “phần tử chống xã hội” cũng như các tu sĩ và những người đồng tính nam. (Chú thích của người dịch từ nguyên bản tiếng Tây Ban Nha sang tiếng Anh.)
[2] Vụ hành hình ba người: Vào ngày 2 tháng Tư năm 2003, một nhóm người Cuba cướp một chiếc phà với khoảng 50 người trên phà, với dự định chạy thẳng sang Mỹ. Chỉ hơn một tuần sau đó, ba người bị bắt là Lorenzo Copello, Barbaro Sevilla và Jorge Martinez đã bị tử hình vì có “những hành động khủng bố nghiêm trọng.”
14.11.09
YOANI SANCHEZ- MỘT VỤ BẮT CÓC KIỂU XÃ HỘI ĐEN
Trần Quốc Việt dịch
Gần Đường 23, ngay đoạn vòng cung Avenida de los Presidentes, chúng tôi thấy một chiếc xe hơi màu đen, sản xuất tại Trung Quốc, dừng lại với ba người lạ lực lưỡng. “Yoani, hãy lên xe ngay,” một gã vừa ra lệnh, vừa chụp mạnh cổ tay tôi. Hai gã kia vây quanh chị Claudia Cadelo, anh Orlando Luis Pardo Lazo, và một người bạn cùng đi chung cả nhóm để đến dự cuộc tuần hành chống bạo lực. Mỉa mai thay, ngày tuần hành trong hoà bình và hoà hợp giờ bị thay bằng đêm đen chứa đầy những cú đấm, những tiếng la thét và lời chửi thề tục tĩu. Chính những “kẻ tấn công” này gọi một chiếc xe công an tuần tra tới chở hai người bạn đường khác của tôi đi, để Orlando và tôi ở lại chịu trận với chiếc xe mang bản số vàng đó, thế giới kinh hoàng của sự bất chấp luật pháp và sự miễn tội trong trận sống mái cuối cùng.
Tôi từ chối bưóc vào chiếc xe sáng loáng do hãng Geely sản xuất này và đòi họ cho xem giấy tờ công tác hay trát bắt. Dĩ nhiên họ không cho chúng tôi xem bất kỳ giấy tờ nào chứng minh tính hợp pháp của việc bắt giữ người. Thấy những người hiếu kỳ xúm quanh lại xem nên tôi la to, “Bà con ơi giúp dùm, những người này muốn bắt cóc chúng tôi.” Nhưng họ ngăn cản những ai muốn can thiệp vào khi họ la to, “Đừng dính vào chuyện này, đây là bọn phản cách mạng.” Tiếng la đó đã bộc lộ rõ ràng toàn bộ bối cảnh ý thức hệ của sự thi hành lệnh này. Thấy chúng tôi lớn tiếng cãi lại, họ liền gọi điện thoại nói với người nào đó có vẻ là cấp trên, “Chúng tôi làm gì bây giờ? Bọn này ngoan cố không chịu lên xe.” Tôi hình dung ra câu trả lời từ phía bên kia là rất rõ ràng, vì sau đó là trận mưa đấm đá và xô đẩy; họ ghì đầu tôi xuống, cố đẩy tôi vào xe cho được. Tôi bám vào cửa xe… thế là họ đấm vào các khớp đốt ngón tay… tôi giật được một tờ giấy từ trong túi của một gã và vội nhét vào miệng. Lại thêm một cơn mưa đấm nữa nhằm buộc tôi trả họ tờ giấy.
Orlando đã lọt hẳn vào trong xe. Anh bị một thế karate ghì chặt xuống sàn, không cựa quậy được. Một tên ép đầu gối lên ngực tôi, còn tên ngồi trên ghế trước thì thụi vào vị trí thận và đấm vào đầu để tôi phải há miệng nhổ tờ giấy ra ngoài. Có lúc tôi tưởng mình sẽ không bao giờ thoát khỏi chiếc xe này. Tên ngồi cạnh tài xế giật tóc tôi nói: “Mày giở trò vậy đủ rồi, Yoani,” “Tao chán các trò hề của mày lắm.” Ở băng ghế phía sau là một cảnh tượng hiếm thấy: hai chân tôi chổng lên trên, mặt đỏ bừng do sức ép đầu gối, toàn thân đau đớn; phía bên kia, anh Orlando bị khoá chặt bởi một tay đánh người chuyên nghiệ. Trong cơn tuyệt vọng, tôi suýt nắm được hòn dái của y qua vải quần.Tôi bấu móng tay vào, nghĩ rằng y sẽ đè vỡ ngực tôi cho tới hơi thở cuối cùng. “Các người giết tôi đi,” tôi kêu thét sau khi cố hít vào chút hơi tàn cuối cùng. Gã ngồi phía trước cảnh cáo tên trẻ hơn, “Hãy để cho nó thở.”
Tôi nghe Orlando thở hổn hển; Các cú đánh tiếp tục trút tới tấp xuống người chúng tôi; tôi định mở cửa lao xuống nhưng chẳng có tay cầm nào bên trong xe. Chúng tôi đành phó mặc họ muốn làm gì thì làm; nghe tiếng Orlando khiến tôi vững lòng hơn. Sau này anh bảo tôi anh cũng cảm thấy như vậy khi nghe những lời nói tắc nghẹn của tôi… Những lời nói đó cho anh biết là “Yoani vẫn còn sống.”
Chúng tôi bị vất nằm bỏ mặc trên đường ở Timba, mình mẩy ê nhức. Một phụ nữ bước đến hỏi, “Chuyện gì xảy ra vậy?”… “Bị bắt cóc,” tôi gắng gượng nói. Hai chúng tôi ôm nhau khóc giữa hè phố; tôi chỉ nghĩ đến Teo. Trời ơi, làm sao tôi giải thích cho con biết các vết đánh bầm tím này? Làm sao tôi có thể bảo con rằng con đang sống trong một nước nơi chuyện này lại có thể xảy ra, làm sao tôi sẽ nhìn thẳng vào mắt con mà nói rằng mẹ của con, vì viết blog và bày tỏ ý kiến trên mạng, đã bị người ta đánh giữa đường như vậy. Làm sao tả được những bộ mặt tàn bạo của những kẻ đã cưỡng ép chúng tôi lên xe, niềm vui thấy rõ của họ khi đánh chúng tôi, việc họ vén váy tôi lên khi họ kéo tôi gần như trần truồng lên xe.
Tuy nhiên, tôi cũng thấy được mức độ hoảng sợ của những kẻ đánh người này, sợ hãi về những điều mới, về những gì họ không thể hủy diệt được bởi lẽ họ không hiểu, sự khiếp sợ ồn ào của kẻ biết rằng ngày tàn của mình đang gần kề.
Nguồn: www.desdecuba.com/generationy (Bài đăng ngày 7.11.2009)
Bản tiếng Việt © 2009 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2009 talawas blog
Gần Đường 23, ngay đoạn vòng cung Avenida de los Presidentes, chúng tôi thấy một chiếc xe hơi màu đen, sản xuất tại Trung Quốc, dừng lại với ba người lạ lực lưỡng. “Yoani, hãy lên xe ngay,” một gã vừa ra lệnh, vừa chụp mạnh cổ tay tôi. Hai gã kia vây quanh chị Claudia Cadelo, anh Orlando Luis Pardo Lazo, và một người bạn cùng đi chung cả nhóm để đến dự cuộc tuần hành chống bạo lực. Mỉa mai thay, ngày tuần hành trong hoà bình và hoà hợp giờ bị thay bằng đêm đen chứa đầy những cú đấm, những tiếng la thét và lời chửi thề tục tĩu. Chính những “kẻ tấn công” này gọi một chiếc xe công an tuần tra tới chở hai người bạn đường khác của tôi đi, để Orlando và tôi ở lại chịu trận với chiếc xe mang bản số vàng đó, thế giới kinh hoàng của sự bất chấp luật pháp và sự miễn tội trong trận sống mái cuối cùng.
Tôi từ chối bưóc vào chiếc xe sáng loáng do hãng Geely sản xuất này và đòi họ cho xem giấy tờ công tác hay trát bắt. Dĩ nhiên họ không cho chúng tôi xem bất kỳ giấy tờ nào chứng minh tính hợp pháp của việc bắt giữ người. Thấy những người hiếu kỳ xúm quanh lại xem nên tôi la to, “Bà con ơi giúp dùm, những người này muốn bắt cóc chúng tôi.” Nhưng họ ngăn cản những ai muốn can thiệp vào khi họ la to, “Đừng dính vào chuyện này, đây là bọn phản cách mạng.” Tiếng la đó đã bộc lộ rõ ràng toàn bộ bối cảnh ý thức hệ của sự thi hành lệnh này. Thấy chúng tôi lớn tiếng cãi lại, họ liền gọi điện thoại nói với người nào đó có vẻ là cấp trên, “Chúng tôi làm gì bây giờ? Bọn này ngoan cố không chịu lên xe.” Tôi hình dung ra câu trả lời từ phía bên kia là rất rõ ràng, vì sau đó là trận mưa đấm đá và xô đẩy; họ ghì đầu tôi xuống, cố đẩy tôi vào xe cho được. Tôi bám vào cửa xe… thế là họ đấm vào các khớp đốt ngón tay… tôi giật được một tờ giấy từ trong túi của một gã và vội nhét vào miệng. Lại thêm một cơn mưa đấm nữa nhằm buộc tôi trả họ tờ giấy.
Orlando đã lọt hẳn vào trong xe. Anh bị một thế karate ghì chặt xuống sàn, không cựa quậy được. Một tên ép đầu gối lên ngực tôi, còn tên ngồi trên ghế trước thì thụi vào vị trí thận và đấm vào đầu để tôi phải há miệng nhổ tờ giấy ra ngoài. Có lúc tôi tưởng mình sẽ không bao giờ thoát khỏi chiếc xe này. Tên ngồi cạnh tài xế giật tóc tôi nói: “Mày giở trò vậy đủ rồi, Yoani,” “Tao chán các trò hề của mày lắm.” Ở băng ghế phía sau là một cảnh tượng hiếm thấy: hai chân tôi chổng lên trên, mặt đỏ bừng do sức ép đầu gối, toàn thân đau đớn; phía bên kia, anh Orlando bị khoá chặt bởi một tay đánh người chuyên nghiệ. Trong cơn tuyệt vọng, tôi suýt nắm được hòn dái của y qua vải quần.Tôi bấu móng tay vào, nghĩ rằng y sẽ đè vỡ ngực tôi cho tới hơi thở cuối cùng. “Các người giết tôi đi,” tôi kêu thét sau khi cố hít vào chút hơi tàn cuối cùng. Gã ngồi phía trước cảnh cáo tên trẻ hơn, “Hãy để cho nó thở.”
Tôi nghe Orlando thở hổn hển; Các cú đánh tiếp tục trút tới tấp xuống người chúng tôi; tôi định mở cửa lao xuống nhưng chẳng có tay cầm nào bên trong xe. Chúng tôi đành phó mặc họ muốn làm gì thì làm; nghe tiếng Orlando khiến tôi vững lòng hơn. Sau này anh bảo tôi anh cũng cảm thấy như vậy khi nghe những lời nói tắc nghẹn của tôi… Những lời nói đó cho anh biết là “Yoani vẫn còn sống.”
Chúng tôi bị vất nằm bỏ mặc trên đường ở Timba, mình mẩy ê nhức. Một phụ nữ bước đến hỏi, “Chuyện gì xảy ra vậy?”… “Bị bắt cóc,” tôi gắng gượng nói. Hai chúng tôi ôm nhau khóc giữa hè phố; tôi chỉ nghĩ đến Teo. Trời ơi, làm sao tôi giải thích cho con biết các vết đánh bầm tím này? Làm sao tôi có thể bảo con rằng con đang sống trong một nước nơi chuyện này lại có thể xảy ra, làm sao tôi sẽ nhìn thẳng vào mắt con mà nói rằng mẹ của con, vì viết blog và bày tỏ ý kiến trên mạng, đã bị người ta đánh giữa đường như vậy. Làm sao tả được những bộ mặt tàn bạo của những kẻ đã cưỡng ép chúng tôi lên xe, niềm vui thấy rõ của họ khi đánh chúng tôi, việc họ vén váy tôi lên khi họ kéo tôi gần như trần truồng lên xe.
Tuy nhiên, tôi cũng thấy được mức độ hoảng sợ của những kẻ đánh người này, sợ hãi về những điều mới, về những gì họ không thể hủy diệt được bởi lẽ họ không hiểu, sự khiếp sợ ồn ào của kẻ biết rằng ngày tàn của mình đang gần kề.
Nguồn: www.desdecuba.com/generationy (Bài đăng ngày 7.11.2009)
Bản tiếng Việt © 2009 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2009 talawas blog
11.11.09
DAVID LUHNOW- VỤ HÀNH HUNG LÀM CHẤN ĐỘNG GIỚI VIẾT BLOG CUBA
Trần Quốc Việt dịch
Lời toà soạn: Khắp nơi trên thế giới, các blogger đang dần thay thế vai trò của truyền thông chính thống, đặc biệt là tại những nước độc tài hay toàn trị. Để ngăn chặn ảnh hưởng ngày một gia tăng của các bàn phím độc lập này, nhà cầm quyền không ngần ngại áp dụng đủ mọi biện pháp sách nhiễu, đe dọa và trấn áp, kể cả việc sử dụng côn đồ, ví dụ vụ blogger Cuba Yoani Sánchez và đồng nghiệp của cô là Orlando Luis Pardo Lazo bị hành hung hồi đầu tháng 11 vừa rồi. Yoani Sánchez sinh năm 1975, hiện sống tại Havana. Tốt nghiệp khoa ngữ văn, chuyên ngành văn chương Mỹ Latin đương đại, Sánchez bắt đầu nghiệp viết báo mạng và blog vào năm 2004. Mới đây, cô gửi 7 câu hỏi tới Tổng thống Mỹ Obama và 7 câu hỏi tới Chủ tịch Cuba Raúl Castro. Và cô đã nhận được thư trả lời của Obama.
talawas xin giới thiệu với bạn đọc chùm bài về vụ Yoani Sánchez bị hành hung.
Trần Quốc Việt dịch
Vào thứ Sáu vừa qua, Yoani Sánchez, cây viết blog bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của Cuba, đang đi bộ trên một đường phố ở Havana cùng với hai blogger khác và một người bạn, thì hai người đàn ông chị khẳng định là công an Cuba mặc thường phục buộc chị vào một chiếc xe hơi đen bề ngoài trông bình thường. Họ đánh đập chị và bảo chị chấm dứt việc chỉ trích chính quyền.
Cuộc hành hung này, được xem như là vụ đầu tiên chống lại phong trào viết blog ngày càng phát triển trên đảo quốc, đã phơi bày hồ sơ đàn áp của chế độ, và qua đó nêu bật lên rằng chẳng có mấy thay đổi về các quyền tự do về chính trị trong suốt ba năm qua kể từ lúc ông Raúl Castro lên nắm quyền chủ tịch nước thay thế nhà độc tài Fidel Castro về nghỉ.
Theo bản báo cáo của Hiệp hội Báo chí liên Mỹ, một tổ chức bảo vệ tự do báo chí, sự sút giảm doanh thu từ du lịch vì cơn suy thoái kinh tế toàn cầu và thiệt hại từ các trận bão năm ngoái khiến chính quyền nước này kiểm soát thậm chí càng chặt chẽ hơn phong trào bất đồng chính kiến và quyền tự do ngôn luận. Tổ chức này cũng cho biết Cuba hiện bỏ tù 26 nhà báo, và đã nêu ra 102 vụ chống lại các nhà báo trong năm vừa qua, bao gồm từ các vụ hành hung, bắt giam tuỳ tiện đến đe dọa tính mạng.
Bộ ngoại giao Mỹ vào hôm thứ Hai đã lên án vụ hành hung trên, đồng thời kêu gọi Cuba tôn trọng quyền công dân. Khi được hỏi ý kiến, chính quyền Cuba từ chối bình luận về vụ này.
Cách đây gần ba năm, khi ông Raúl Castro lên nắm quyền thay người anh bệnh hoạn Fidel, nhiều người Cuba hy vọng ông ta sẽ nới lỏng hơn về kinh tế và chính trị.
Theo lời ông Philip Peters, một nhà phân tích ở Viện Lexington, một think tank về thị trường tự do tại Washington, cho đến nay, chính quyền đã đi những bước táo bạo trong nông nghiệp, cấp 80 ngàn phần đất cho nông dân cá thể thuê trong một cố gắng giảm sự thiếu hụt lương thực kinh niên.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng những thay đổi này đã không đi xa hơn thế, đặc biệt về tự do tư tưởng. Các phương tiện thông tin đại chúng của nhà nước vẫn bị kiểm soát chặt chẽ như trước.
Chính quyền, cho đến lúc này, vẫn chấp nhận cho phong trào viết blog ngày càng phát triển, chủ yếu vì sự tiếp cận internet vẫn còn bị hạn chế trên đảo quốc Cuba. Nhưng cuộc hành hung blogger Sánchez có thể báo trước rằng sự chấp nhận này sẽ tàn lụi.
“Tôi không nghĩ họ đánh vào cá nhân Yoani Sánchez, mà đúng hơn là đánh vào hiện tượng bùng nổ của các cây viết blog, một hiện tượng về các ý kiến khác nhau đang diễn ra tại Cuba,” chị Sánchez phát biểu trong cuộc phỏng vấn của blog Medaite.
Nhưng theo chị, mưu toan đó đã thất bại. “Họ vẫn chưa hiểu tiềm năng của thế giới mạng, và các biện pháp trấn áp ấy chẳng làm được gì cả ngoại trừ tăng số lượng người vào xem blog của tôi,” chị cho biết.
Chân dung sâu sắc cuộc sống hàng ngày ở Cuba qua sự khắc họa của chị Sánchez, năm nay 34 tuổi, dù mang đến bao phiền toái, tủi nhục và đau khổ cho chị, song vẫn chứng tỏ đó là những lời chỉ trích chế độ Castro còn hiệu quả hơn rất nhiều các hô hào suông ồn ào và khoác lác của cộng đồng Cuba lưu vong ở Miami.
Vào đầu năm nay, chị đoạt được một giải báo chí hàng đầu của Đại học Columbia, nhưng chính quyền Cuba cấm chị sang New York để nhận giải.
Vụ hành hung này không làm chị Sánchez khiếp sợ. Mấy ngày sau đó, chị vẫn tiếp tục viết blog. Sau khi bị tống ra khỏi xe cùng với một cây viết blog khác, chị lo lắng cho con trai của mình.
“Trong lúc chúng tôi ôm nhau khóc, tôi chỉ nghĩ đến Teo. Chúa ơi, làm sao tôi giải thích cho cháu biết các vết đánh bầm tím này? Làm sao tôi có thể bảo cháu rằng cháu đang sống trong một nước đã để chuyện này xảy ra?” chị viết.
Nguồn: Wall Street Journal ngày 11 tháng 11 năm 2009 (http://online.wsj.com/article/SB125790719186842977.html)
Bản tiếng Việt © 2009 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2009 talawas blog
Lời toà soạn: Khắp nơi trên thế giới, các blogger đang dần thay thế vai trò của truyền thông chính thống, đặc biệt là tại những nước độc tài hay toàn trị. Để ngăn chặn ảnh hưởng ngày một gia tăng của các bàn phím độc lập này, nhà cầm quyền không ngần ngại áp dụng đủ mọi biện pháp sách nhiễu, đe dọa và trấn áp, kể cả việc sử dụng côn đồ, ví dụ vụ blogger Cuba Yoani Sánchez và đồng nghiệp của cô là Orlando Luis Pardo Lazo bị hành hung hồi đầu tháng 11 vừa rồi. Yoani Sánchez sinh năm 1975, hiện sống tại Havana. Tốt nghiệp khoa ngữ văn, chuyên ngành văn chương Mỹ Latin đương đại, Sánchez bắt đầu nghiệp viết báo mạng và blog vào năm 2004. Mới đây, cô gửi 7 câu hỏi tới Tổng thống Mỹ Obama và 7 câu hỏi tới Chủ tịch Cuba Raúl Castro. Và cô đã nhận được thư trả lời của Obama.
talawas xin giới thiệu với bạn đọc chùm bài về vụ Yoani Sánchez bị hành hung.
Trần Quốc Việt dịch
Vào thứ Sáu vừa qua, Yoani Sánchez, cây viết blog bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của Cuba, đang đi bộ trên một đường phố ở Havana cùng với hai blogger khác và một người bạn, thì hai người đàn ông chị khẳng định là công an Cuba mặc thường phục buộc chị vào một chiếc xe hơi đen bề ngoài trông bình thường. Họ đánh đập chị và bảo chị chấm dứt việc chỉ trích chính quyền.
Cuộc hành hung này, được xem như là vụ đầu tiên chống lại phong trào viết blog ngày càng phát triển trên đảo quốc, đã phơi bày hồ sơ đàn áp của chế độ, và qua đó nêu bật lên rằng chẳng có mấy thay đổi về các quyền tự do về chính trị trong suốt ba năm qua kể từ lúc ông Raúl Castro lên nắm quyền chủ tịch nước thay thế nhà độc tài Fidel Castro về nghỉ.
Theo bản báo cáo của Hiệp hội Báo chí liên Mỹ, một tổ chức bảo vệ tự do báo chí, sự sút giảm doanh thu từ du lịch vì cơn suy thoái kinh tế toàn cầu và thiệt hại từ các trận bão năm ngoái khiến chính quyền nước này kiểm soát thậm chí càng chặt chẽ hơn phong trào bất đồng chính kiến và quyền tự do ngôn luận. Tổ chức này cũng cho biết Cuba hiện bỏ tù 26 nhà báo, và đã nêu ra 102 vụ chống lại các nhà báo trong năm vừa qua, bao gồm từ các vụ hành hung, bắt giam tuỳ tiện đến đe dọa tính mạng.
Bộ ngoại giao Mỹ vào hôm thứ Hai đã lên án vụ hành hung trên, đồng thời kêu gọi Cuba tôn trọng quyền công dân. Khi được hỏi ý kiến, chính quyền Cuba từ chối bình luận về vụ này.
Cách đây gần ba năm, khi ông Raúl Castro lên nắm quyền thay người anh bệnh hoạn Fidel, nhiều người Cuba hy vọng ông ta sẽ nới lỏng hơn về kinh tế và chính trị.
Theo lời ông Philip Peters, một nhà phân tích ở Viện Lexington, một think tank về thị trường tự do tại Washington, cho đến nay, chính quyền đã đi những bước táo bạo trong nông nghiệp, cấp 80 ngàn phần đất cho nông dân cá thể thuê trong một cố gắng giảm sự thiếu hụt lương thực kinh niên.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng những thay đổi này đã không đi xa hơn thế, đặc biệt về tự do tư tưởng. Các phương tiện thông tin đại chúng của nhà nước vẫn bị kiểm soát chặt chẽ như trước.
Chính quyền, cho đến lúc này, vẫn chấp nhận cho phong trào viết blog ngày càng phát triển, chủ yếu vì sự tiếp cận internet vẫn còn bị hạn chế trên đảo quốc Cuba. Nhưng cuộc hành hung blogger Sánchez có thể báo trước rằng sự chấp nhận này sẽ tàn lụi.
“Tôi không nghĩ họ đánh vào cá nhân Yoani Sánchez, mà đúng hơn là đánh vào hiện tượng bùng nổ của các cây viết blog, một hiện tượng về các ý kiến khác nhau đang diễn ra tại Cuba,” chị Sánchez phát biểu trong cuộc phỏng vấn của blog Medaite.
Nhưng theo chị, mưu toan đó đã thất bại. “Họ vẫn chưa hiểu tiềm năng của thế giới mạng, và các biện pháp trấn áp ấy chẳng làm được gì cả ngoại trừ tăng số lượng người vào xem blog của tôi,” chị cho biết.
Chân dung sâu sắc cuộc sống hàng ngày ở Cuba qua sự khắc họa của chị Sánchez, năm nay 34 tuổi, dù mang đến bao phiền toái, tủi nhục và đau khổ cho chị, song vẫn chứng tỏ đó là những lời chỉ trích chế độ Castro còn hiệu quả hơn rất nhiều các hô hào suông ồn ào và khoác lác của cộng đồng Cuba lưu vong ở Miami.
Vào đầu năm nay, chị đoạt được một giải báo chí hàng đầu của Đại học Columbia, nhưng chính quyền Cuba cấm chị sang New York để nhận giải.
Vụ hành hung này không làm chị Sánchez khiếp sợ. Mấy ngày sau đó, chị vẫn tiếp tục viết blog. Sau khi bị tống ra khỏi xe cùng với một cây viết blog khác, chị lo lắng cho con trai của mình.
“Trong lúc chúng tôi ôm nhau khóc, tôi chỉ nghĩ đến Teo. Chúa ơi, làm sao tôi giải thích cho cháu biết các vết đánh bầm tím này? Làm sao tôi có thể bảo cháu rằng cháu đang sống trong một nước đã để chuyện này xảy ra?” chị viết.
Nguồn: Wall Street Journal ngày 11 tháng 11 năm 2009 (http://online.wsj.com/article/SB125790719186842977.html)
Bản tiếng Việt © 2009 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2009 talawas blog
2.11.09
Marcus Walker – Dân chủ tiến đến đâu sau khi bức tường sụp đổ
Trần Quốc Việt dịch
Đối với nhiều người quan sát, sự sụp đổ bức tường Berlin vào ngày 9 tháng 11 năm 1989 là biểu tượng cho sự chiến thắng của nền dân chủ cấp tiến và của thị trường tự do trước đối thủ ý thức hệ nặng ký cuối cùng của mình.
Sau hai thập niên và cuộc khủng hoảng tài chính gần đây hơn, bắt đầu có sự tranh luận rằng liệu sự đánh giá trên phải chăng là quá sớm.
Một số nhà tư tưởng Phương Tây giờ cho rằng dân chủ đang trong giai đoạn cạnh tranh mới về hình thức chính quyền nào có thể mang lại tốt hơn sự thịnh vượng, an sinh và sức mạnh dân tộc với các chế độ chuyên quyền đang mạnh lên bất ngờ.
Những người chỉ trích quan điểm đó khẳng định rằng dân chủ đã phục vụ tốt hơn rất nhiều nhu cầu của nhân dân và nâng cao đáng kể mức sống ở khắp phần lớn vùng trung và đông Âu. Họ cũng nói thêm rằng ta cần phải chờ xem về lâu dài các nhà độc tài ở bất kỳ nơi đâu có đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân hay không.
Vào mùa hè năm 1989, nhà kinh tế chính trị Mỹ Francis Fukuyama đã tiên đoán sự “Sự cáo chung của lịch sử” trong một bài viết quan trọng, trong đó nêu lên ý rằng không còn mô hình khả tín nào tồn tại nổi trước nền tự do về kinh tế và chính trị như Mỹ và Tây Âu đang áp dụng. Mục tiêu còn lại đối với các nước khác, theo ông, là hãy ráng đuổi kịp họ.
Ngày nay, lịch sử đang quay lại, theo các tác giả chẳng hạn như nhà viết sử quân đội Do Thái Azar Gat. Trong cuốn sách mới của mình, Chiến thắng song dễ tổn thương, ông nhận xét rằng mặc dù dân chủ là thể chế hiền hòa nhất trong lịch sử, chính lại một lần nữa, dân chủ nhất định phải chứng tỏ sự ưu việt của mình khi đối mặt với đối thủ ý thức hệ mới nhất của nó: chủ nghĩa tư bản chuyên quyền, đang được các cường quốc đầy tự tin như Trung Quốc và Nga theo đuổi.
Hồi tưởng lại, năm 1989 đã dẫn đến sự chấp nhận chủ nghĩa tư bản gần như ở khắp mọi nơi, nhưng ta không thể nói như vậy về dân chủ.
Thật vậy, qua sự chuyển đổi từ kinh tế cộng sản sang chủ nghĩa tư bản, tuy rằng một hình thức chủ nghĩa tư bản đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước mà Adam Smith chắc sẽ không thừa nhận, Trung Quốc và Nga đã chọn “một hình thái chủ nghĩa chuyên quyền có hiệu quả hơn rất nhiều” hơn hẳn con đường mòn họ đã đi qua trong thời Chiến tranh Lạnh, giáo sư Gat nói.
Những nhà khoa học về chính trị khác cho rằng còn quá sớm để xác định liệu hai cường quốc trên có thật sự đại diện cho con đường phát triển phi truyền thống so với Phương Tây.
Theo Niall Ferguson, một sử gia về kinh tế ở Khoa Thương mại Harvard, “Hoàn toàn không có gì chắc chắn rằng Trung Quốc có thể duy trì cấu trúc quyền lực hiện nay.”
Hơn nữa, tuy nước Nga ngày nay có thể ngày càng trở nên khẳng định hơn, nhưng so với Liên Xô trước đây, nó vẫn còn là một cường quốc khá yếu; trong khi đó, hai nền kinh tế đang phát triển chính, Ấn Độ và Brazil, đang ở về phe dân chủ, giáo sư Ferguson chỉ ra.
Một phần sức mạnh gần đây của các nhà cai trị chuyên quyền ở Nga, Iran và Venezuela là nhờ vào giá dầu tăng cao, Tom Carothers, người đứng đầu dự án nghiên cứu về đân chủ ở tổ chức Carnegie Endowment for International Peace nhận xét. “Nhưng khi giá hàng hóa hạ, họ cũng khốn đốn theo,” ông nói.
Dân chủ cấp tiến vẫn còn là thể chế thích hợp nhất nhằm bảo vệ quyền của cá nhân, ông Carothers khẳng định: “Người dân chẳng ai muốn mình bị chính quyền xử tệ cả.”
Tuy nhiên, ông Carothers nói, “Người dân cũng muốn chính quyền lo cho dân và làm cho dân cảm thấy an tâm.” Ông nói thêm là những người lãnh đạo ở một số nước có thể lợi dụng lòng mong muốn đó của người dân để đặt ưu tiên vấn đề trật tự và phát triển kinh tế lên trước quyền của cá nhân và tự do.
Ngày nay, 46% tất cả các nước có nền dân chủ đã phát triển hoàn toàn, theo Freedom House, một think tank độc lập có trụ sở tại Washington và thường nhận phần lớn nguồn tài trợ từ chính phủ Mỹ.
Số lượng trên đã tăng lên từ 36% vào năm 1989. Phần nhiều sự tiến bộ theo chiều hướng dân chủ này đã diễn ra ở các nước vệ tinh cũ của Xô Viết tại trung Âu như Ba Lan, nơi đã đạt được sự tiến bộ kinh tế ngoạn mục dưới thể chế dân chủ.
Nhưng sự lan truyền dân chủ đã bị chựng lại trong những năm vừa qua, theo ông Chris Walker, giám đốc nghiên cứu ở Freedom House. Cũng theo Freedom House, tỷ lệ 46% các nước theo thể chế dân chủ cấp tiến trên thế giới hôm nay vẫn dừng lại chính xác ở mức vào năm 1999.
Mặc dù các nước như Serbia, Croatia và Slovakia đã trở nên dân chủ hơn trong những năm gần đây, nước Nga của Vladimir Putin và đa số các nước láng giềng từ thời Liên Xô cũ đã trượt trở lại chủ nghĩa chuyên quyền, ông Walker nhận xét.
Ngày nay, ngay cả giáo sư Fukuyama cũng dè dặt hơn nhiều so với hồi năm 1989 về lịch sử sẽ cáo chung như thế nào. Thành công bất ngờ của Trung Quốc trong phát triển kinh tế tư bản trong khi vẫn duy trì chế độ cai trị độc đảng là thách thức lớn nhất đối với khái niệm cho rằng chế độ chuyên quyền tất yếu sẽ tiêu vong, giáo sư Fukuyama nhận xét.
“Họ đã làm chủ được sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh chuyên quyền, và ta có thể khẳng định họ đã làm được điều đó nhanh hơn bởi vì họ là những kẻ chuyên quyền,” ông nói.
Sự hấp dẫn của Trung Quốc như là một con đường khác ngoài con đường theo kiểu Tây Phương đang mở rộng đến những nơi như Nam Phi, là nơi đã được dân chủ hoá sau Chiến tranh Lạnh, nhưng giờ đây xem Bắc Kinh như là tấm gương để noi theo.
Bộ trưởng Lao động Nam Phi Membathisi Mdladlana tuyên bố trong cuộc viếng thăm Bắc Kinh vào năm 2007 rằng “Rõ ràng có điều gì đó đúng qua những gì Trung Quốc đang làm, và Nam Phi có rất nhiều điều để học hỏi từ việc chia sẻ kinh nghiệm với họ.”
Trung Quốc lẫn Nga đều không tích cực truyền bá hệ thống chính quyền của họ như cách Mỹ vẫn làm. Nhưng sự phát triển gần đây của Trung Quốc đặc biệt đang nuôi dưỡng một niềm tin ở nhiều nơi trên thế giới rằng dân chủ không cần thiết, thậm chí càng chẳng có lợi cho sự thịnh vượng, một số nhà phân tích nói.
“Có hàng trăm triệu người, đặc biệt ở Châu Á, tin rằng dân chủ thường có nghĩa là nhiều tranh cãi vặt, nhiều sự do dự và kém hiệu quả về kinh tế, và rằng dân chủ đòi hỏi sự thiệt thòi (tradeoff) đối với sụ phồn thịnh mà họ không sẵn sàng chịu,” ông Jonathan Eyal, giám đốc nghiên cứu ở viện nghiên cứu Royal United Services, một think tank độc lập chuyên về ngoại vụ ở London, phát biểu.
Ông Eyal cho rằng phản ứng quyết liệt nhằm chống lại dân chủ theo kiểu Tây Phương bắt đầu ngay trong lúc những cuộc cách mạng dân chủ trong năm 1989 vẫn còn đang diễn ra – trước hết là do cách Bắc Kinh phản ứng trước các biến động của năm đó.
Những người cộng sản cai trị tại Trung Quốc, trước đấy đã đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình trên đường phố quanh quảng trường Thiên An Môn vào tháng Sáu năm 1989, giờ sững sờ bàng hoàng trước các cuộc cách mạng đang tràn qua Đông Âu vào mùa hè và mùa thu năm đó. Phản ứng đầu tiên của họ là ngừng lại ngay mọi thay đổi về chính trị và kinh tế. Nhưng “nhà lãnh đạo tối cao” Đặng Tiểu Bình lại có quan điểm cho rằng khối Xô Viết thất bại là do sự trì trệ về kinh tế.
Vào đầu năm 1992, chỉ mấy tuần sau khi Liên Xô giải thể, ông Đặng đã đi tham quan một vòng phía nam Trung Quốc để đẩy mạnh chiến lược thay đổi kinh tế nhanh chóng, đồng thời tăng cường sự kiểm soát về chính trị.
“Đường lối của ông Đặng rất mới mẻ,” sử gia hàng đầu về Trung Quốc ông Michael Yahuda nói. “Trong thời kỳ cải cách trước, từ năm 1979 đến năm 1989, cũng đã có nhiều thảo luận về cải cách chính trị. Sau thời điểm đó không còn nhắc đến sự thay đổi về chính trị nữa,” ông cho biết.
Vào năm 1989, những người theo dõi tình hình Trung Quốc không ai tin trong 20 năm tới đảng cộng sản vẫn có thể còn độc quyền về quyền lực, giáo sư Yahuda nói.
Giáo sư Fukuyama cho rằng cuối cùng dân chủ vẫn còn có cơ may thắng thế tại Trung Quốc. “Nếu thu nhập của người Trung Quốc tăng gấp đôi trong vòng từ 10 đến 15 năm tới, như vậy đặt họ cùng với mức thu nhập của người Nam Hàn và người Đài Loan vào lúc thời điểm quá độ về dân chủ ở hai nước này, phải chăng đến lúc đó sẽ có áp lực (hợp lòng dân) đòi dân chủ hóa?” ông hy vọng được như thế.
Nam Hàn và Đài Loan là những bằng chứng nổi tiếng cho lập luận rằng sự thịnh vượng rồi cuối cùng sẽ mở ra dân chủ. Cách đây khoảng 20 năm, cả hai chế độ vốn chuyên quyền này đã nhường chỗ cho nền dân chủ cấp tiến, diễn ra cùng lúc với sự tiến bộ về kinh tế. Điều này dường như khẳng định lý thuyết của Tây Phương cho rằng chủ nghĩa tư bản tạo ra một giai cấp trung lưu giàu có mà đòi hỏi có sự đại diện để đổi lại tiền đóng thuế.
Giáo sư Gat cho rằng Nam Hàn và Đài Loan không phải là người dẫn đường tốt cho tương lai Trung Quốc. Ông nói: “Họ hồi đó là hai nước nhỏ nằm trong quỹ đạo Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh và đã chịu rất nhiều ảnh hưởng Mỹ.”
Trong khi đó, việc Singapore kiên trì theo đuổi chế độ gia trưởng nghiêm ngặt chứng tỏ rằng có hơn một con đường phát triển kinh tế ngay cả ở mức độ cao, ông nói.
Trước sự sụp đổ của khối Xô Viết, Ấn Độ đáp lại bằng cách từ bỏ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của nó vào năm 1991 để ủng hộ cải cách theo định hướng thị trường, trong khi vẫn duy trì nền dân chủ còn đầy khó khăn của mình. Sự hấp dẫn của dân chủ bên ngoài Phương Tây có thể trông chờ vào việc Ấn Độ thực hiện dân chủ như thế nào, giáo sư Yahuda nhận xét: “Đây là một sự chọn lựa khác cho thế giới đang phát triển.”
Nguồn: Wall Street Journal ngày 29 tháng 10 năm 2009.
Bản tiếng Việt © Trần Quốc Việt 2009
Bản tiếng Việt © talawas blog 2009
Đối với nhiều người quan sát, sự sụp đổ bức tường Berlin vào ngày 9 tháng 11 năm 1989 là biểu tượng cho sự chiến thắng của nền dân chủ cấp tiến và của thị trường tự do trước đối thủ ý thức hệ nặng ký cuối cùng của mình.
Sau hai thập niên và cuộc khủng hoảng tài chính gần đây hơn, bắt đầu có sự tranh luận rằng liệu sự đánh giá trên phải chăng là quá sớm.
Một số nhà tư tưởng Phương Tây giờ cho rằng dân chủ đang trong giai đoạn cạnh tranh mới về hình thức chính quyền nào có thể mang lại tốt hơn sự thịnh vượng, an sinh và sức mạnh dân tộc với các chế độ chuyên quyền đang mạnh lên bất ngờ.
Những người chỉ trích quan điểm đó khẳng định rằng dân chủ đã phục vụ tốt hơn rất nhiều nhu cầu của nhân dân và nâng cao đáng kể mức sống ở khắp phần lớn vùng trung và đông Âu. Họ cũng nói thêm rằng ta cần phải chờ xem về lâu dài các nhà độc tài ở bất kỳ nơi đâu có đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân hay không.
Vào mùa hè năm 1989, nhà kinh tế chính trị Mỹ Francis Fukuyama đã tiên đoán sự “Sự cáo chung của lịch sử” trong một bài viết quan trọng, trong đó nêu lên ý rằng không còn mô hình khả tín nào tồn tại nổi trước nền tự do về kinh tế và chính trị như Mỹ và Tây Âu đang áp dụng. Mục tiêu còn lại đối với các nước khác, theo ông, là hãy ráng đuổi kịp họ.
Ngày nay, lịch sử đang quay lại, theo các tác giả chẳng hạn như nhà viết sử quân đội Do Thái Azar Gat. Trong cuốn sách mới của mình, Chiến thắng song dễ tổn thương, ông nhận xét rằng mặc dù dân chủ là thể chế hiền hòa nhất trong lịch sử, chính lại một lần nữa, dân chủ nhất định phải chứng tỏ sự ưu việt của mình khi đối mặt với đối thủ ý thức hệ mới nhất của nó: chủ nghĩa tư bản chuyên quyền, đang được các cường quốc đầy tự tin như Trung Quốc và Nga theo đuổi.
Hồi tưởng lại, năm 1989 đã dẫn đến sự chấp nhận chủ nghĩa tư bản gần như ở khắp mọi nơi, nhưng ta không thể nói như vậy về dân chủ.
Thật vậy, qua sự chuyển đổi từ kinh tế cộng sản sang chủ nghĩa tư bản, tuy rằng một hình thức chủ nghĩa tư bản đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước mà Adam Smith chắc sẽ không thừa nhận, Trung Quốc và Nga đã chọn “một hình thái chủ nghĩa chuyên quyền có hiệu quả hơn rất nhiều” hơn hẳn con đường mòn họ đã đi qua trong thời Chiến tranh Lạnh, giáo sư Gat nói.
Những nhà khoa học về chính trị khác cho rằng còn quá sớm để xác định liệu hai cường quốc trên có thật sự đại diện cho con đường phát triển phi truyền thống so với Phương Tây.
Theo Niall Ferguson, một sử gia về kinh tế ở Khoa Thương mại Harvard, “Hoàn toàn không có gì chắc chắn rằng Trung Quốc có thể duy trì cấu trúc quyền lực hiện nay.”
Hơn nữa, tuy nước Nga ngày nay có thể ngày càng trở nên khẳng định hơn, nhưng so với Liên Xô trước đây, nó vẫn còn là một cường quốc khá yếu; trong khi đó, hai nền kinh tế đang phát triển chính, Ấn Độ và Brazil, đang ở về phe dân chủ, giáo sư Ferguson chỉ ra.
Một phần sức mạnh gần đây của các nhà cai trị chuyên quyền ở Nga, Iran và Venezuela là nhờ vào giá dầu tăng cao, Tom Carothers, người đứng đầu dự án nghiên cứu về đân chủ ở tổ chức Carnegie Endowment for International Peace nhận xét. “Nhưng khi giá hàng hóa hạ, họ cũng khốn đốn theo,” ông nói.
Dân chủ cấp tiến vẫn còn là thể chế thích hợp nhất nhằm bảo vệ quyền của cá nhân, ông Carothers khẳng định: “Người dân chẳng ai muốn mình bị chính quyền xử tệ cả.”
Tuy nhiên, ông Carothers nói, “Người dân cũng muốn chính quyền lo cho dân và làm cho dân cảm thấy an tâm.” Ông nói thêm là những người lãnh đạo ở một số nước có thể lợi dụng lòng mong muốn đó của người dân để đặt ưu tiên vấn đề trật tự và phát triển kinh tế lên trước quyền của cá nhân và tự do.
Ngày nay, 46% tất cả các nước có nền dân chủ đã phát triển hoàn toàn, theo Freedom House, một think tank độc lập có trụ sở tại Washington và thường nhận phần lớn nguồn tài trợ từ chính phủ Mỹ.
Số lượng trên đã tăng lên từ 36% vào năm 1989. Phần nhiều sự tiến bộ theo chiều hướng dân chủ này đã diễn ra ở các nước vệ tinh cũ của Xô Viết tại trung Âu như Ba Lan, nơi đã đạt được sự tiến bộ kinh tế ngoạn mục dưới thể chế dân chủ.
Nhưng sự lan truyền dân chủ đã bị chựng lại trong những năm vừa qua, theo ông Chris Walker, giám đốc nghiên cứu ở Freedom House. Cũng theo Freedom House, tỷ lệ 46% các nước theo thể chế dân chủ cấp tiến trên thế giới hôm nay vẫn dừng lại chính xác ở mức vào năm 1999.
Mặc dù các nước như Serbia, Croatia và Slovakia đã trở nên dân chủ hơn trong những năm gần đây, nước Nga của Vladimir Putin và đa số các nước láng giềng từ thời Liên Xô cũ đã trượt trở lại chủ nghĩa chuyên quyền, ông Walker nhận xét.
Ngày nay, ngay cả giáo sư Fukuyama cũng dè dặt hơn nhiều so với hồi năm 1989 về lịch sử sẽ cáo chung như thế nào. Thành công bất ngờ của Trung Quốc trong phát triển kinh tế tư bản trong khi vẫn duy trì chế độ cai trị độc đảng là thách thức lớn nhất đối với khái niệm cho rằng chế độ chuyên quyền tất yếu sẽ tiêu vong, giáo sư Fukuyama nhận xét.
“Họ đã làm chủ được sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh chuyên quyền, và ta có thể khẳng định họ đã làm được điều đó nhanh hơn bởi vì họ là những kẻ chuyên quyền,” ông nói.
Sự hấp dẫn của Trung Quốc như là một con đường khác ngoài con đường theo kiểu Tây Phương đang mở rộng đến những nơi như Nam Phi, là nơi đã được dân chủ hoá sau Chiến tranh Lạnh, nhưng giờ đây xem Bắc Kinh như là tấm gương để noi theo.
Bộ trưởng Lao động Nam Phi Membathisi Mdladlana tuyên bố trong cuộc viếng thăm Bắc Kinh vào năm 2007 rằng “Rõ ràng có điều gì đó đúng qua những gì Trung Quốc đang làm, và Nam Phi có rất nhiều điều để học hỏi từ việc chia sẻ kinh nghiệm với họ.”
Trung Quốc lẫn Nga đều không tích cực truyền bá hệ thống chính quyền của họ như cách Mỹ vẫn làm. Nhưng sự phát triển gần đây của Trung Quốc đặc biệt đang nuôi dưỡng một niềm tin ở nhiều nơi trên thế giới rằng dân chủ không cần thiết, thậm chí càng chẳng có lợi cho sự thịnh vượng, một số nhà phân tích nói.
“Có hàng trăm triệu người, đặc biệt ở Châu Á, tin rằng dân chủ thường có nghĩa là nhiều tranh cãi vặt, nhiều sự do dự và kém hiệu quả về kinh tế, và rằng dân chủ đòi hỏi sự thiệt thòi (tradeoff) đối với sụ phồn thịnh mà họ không sẵn sàng chịu,” ông Jonathan Eyal, giám đốc nghiên cứu ở viện nghiên cứu Royal United Services, một think tank độc lập chuyên về ngoại vụ ở London, phát biểu.
Ông Eyal cho rằng phản ứng quyết liệt nhằm chống lại dân chủ theo kiểu Tây Phương bắt đầu ngay trong lúc những cuộc cách mạng dân chủ trong năm 1989 vẫn còn đang diễn ra – trước hết là do cách Bắc Kinh phản ứng trước các biến động của năm đó.
Những người cộng sản cai trị tại Trung Quốc, trước đấy đã đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình trên đường phố quanh quảng trường Thiên An Môn vào tháng Sáu năm 1989, giờ sững sờ bàng hoàng trước các cuộc cách mạng đang tràn qua Đông Âu vào mùa hè và mùa thu năm đó. Phản ứng đầu tiên của họ là ngừng lại ngay mọi thay đổi về chính trị và kinh tế. Nhưng “nhà lãnh đạo tối cao” Đặng Tiểu Bình lại có quan điểm cho rằng khối Xô Viết thất bại là do sự trì trệ về kinh tế.
Vào đầu năm 1992, chỉ mấy tuần sau khi Liên Xô giải thể, ông Đặng đã đi tham quan một vòng phía nam Trung Quốc để đẩy mạnh chiến lược thay đổi kinh tế nhanh chóng, đồng thời tăng cường sự kiểm soát về chính trị.
“Đường lối của ông Đặng rất mới mẻ,” sử gia hàng đầu về Trung Quốc ông Michael Yahuda nói. “Trong thời kỳ cải cách trước, từ năm 1979 đến năm 1989, cũng đã có nhiều thảo luận về cải cách chính trị. Sau thời điểm đó không còn nhắc đến sự thay đổi về chính trị nữa,” ông cho biết.
Vào năm 1989, những người theo dõi tình hình Trung Quốc không ai tin trong 20 năm tới đảng cộng sản vẫn có thể còn độc quyền về quyền lực, giáo sư Yahuda nói.
Giáo sư Fukuyama cho rằng cuối cùng dân chủ vẫn còn có cơ may thắng thế tại Trung Quốc. “Nếu thu nhập của người Trung Quốc tăng gấp đôi trong vòng từ 10 đến 15 năm tới, như vậy đặt họ cùng với mức thu nhập của người Nam Hàn và người Đài Loan vào lúc thời điểm quá độ về dân chủ ở hai nước này, phải chăng đến lúc đó sẽ có áp lực (hợp lòng dân) đòi dân chủ hóa?” ông hy vọng được như thế.
Nam Hàn và Đài Loan là những bằng chứng nổi tiếng cho lập luận rằng sự thịnh vượng rồi cuối cùng sẽ mở ra dân chủ. Cách đây khoảng 20 năm, cả hai chế độ vốn chuyên quyền này đã nhường chỗ cho nền dân chủ cấp tiến, diễn ra cùng lúc với sự tiến bộ về kinh tế. Điều này dường như khẳng định lý thuyết của Tây Phương cho rằng chủ nghĩa tư bản tạo ra một giai cấp trung lưu giàu có mà đòi hỏi có sự đại diện để đổi lại tiền đóng thuế.
Giáo sư Gat cho rằng Nam Hàn và Đài Loan không phải là người dẫn đường tốt cho tương lai Trung Quốc. Ông nói: “Họ hồi đó là hai nước nhỏ nằm trong quỹ đạo Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh và đã chịu rất nhiều ảnh hưởng Mỹ.”
Trong khi đó, việc Singapore kiên trì theo đuổi chế độ gia trưởng nghiêm ngặt chứng tỏ rằng có hơn một con đường phát triển kinh tế ngay cả ở mức độ cao, ông nói.
Trước sự sụp đổ của khối Xô Viết, Ấn Độ đáp lại bằng cách từ bỏ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của nó vào năm 1991 để ủng hộ cải cách theo định hướng thị trường, trong khi vẫn duy trì nền dân chủ còn đầy khó khăn của mình. Sự hấp dẫn của dân chủ bên ngoài Phương Tây có thể trông chờ vào việc Ấn Độ thực hiện dân chủ như thế nào, giáo sư Yahuda nhận xét: “Đây là một sự chọn lựa khác cho thế giới đang phát triển.”
Nguồn: Wall Street Journal ngày 29 tháng 10 năm 2009.
Bản tiếng Việt © Trần Quốc Việt 2009
Bản tiếng Việt © talawas blog 2009
Subscribe to:
Posts (Atom)