Trần Quốc Việt dịch
Trong khi lắng nghe tất cả những lời này, tôi chợt nhớ lại con thỏ rừng mà Makar có lần bẫy được. Con thỏ ấy to và đẹp. Ở nó ta thấy toát lên niềm khao khát tự do, phóng nhanh, lăn lộn vui thú, và băng mình thoát thân. Sau khi bị nhốt trong chuồng nó lồng lộn, dậm chân, húc đầu vào tường. Sau vài ngày, tức mình vì thấy nó bất kham, Makar ném tấm vải dầu nặng nề trùm lên nó. Con thỏ rừng vùng vẫy chống chọi mãnh liệt dưới tấm vải dầu, nhưng cuối cùng đành chịu thua. Rốt cuộc nó trở nên thuần và chịu ăn từ tay tôi.
Ngày nọ Makar say khướt nên quên đóng cửa chuồng lại. Con thỏ rừng nhảy ra và bắt đầu chạy về hướng đồng cỏ. Tôi nghĩ chỉ cần một cú phóng thật mạnh nó sẽ lao thẳng vào đám cỏ cao rồi biến mất mãi mãi. Nhưng nó lại ngồi xuống, hai tai vểnh lên, tường chừng như đang tận hưởng tự do mới tìm lại. Từ các cánh đồng và khu rừng đằng xa vọng lại bao âm thanh chỉ nó mới có thể nghe và hiểu, những mùi và hương thơm chỉ nó mới có thể cảm nhận. Chung quanh chỉ có mình nó; nó đã bỏ lại cái chuồng đằng sau.
Bất ngờ trong lòng nó có sự thay đổi. Đôi tai thính nhạy cụp xuống, tự dưng nó thu mình nhỏ lại. Nó nhảy một lần nữa và râu nó vểnh lên, nhưng nó không chạy mất. Tôi huýt sáo thật lớn để mong nó hồi tỉnh lại mà hiểu ra nó đã được tự do. Nhưng nó chỉ quay đầu lại và, như thể đột nhiên già hẳn và co rúm lại, nó chậm chạp trở về chuồng. Dọc đường nó dừng lại một lát, đứng thẳng, hai tai vễnh lên, quay lại ngoái nhìn lần nữa rồi nó đi ngang qua lũ thỏ nhà đang nhìn nó chăm chú và nhảy vào chuồng.
Tôi đóng cửa chuồng lại, tuy không cần thiết. Giờ đây nó mang cái chuồng ở trong lòng, cái chuồng ấy đã trói buộc trí não và tâm hồn và làm tê liệt các cơ bắp nó. Tự do đã khiến nó khác xa với đám thỏ nhà cam phận, buồn ngủ, giờ đây bỏ nó đi giống như mùi hương cuối cùng dậy lên từ cánh hoa khô nát vụn rồi tan biến theo gió.
Nguồn: Trích từ tác phẩm The Painted Bird, trong chương 19, của nhà văn người Mỹ gốc Ba Lan Jerzy Kosinski (1933-1991). Tựa đề của người dịch.
25.4.12
23.4.12
New York Times - Lòng Can đảm của Điếu Cày và Natalya Radzina
Trần Quốc Việt dịch
Ủy ban Bảo vệ Nhà Báo đã nêu tên 12 nước-trong đó có Iraq, Nga, Philippines, Afghanistan, Pakistan và Mexico - trong "danh sách các nước không trừng phạt" hàng năm của ủy ban vì các nước này không trừng phạt các vụ sát hại nhà báo. Các mối đe dọa đối với nhà báo hiện cũng được nhấn mạnh đến trong một sáng kiến mới, đáng mừng của Bộ Ngoại giao. Từ bây giờ cho đến Ngày Tự do Báo chí Thế giới, ngày 3 tháng Năm, trang mạng Nhân Quyền của Bộ Ngoại giao (www.Humanrights.gov) sẽ lần lượt thuật lại những câu chuyện về những người đã bị sát hại, bị bỏ tù hay nói chung bị ngăn cản tường thuật tin tức và thực thi quyền tự do ngôn luận căn bản.
Bài đầu tiên, được đăng vào ngày thứ Tư, liên quan đến Điếu Cày, một blogger người Việt đã bị giam giữ từ năm 2008 cho đến nay về tội ngụy tạo trốn thuế nhà đất. Còn "tội" thật sự của ông: viết về các vấn đề tham nhũng và nhân quyền nhạy cảm ở Việt Nam và chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc. Vào ngày thứ Năm trang mạng này đã đề cập đến Natalya Radzina, nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng ở Belarus, người vào năm ngoái đã phải sống lưu vong chính trị ở Lithuania sau khi bà bị chính quyền nước mình đánh đập và giam cầm.
Như thường lệ nhiều chính quyền hà khắc tố cáo rằng những lời kêu gọi tự do ngôn luận và tự do báo chí là một mưu toan nhằm áp đặt các giá trị Phương Tây. Tuy nhiên Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, được 167 nước phê chuẩn, khẳng định rằng "mọi người có quyền tự do thể hiện; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm,tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin và tư tưởng, không phân biệt biên giới."
Chính quyền Obama đang nhấn mạnh đến một lý do khác: lợi ích cho chính mình. Những nước nào cho phép tự do thông tin và tranh luận, cho phép vạch trần tham nhũng cùng những vấn đề khó khăn khác, thì những nước ấy thường có chính quyền chính danh hơn, xã hội bền vững hơn và nền kinh tế mạnh hơn.
Không may, đa số những nước độc tài đều thà bóp chết sự thật còn hơn lắng nghe. Ủy ban Bảo vệ Nhà Báo cho biết kể từ năm 1992 đến nay, 639 phóng viên đã bị sát hại vì hành nghề, và, trong 565 trường hợp, những kẻ sát hại nhà báo đều không bị trừng phạt. Theo ủy ban, trên khắp thế giới thực hiện phóng sự về chính trị là nhiệm vụ báo chí nguy hiểm nhất, và các nhà báo địa phương đa số dễ trở thành nạn nhân. Người ta cũng nhận thấy rằng bạo lực chống lại một nhà báo gây ra tác động dây chuyền rất xấu đưa đến sự tự kiểm duyệt khắp nơi. Khi điều đó xảy ra, mọi người trong xã hội đều trả giá đắt.
Nguồn: New York Times 20/04/2012
http://www.nytimes.com/2012/04/20/opinion/ the-courage-journalists-dieu-cay-and natalya-radzina.html
Bài viết đầu tiên trang mạng Nhân Quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là bài viết về Điếu Cày:
Blogger Việt Nam Điếu Cày
Bị giam giữ từ năm 2008
Trần Quốc Việt dịch
Nguyễn Văn Hải, thường được gọi là Điếu Cày, nghĩa là "điếu nước của nông dân," bị bắt giam từ năm 2008 ở Việt Nam. Điếu Cày là chủ nhân của blog Điếu Cày nổi tiếng và là thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự do, được thành lập vào năm 2008 sau khi Điếu Cày kêu gọi cho phép thành lập các công ty truyền thông tư nhân và kêu gọi đẩy mạnh tự do ngôn luận và báo chí độc lập. Ông đã viết về nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến nhân quyền và tham nhũng ở Việt Nam, bao gồm những chủ đề nhạy cảm như quyền đất đai và tự do tôn giáo.
Ông đã chỉ trích hồ sơ nhân quyền cùng chính sách ở biển Đông của chính phủ Trung Quốc, và góp phần tổ chức cuộc biểu tình kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội 2008 do Trung Quốc đăng cai. Ông cũng đóng vai trò nổi bật trong cuộc vận động lan rộng trong giới blogger nhằm phản đối chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Trung Quốc.
Vào tháng Tư năm 2008, mấy ngày trước khi ngọn đuốc Thế Vận Hội được rước qua thành phố, Điếu Cày bị bắt giam tại Thành phố Hồ Chí Minh về tội trốn thuế nhà. Vào tháng Mười Hai 2008, ông bị kết án trong một phiên tòa xử kín bất chấp chứng cớ công an đã ngăn cản người vợ cũ của ông trả thuế. Theo đúng thời hạn ông sẽ được phóng thích vào tháng Mười năm 2010 sau khi mãn án tù, nhưng ông lại bị giam giữ tiếp ở trại giam để điều tra và về sau cùng với hai blogger khác, Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần, ông bị buộc tội, "tuyên truyền chống lại Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" với tội này ông có thể bị kết án tới hai mươi năm tù. Gia đình ông không được thăm ông trong tù.
Vụ bắt giam Điếu Cày trong năm 2008 diễn ra đồng thời với vụ trấn áp hàng loạt dân báo, và sắc lệnh hạn chế tự do Internet, và kiểm duyệt các blog tư nhân. Những hạn chế này vẫn còn tiếp tục đến ngày nay.
Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Điếu Cày.
Nguồn: www.HumanRights.gov
Ủy ban Bảo vệ Nhà Báo đã nêu tên 12 nước-trong đó có Iraq, Nga, Philippines, Afghanistan, Pakistan và Mexico - trong "danh sách các nước không trừng phạt" hàng năm của ủy ban vì các nước này không trừng phạt các vụ sát hại nhà báo. Các mối đe dọa đối với nhà báo hiện cũng được nhấn mạnh đến trong một sáng kiến mới, đáng mừng của Bộ Ngoại giao. Từ bây giờ cho đến Ngày Tự do Báo chí Thế giới, ngày 3 tháng Năm, trang mạng Nhân Quyền của Bộ Ngoại giao (www.Humanrights.gov) sẽ lần lượt thuật lại những câu chuyện về những người đã bị sát hại, bị bỏ tù hay nói chung bị ngăn cản tường thuật tin tức và thực thi quyền tự do ngôn luận căn bản.
Bài đầu tiên, được đăng vào ngày thứ Tư, liên quan đến Điếu Cày, một blogger người Việt đã bị giam giữ từ năm 2008 cho đến nay về tội ngụy tạo trốn thuế nhà đất. Còn "tội" thật sự của ông: viết về các vấn đề tham nhũng và nhân quyền nhạy cảm ở Việt Nam và chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc. Vào ngày thứ Năm trang mạng này đã đề cập đến Natalya Radzina, nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng ở Belarus, người vào năm ngoái đã phải sống lưu vong chính trị ở Lithuania sau khi bà bị chính quyền nước mình đánh đập và giam cầm.
Như thường lệ nhiều chính quyền hà khắc tố cáo rằng những lời kêu gọi tự do ngôn luận và tự do báo chí là một mưu toan nhằm áp đặt các giá trị Phương Tây. Tuy nhiên Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, được 167 nước phê chuẩn, khẳng định rằng "mọi người có quyền tự do thể hiện; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm,tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin và tư tưởng, không phân biệt biên giới."
Chính quyền Obama đang nhấn mạnh đến một lý do khác: lợi ích cho chính mình. Những nước nào cho phép tự do thông tin và tranh luận, cho phép vạch trần tham nhũng cùng những vấn đề khó khăn khác, thì những nước ấy thường có chính quyền chính danh hơn, xã hội bền vững hơn và nền kinh tế mạnh hơn.
Không may, đa số những nước độc tài đều thà bóp chết sự thật còn hơn lắng nghe. Ủy ban Bảo vệ Nhà Báo cho biết kể từ năm 1992 đến nay, 639 phóng viên đã bị sát hại vì hành nghề, và, trong 565 trường hợp, những kẻ sát hại nhà báo đều không bị trừng phạt. Theo ủy ban, trên khắp thế giới thực hiện phóng sự về chính trị là nhiệm vụ báo chí nguy hiểm nhất, và các nhà báo địa phương đa số dễ trở thành nạn nhân. Người ta cũng nhận thấy rằng bạo lực chống lại một nhà báo gây ra tác động dây chuyền rất xấu đưa đến sự tự kiểm duyệt khắp nơi. Khi điều đó xảy ra, mọi người trong xã hội đều trả giá đắt.
Nguồn: New York Times 20/04/2012
http://www.nytimes.com/2012/04/20/opinion/ the-courage-journalists-dieu-cay-and natalya-radzina.html
Bài viết đầu tiên trang mạng Nhân Quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là bài viết về Điếu Cày:
Blogger Việt Nam Điếu Cày
Bị giam giữ từ năm 2008
Trần Quốc Việt dịch
Nguyễn Văn Hải, thường được gọi là Điếu Cày, nghĩa là "điếu nước của nông dân," bị bắt giam từ năm 2008 ở Việt Nam. Điếu Cày là chủ nhân của blog Điếu Cày nổi tiếng và là thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự do, được thành lập vào năm 2008 sau khi Điếu Cày kêu gọi cho phép thành lập các công ty truyền thông tư nhân và kêu gọi đẩy mạnh tự do ngôn luận và báo chí độc lập. Ông đã viết về nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến nhân quyền và tham nhũng ở Việt Nam, bao gồm những chủ đề nhạy cảm như quyền đất đai và tự do tôn giáo.
Ông đã chỉ trích hồ sơ nhân quyền cùng chính sách ở biển Đông của chính phủ Trung Quốc, và góp phần tổ chức cuộc biểu tình kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội 2008 do Trung Quốc đăng cai. Ông cũng đóng vai trò nổi bật trong cuộc vận động lan rộng trong giới blogger nhằm phản đối chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Trung Quốc.
Vào tháng Tư năm 2008, mấy ngày trước khi ngọn đuốc Thế Vận Hội được rước qua thành phố, Điếu Cày bị bắt giam tại Thành phố Hồ Chí Minh về tội trốn thuế nhà. Vào tháng Mười Hai 2008, ông bị kết án trong một phiên tòa xử kín bất chấp chứng cớ công an đã ngăn cản người vợ cũ của ông trả thuế. Theo đúng thời hạn ông sẽ được phóng thích vào tháng Mười năm 2010 sau khi mãn án tù, nhưng ông lại bị giam giữ tiếp ở trại giam để điều tra và về sau cùng với hai blogger khác, Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần, ông bị buộc tội, "tuyên truyền chống lại Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" với tội này ông có thể bị kết án tới hai mươi năm tù. Gia đình ông không được thăm ông trong tù.
Vụ bắt giam Điếu Cày trong năm 2008 diễn ra đồng thời với vụ trấn áp hàng loạt dân báo, và sắc lệnh hạn chế tự do Internet, và kiểm duyệt các blog tư nhân. Những hạn chế này vẫn còn tiếp tục đến ngày nay.
Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Điếu Cày.
Nguồn: www.HumanRights.gov
17.4.12
DARIO FO-NGÀY SINH CỦA NGÔN LUẬN
Trần Quốc Việt dịch
Bà con nhân từ ơi, hãy xúm lại mà nghe. Hề tôi đang ở đây này! Tôi là hề. Tôi nhảy múa và chọc cho bà con cười. Tôi chế giễu những kẻ cầm quyền, tôi chỉ cho bà con thấy bọn đầu sỏ vênh váo và cao ngạo ấy lúc nào cũng ham gây chiến tranh nhưng kẻ bị tàn sát trong chiến tranh mới chính là chúng ta. Tôi phơi bày con người thật của chúng. Tôi chỉ cần rút cái nút ra, thế là xì.xì..xì ... chúng mềm xìu. Hãy xúm lại đây, vì bây giờ là lúc và nơi tôi bắt đầu làm trò cười và chỉ dạy bà con. Tôi nhào lộn, tôi hát và tôi chọc cười! Hãy xem lưỡi của tôi xoáy, chả thua gì dao vậy. Cứ nhớ như thế. Nhưng ngày xưa tôi vốn chẳng phải là.... Mà thôi, tôi muốn kể cho bà con nghe cơ duyên nào tôi lại trở thành người như ngày hôm nay.
Tôi sinh ra đời chẳng phải làm hề. Chẳng phải vô cớ mà tôi thình lình hiện ra như thế này, tưởng như có cơn gió mạnh từ trên trời đột ngột thổi thốc xuống đất và, úm ba la, tôi chợt hiện ra nói:"Kính thưa bà con cô bác... xin chào." Không! tôi là kết quả của phép lạ! Phép lạ được thực hiện trên chính người tôi. Chẳng biết bà con có tin tôi không? Chuyện là như thế này. Tôi sinh ra đời là nông dân.
Bà con chắc hỏi tôi mà nông dân ư? Đúng, chân quê chính gốc đây bà con ơi. Tôi buồn, tôi vui như bao kẻ khác, nhưng tôi chẳng có đất. Đến cục đất chọi chim mà cũng chả có! Tôi làm việc như hết thảy bà con ở trong các thung lũng này, chỗ nào ai thuê thì tôi làm. Rồi ngày nọ tôi đi ngang qua ngọn núi, núi gì mà toàn là đá với đá. Núi vô chủ. Về sau tôi mới biết như thế. Tôi lân la dò hỏi mọi người." Không! Chả có ai thèm lấy núi này đâu!"
Nghe thế, tôi leo lên đỉnh núi, đến nơi tôi lấy móng tay cào thử, và tôi thấy bên dưới có một chút xíu đất, và tôi thấy có chút nước chảy ra nhỏ giọt. Thấy vậy, tôi liền cào sâu thêm. Tôi đi xuống bờ sông, cực nhọc vất vả biết bao nhiêu mới mang được đất lên trên núi này. Con cái và vợ tôi cùng làm với tôi. Vợ tôi là người nhân hậu, nhân hậu và dễ thương, ngực tròn căng, dáng đi yểu điệu mềm mại. Nàng quả thật là đẹp! Tôi yêu vợ tôi lắm, nên mỗi khi có dịp nhắc đến nàng lòng tôi rất vui.
Trở lại câu chuyện, tôi dùng tay khiêng đất lên núi, và cỏ mọc rất nhanh! X..ẹ.t! Cỏ mọc tự nhiên. Bà con không biết chứ cỏ đẹp lắm đấy! Trông như những hạt bụi vàng lấp lánh! Chỉ cần tôi cắm cuốc xuống đất, thì nhanh như chớp...cây mọc lên. Đất ấy là phép lạ! Kỳ diệu! Khắp nơi có bạch dương, sồi và những loại cây khác. Tôi gieo đúng tuần trăng. Tôi biết cần phải làm gì, nên rau cải cây trái đến mùa mỡ màng, tươi tốt, thơm ngọt. Nào là rau diếp, cúc gai, đậu, cải đỏ, thứ nào cũng có. Cho tôi, cho chúng tôi!
Tôi thật hạnh phúc vô cùng! Chúng tôi thường ca múa, rồi những khi mưa dầm dề mấy ngày liền, rồi nắng lên rực rỡ, và tôi thường ra đứng ngắm nhìn, và tuần trăng lúc nào cũng thuận lợi, và gió không bao giờ mạnh quá, sương không bao giờ dày quá. Đất đẹp, đẹp vô ngần! Đất lành này là đất của chúng tôi. Đất được tôi đắp thành những bậc thang rất đẹp. Mỗi ngày tôi làm một bậc. Các bậc thang này trông giống như tháp Babel đẹp tuyệt.Tôi thề với bà con. Đất ấy là thiên đường, thiên đường trần thế. Cho nên tất cả các nông dân hay đi ngang qua ai nấy đều tấm tấc khen:
"Thật không ngờ, từ đống đá này mà bác đã tạo dựng được cơ ngơi đến như thế! Mà sao tôi cũng ngu thật, trước đây chẳng bao giờ nghĩ đến!" Từ đấy họ đem lòng ganh tỵ. Ngày nọ lãnh chúa của cả thung lũng đi ngang qua. Hắn nhìn rồi nói:
"Tháp này mọc ở đâu ra vậy? Đất này của ai?"
"Đất của tôi," Tôi nói." Đất này do chính tôi tạo ra, chính từ hai bàn tay này. Còn trước kia là đất vô chủ."
"Vô chủ? Cái từ "Vô chủ" ấy không tồn tại. Đất của ta!"
"Không! Không phải của ông! Tôi đã đi gặp luật sư, ông ta nói đất này là đất vô chủ. Tôi đến hỏi linh mục, và ông ta cũng nói đất này là đất vô chủ. Nên tôi mới bồi đắp lên, mỗi ngày một ít."
"Đất của ta, ngươi phải liệu mà trả lại cho ta."
"Thưa ông, tôi không thể trao cho ông. Tôi không thể đi làm thuê cho người khác."
"Ta sẽ đền bù cho ngươi; Ta sẽ cho ngươi tiền. Thôi, cho ta biết ngươi muốn bao nhiêu."
"Không! Không, tôi không muốn tiền, vì nếu ông cho tôi tiền, thì số tiền ấy sẽ không đủ cho tôi mua miếng đất khác, rồi cuối cùng tôi cũng phải trở lại kiếp làm thuê cho người khác thôi. Không, tôi không muốn như thế. Tôi nhất định không."
"Trả lại cho ta."
"Không!"
Rồi hắn cười, bỏ đi. Ngày hôm sau linh mục đến, và ông ấy bảo tôi:
"Đất này thuộc về lãnh chúa thung lũng. Anh hãy thức thời mà trả đất lại đi. Ai lại dại thế. Mà anh hãy coi chừng, vì hắn là lãnh chúa thừa độc ác, lại lắm quyền thế. Thôi bỏ quách đất này đi. Lạy Chúa, tôi mong anh hãy thức thời!"
"Không! Tôi trả lời ông ấy." Tôi nhất định không."
Nói xong tôi lấy tay ra dấu thô tục với ông. Rồi ông luật sư cũng đến. Trời, bà con biết không, ông ấy đổ mồ hôi mồ kê nhễ nhại khi leo lên núi tìm tôi.
"Hãy thức thời thôi, anh ạ. Luật thì đầy ra đấy...mà anh cũng nên biết anh không thể...như thế được, với anh thì..."
"Không! Không!"
Và tôi cũng lấy tay ra dấu thô tục với ông, ông ấy vừa bỏ đi vừa chửi thề.
Nhưng tên lãnh chúa không bỏ cuộc. Không! Hắn bắt đầu tổ chức những chuyến đi săn trên núi, và hắn lùa đuổi tất cả thỏ rừng chạy tứ tán khắp nơi trên đất tôi. Hắn cùng bạn săn cỡi ngựa phi qua phi lại ngang qua đất của tôi làm sụp đổ cả mấy hàng giậu. Rồi ngày nọ hắn phóng hỏa đốt toàn bộ đất đai của tôi. Lúc ấy trời đang vào hè; lại thêm hạn hán. Hắn phóng hỏa đốt toàn bộ ngọn núi, và thiêu rụi mọi thứ, kể cả gia súc và nhà của tôi.Nhưng tôi cương quyết không đi! Tôi chờ đợi, và tối hôm đó trời bắt đầu mưa. Sau khi mưa tạnh, tôi bắt đầu dọn dẹp, và dựng các cột hàng rào trở lại như cũ, và thay lại đá, lại khiêng đất mới từ dưới sông lên, rồi tưới nước cho tất cả cây cối. Tôi thề cương quyết không rời khỏi nơi đấy! Và tôi đã một bước cũng không đi!
Nhưng ngày kia hắn lại đến, đi cùng với đám lính, và hắn cười. Lúc ấy chúng tôi, con cái và vợ chồng, đều đang làm ở ngoài đồng. Hắn đến. Hắn xuống ngựa. Hắn tụt quần xuống. Hắn bước đến vợ tôi, chụp lấy nàng, vật nàng ngã lăn xuống đất, xé toang váy nàng ra và..Tôi cố lao đến, nhưng bọn lính giữ chặc tôi lại. Rồi hắn nhảy đè lên người nàng và hãm hiếp nàng như thể nàng là con bò. Còn tôi và đàn con phải đứng đấy nhìn, mắt chúng tôi trợn trừng trừng tưởng như muốn rớt ra ngoài... Tôi sấn tới, tôi vùng lên nhảy ra được. Tôi chụp lấy cây cuốc và tôi thét lên:
"Thằng khốn nạn!"
"Đừng, mình ơi," vợ tôi khóc." Đừng làm thế, mình ơi. Đừng mắc bẫy họ, họ chỉ chờ có thế thôi. Nếu mình giơ cái cuốc lên họ sẽ giết mình ngay. Mình có hiểu không? Họ chỉ muốn giết mình để cướp đất. Họ chỉ muốn thế. Hắn nhất định sẽ tự vệ. Chẳng đáng đánh lại hắn, mình ơi. Mình không có danh dự để bảo vệ. Mình là phận nghèo, mình là nông dân, là dân quê, mình không thể mơ tưởng về danh dự và nhân phẩm. Những cái đó chỉ dành cho nhà giàu, cho lãnh chúa và quý tộc. Họ có quyền tức giận nếu người ta hãm hiếp vợ con họ. Nhưng mình không có quyền tức giận! Thôi đừng để tâm đến nữa, mình ơi. Đất này còn đáng hơn cả danh dự của mình lẫn danh dự của em. Nó còn đáng hơn tất cả mọi thứ trên đời! Em đã trở thành con bò, con bò vì yêu mình, mình ơi!"
Rồi tôi bắt đầu khóc, vừa khóc vừa nhìn quanh. Đám con cũng khóc nức nở. Còn bọn lính và tên lãnh chúa thung lũng, đột ngột bỏ đi, cười nói, vui vẻ, hả hê. Chúng tôi khóc, khóc hơn mưa! Chúng tôi chẳng dám nhìn thẳng vào mắt lẫn nhau. Rồi khi chúng tôi đi vào làng, người ta bắt đầu ném gạch, đá vào chúng tôi. Họ la to:
" Hừ, mày đúng là đồ con bò, mày không có can đảm bảo vệ danh dự của mày, vì mày chả có danh dự gì. Mày chỉ là con vật. Lãnh chúa đè vợ mày ra hiếp, thế mà mày đứng trơ mặt ra đó chẳng dám nói lời nào, chỉ vì miếng đất không đáng ấy. Mày là kẻ đốn mạt!"
Còn khi vợ tôi có việc đi quanh làng:
"Đồ con đĩ, đồ con bò!" Họ la to sau lưng nàng. Rồi họ bỏ chạy tránh xa nàng ra. Họ không để cho nàng đi vào nhà thờ. Không một ai cho phép nàng đi vào nhà thờ! Còn các con tôi không dám đi vào làng vì sợ bị chê cười. Chẳng có ai nhìn thẳng vào mắt chúng tôi. Vợ tôi bỏ nhà ra đi! Tôi không bao giờ gặp lại nàng nữa. Giờ đây tôi không biết nàng trôi dạt về đâu. Còn các con tôi tránh nhìn mặt tôi. Rồi chúng ngả bệnh, nhưng câm lặng không than khóc gì. Chúng chết. Từ ngày đấy, tôi sống thui thủi một bóng một mình trên đất này. Tôi không biết làm gì. Vào một tối nọ, tôi lấy ra đoạn dây thừng, rồi ném dây qua xà nhà.
Tôi tròng thòng lọng vào cổ, rồi lẩm bẩm:
"Thôi, thế là hết. Bây giờ mình sẽ chấm dứt mọi khổ đau kiếp người, ngay bây giờ!"
Tôi sắp sửa thực hiện được điều ấy, tức treo cổ, bỗng tôi cảm thấy có ai đó đặt tay lên vai mình. Tôi quay lại thì thấy một người có đôi mắt to và vẻ mặt xanh xao.
Ông nói với tôi: "Ông ơi, làm ơn cho tôi xin nước uống."
"Trời đất ơi, tôi hỏi ông, có đời ai lại thấy người ta sắp treo cổ mà mình lại đến xin nước uống không?"
Tôi nhìn ông, và thấy ông cũng có vẻ mặt của một người nghèo khốn khổ. Rồi tôi nhìn xa hơn, và thấy có hai người nữa, mặt của họ cũng đượm đầy đau khổ.
"Thôi được, tôi lấy nước cho các ông uống trước. Rồi tôi treo cổ sau cũng được."
Thế là tôi lấy nước cho họ uống, rồi tôi nhìn kỹ họ:
"Mà lẽ ra các ông phải xin thêm cái gì khác ngoài nước chứ, trông các ông có vẻ đói lắm rồi! Lâu nay tôi cũng chẳng thiết tha nấu ăn gì ... Nhưng thôi, các ông có đói, thì tôi cũng có thức ăn tạm ở đây."
Tôi lấy cái nồi đặt lên bếp lửa để nấu những hạt đậu lớn. Tôi múc ra cho mỗi người một bát, và họ ăn rất ngon lành. Còn tôi tôi không đói lắm. "Mình cứ chờ cho họ ăn xong đã, " tôi nghĩ bụng, "rồi treo cổ cũng chả muộn." Thế rồi, trong lúc ăn, người có đôi mắt to nhất trông thật nghèo khổ đáng thương bắt đầu mỉm cười. Ông nói:
"Nhà ông chắc có chuyện ghê gớm lắm mới xui khiến ông muốn treo cổ. Nói vậy, chứ tôi biết tại sao ông muốn chết. Ông đã mất tất cả mọi thứ, nào vợ, nào con, giờ ông chỉ còn có đất của ông thôi. Vâng, tôi hiểu hết cơ sự chứ. Nhưng giá như tôi là ông, tôi sẽ chẳng tìm đến cái chết."
Nói xong ông ăn tiếp. Ông ăn rất ngon lành! Rồi cuối cùng, dẹp chén bát qua bên, ông nói:
"Ông có biết tôi là ai chăng?"
"Không, nhưng tôi chợt nghĩ ra ông chắc là Chúa Giêsu Kitô."
"Hay thật! Ông đoán đúng. Còn đây là Thánh Phêrô, kia là Thánh Máccô.
"Thật là hân hạnh được gặp Đức Chúa Giêsu và các Thánh! Chẳng hay Đức Chúa và các Thánh đến vùng này có việc gì chăng?"
"Bạn ta ơi, ông cho tôi ăn, nên để đền đáp lại bây giờ tôi sẽ cho ông nói."
"Nói? Nói gì đây?"
"Anh bạn đáng thương ơi! Anh bám đất là phải; anh không muốn đi cày thuê cuốc mướn cho người khác là phải; anh có sức mạnh không bỏ cuộc là phải; những gì anh làm đều phải ...Tôi mến anh, một con người tốt, một con người mạnh mẽ. Nhưng có một điều phải mà anh không làm nhưng đấy chính là điều anh nên làm ( Đức Chúa Giêsu chỉ vào trán và miệng mình). Anh đừng nên vùi thân ở đất này. Anh nên đi rong ruổi khắp nơi trong nước, và khi người ta ném đá vào anh, anh nên kể cho họ biết, giúp cho họ hiểu, và chế nhạo tên lãnh chúa. Anh nên chế giễu hắn bằng cái lưỡi sắc bén như dao kiếm của anh, để vắt cạn kiệt sạch hết tất cả những nọc độc và mật đắng thối tha của hắn. Anh phải nghiền nát bọn quý tộc này, những tay linh mục này, và tất cả những kẻ xúm xít quanh hắn: từ những gã công chứng đến những tên luật sư vân vân. Không phải chỉ vì lợi riêng cho bản thân anh, cho đất anh, nhưng cũng vì lợi chung cho những ai giống như anh không có đất, những ai hoàn toàn trắng tay, những ai mà quyền duy nhất của họ là quyền đau khổ, và những ai chẳng có nhân phẩm để tự hào. Anh hãy dạy cho những người khốn khổ này tồn tại bằng chính đầu của họ, chứ không phải chỉ bằng đôi tay của họ không thôi!"
"Chúa ơi, nhưng Chúa không hiểu? Con là kẻ bất tài. Lưỡi con cứ đớ ra. Con nói năng thì ngập ngừng luống cuống. Con lại thất học, nên đầu óc con tăm tối ngu muội chẳng ích gì. Thử hỏi con làm sao làm tốt lời Chúa dạy đi khắp nơi nói chuyện với người khác?"
"Đừng ngại. Bây giờ anh sẽ thấy phép lạ."
Chúa đặt hai tay lên đầu tôi, và kéo tôi về phía Người. Rồi Người nói:
"Ta là Giêsu Kitô. Ta đến để ban cho ngươi sức mạnh của ngôn luận. Từ đây lưỡi của ngươi sẽ cắt, sẽ chém giống như kiếm,sẽ đâm thủng những bong bóng ngạo mạn vênh váo trên khắp đất nước này. Ngươi sẽ lên án những gã chủ, và nghiền nát chúng, để những người khác nhờ đó có thể hiểu ra và thấy, để họ có thể cười vào mặt chúng và chế nhạo chúng, vì chỉ có tiếng cười mới tiêu diệt được bọn chủ này. Khi ngươi cười nhạo lũ cai trị, thì bọn chúng từ sừng sững như núi sẽ co rút thành đống đất nhỏ rồi chẳng là gì hết. Đây, ta sẽ hôn ngươi, nhờ đấy sẽ giúp ngươi nói."
Chúa hôn lên miệng tôi. Người hôn tôi thật lâu. Bỗng bất ngờ tôi cảm thấy lưỡi của mình cựa quậy không ngừng trong miệng, não tôi bắt đầu hoạt động, và chân tôi bắt đầu tự ý di chuyển, và tôi đi ra ngoài đường làng và bắt đầu la to: "
"Bà con ơi, hãy xúm lại! Hãy xúm lại mà nghe bà con ơi! Hề tôi đang ở đây này!Tôi sẽ diễn hài châm biếm cho bà con xem. Tôi sẽ đâm thẳng vào tên lãnh chúa đó, vì hắn là một bong bóng lớn, và tôi sẽ dùng lưỡi sắc bén của mình để làm hắn vỡ tung ra. Tôi sẽ kể hết cho bà con nghe cho tỏ tường, sự đời là như thế nào, và Chúa không phải là kẻ cắp! Kẻ cắp mà không bị trừng phạt... chính là lũ viết ra những bộ sách luật dày cộp... Chính là bọn nó đấy, bà con ơi. Cho nên chúng ta phải nói hết, nói thẳng, phải lên án bọn chúng. Bà con ơi, hãy lắng nghe- chúng ta hãy tiêu diệt chúng, chúng ta hãy nghiền nát lũ cai trị khốn khiếp này...!
Dario Fo sinh năm 1926. Nhà viết kịch người Ý nổi tiếng với những tác phẩm châm biếm. Ông được trao tặng giải Nobel văn chương năm 1997. Tựa đề của người dịch.
Nguồn: Tựa đề bản tiếng Anh "The Birth of Jongleur" từ tác phẩm Mistero Buffo, nhà xuất bản Methuen London Ltd &Random House UK Limited 1988, bản dịch tiếng Anh của Ed Emery, trang 48-54
Người dịch có tham khảo một bản dịch tiếng Anh khác của Ron Jenkins từ tác phẩm Mistero Buffo The Collected Plays of Dario Fo, nhà xuất bản Theatre Communications Group, New York, 2006, trang 7-18, tựa đề "The Birth of Giullare"
Toàn bộ tác phẩm Mistero Buffo qua bản dịch của Ed Emery được đưa lên mạng ở địa chỉ sau:
http://www.geocities.ws/dariofoarchive/mistero.html
Bà con nhân từ ơi, hãy xúm lại mà nghe. Hề tôi đang ở đây này! Tôi là hề. Tôi nhảy múa và chọc cho bà con cười. Tôi chế giễu những kẻ cầm quyền, tôi chỉ cho bà con thấy bọn đầu sỏ vênh váo và cao ngạo ấy lúc nào cũng ham gây chiến tranh nhưng kẻ bị tàn sát trong chiến tranh mới chính là chúng ta. Tôi phơi bày con người thật của chúng. Tôi chỉ cần rút cái nút ra, thế là xì.xì..xì ... chúng mềm xìu. Hãy xúm lại đây, vì bây giờ là lúc và nơi tôi bắt đầu làm trò cười và chỉ dạy bà con. Tôi nhào lộn, tôi hát và tôi chọc cười! Hãy xem lưỡi của tôi xoáy, chả thua gì dao vậy. Cứ nhớ như thế. Nhưng ngày xưa tôi vốn chẳng phải là.... Mà thôi, tôi muốn kể cho bà con nghe cơ duyên nào tôi lại trở thành người như ngày hôm nay.
Tôi sinh ra đời chẳng phải làm hề. Chẳng phải vô cớ mà tôi thình lình hiện ra như thế này, tưởng như có cơn gió mạnh từ trên trời đột ngột thổi thốc xuống đất và, úm ba la, tôi chợt hiện ra nói:"Kính thưa bà con cô bác... xin chào." Không! tôi là kết quả của phép lạ! Phép lạ được thực hiện trên chính người tôi. Chẳng biết bà con có tin tôi không? Chuyện là như thế này. Tôi sinh ra đời là nông dân.
Bà con chắc hỏi tôi mà nông dân ư? Đúng, chân quê chính gốc đây bà con ơi. Tôi buồn, tôi vui như bao kẻ khác, nhưng tôi chẳng có đất. Đến cục đất chọi chim mà cũng chả có! Tôi làm việc như hết thảy bà con ở trong các thung lũng này, chỗ nào ai thuê thì tôi làm. Rồi ngày nọ tôi đi ngang qua ngọn núi, núi gì mà toàn là đá với đá. Núi vô chủ. Về sau tôi mới biết như thế. Tôi lân la dò hỏi mọi người." Không! Chả có ai thèm lấy núi này đâu!"
Nghe thế, tôi leo lên đỉnh núi, đến nơi tôi lấy móng tay cào thử, và tôi thấy bên dưới có một chút xíu đất, và tôi thấy có chút nước chảy ra nhỏ giọt. Thấy vậy, tôi liền cào sâu thêm. Tôi đi xuống bờ sông, cực nhọc vất vả biết bao nhiêu mới mang được đất lên trên núi này. Con cái và vợ tôi cùng làm với tôi. Vợ tôi là người nhân hậu, nhân hậu và dễ thương, ngực tròn căng, dáng đi yểu điệu mềm mại. Nàng quả thật là đẹp! Tôi yêu vợ tôi lắm, nên mỗi khi có dịp nhắc đến nàng lòng tôi rất vui.
Trở lại câu chuyện, tôi dùng tay khiêng đất lên núi, và cỏ mọc rất nhanh! X..ẹ.t! Cỏ mọc tự nhiên. Bà con không biết chứ cỏ đẹp lắm đấy! Trông như những hạt bụi vàng lấp lánh! Chỉ cần tôi cắm cuốc xuống đất, thì nhanh như chớp...cây mọc lên. Đất ấy là phép lạ! Kỳ diệu! Khắp nơi có bạch dương, sồi và những loại cây khác. Tôi gieo đúng tuần trăng. Tôi biết cần phải làm gì, nên rau cải cây trái đến mùa mỡ màng, tươi tốt, thơm ngọt. Nào là rau diếp, cúc gai, đậu, cải đỏ, thứ nào cũng có. Cho tôi, cho chúng tôi!
Tôi thật hạnh phúc vô cùng! Chúng tôi thường ca múa, rồi những khi mưa dầm dề mấy ngày liền, rồi nắng lên rực rỡ, và tôi thường ra đứng ngắm nhìn, và tuần trăng lúc nào cũng thuận lợi, và gió không bao giờ mạnh quá, sương không bao giờ dày quá. Đất đẹp, đẹp vô ngần! Đất lành này là đất của chúng tôi. Đất được tôi đắp thành những bậc thang rất đẹp. Mỗi ngày tôi làm một bậc. Các bậc thang này trông giống như tháp Babel đẹp tuyệt.Tôi thề với bà con. Đất ấy là thiên đường, thiên đường trần thế. Cho nên tất cả các nông dân hay đi ngang qua ai nấy đều tấm tấc khen:
"Thật không ngờ, từ đống đá này mà bác đã tạo dựng được cơ ngơi đến như thế! Mà sao tôi cũng ngu thật, trước đây chẳng bao giờ nghĩ đến!" Từ đấy họ đem lòng ganh tỵ. Ngày nọ lãnh chúa của cả thung lũng đi ngang qua. Hắn nhìn rồi nói:
"Tháp này mọc ở đâu ra vậy? Đất này của ai?"
"Đất của tôi," Tôi nói." Đất này do chính tôi tạo ra, chính từ hai bàn tay này. Còn trước kia là đất vô chủ."
"Vô chủ? Cái từ "Vô chủ" ấy không tồn tại. Đất của ta!"
"Không! Không phải của ông! Tôi đã đi gặp luật sư, ông ta nói đất này là đất vô chủ. Tôi đến hỏi linh mục, và ông ta cũng nói đất này là đất vô chủ. Nên tôi mới bồi đắp lên, mỗi ngày một ít."
"Đất của ta, ngươi phải liệu mà trả lại cho ta."
"Thưa ông, tôi không thể trao cho ông. Tôi không thể đi làm thuê cho người khác."
"Ta sẽ đền bù cho ngươi; Ta sẽ cho ngươi tiền. Thôi, cho ta biết ngươi muốn bao nhiêu."
"Không! Không, tôi không muốn tiền, vì nếu ông cho tôi tiền, thì số tiền ấy sẽ không đủ cho tôi mua miếng đất khác, rồi cuối cùng tôi cũng phải trở lại kiếp làm thuê cho người khác thôi. Không, tôi không muốn như thế. Tôi nhất định không."
"Trả lại cho ta."
"Không!"
Rồi hắn cười, bỏ đi. Ngày hôm sau linh mục đến, và ông ấy bảo tôi:
"Đất này thuộc về lãnh chúa thung lũng. Anh hãy thức thời mà trả đất lại đi. Ai lại dại thế. Mà anh hãy coi chừng, vì hắn là lãnh chúa thừa độc ác, lại lắm quyền thế. Thôi bỏ quách đất này đi. Lạy Chúa, tôi mong anh hãy thức thời!"
"Không! Tôi trả lời ông ấy." Tôi nhất định không."
Nói xong tôi lấy tay ra dấu thô tục với ông. Rồi ông luật sư cũng đến. Trời, bà con biết không, ông ấy đổ mồ hôi mồ kê nhễ nhại khi leo lên núi tìm tôi.
"Hãy thức thời thôi, anh ạ. Luật thì đầy ra đấy...mà anh cũng nên biết anh không thể...như thế được, với anh thì..."
"Không! Không!"
Và tôi cũng lấy tay ra dấu thô tục với ông, ông ấy vừa bỏ đi vừa chửi thề.
Nhưng tên lãnh chúa không bỏ cuộc. Không! Hắn bắt đầu tổ chức những chuyến đi săn trên núi, và hắn lùa đuổi tất cả thỏ rừng chạy tứ tán khắp nơi trên đất tôi. Hắn cùng bạn săn cỡi ngựa phi qua phi lại ngang qua đất của tôi làm sụp đổ cả mấy hàng giậu. Rồi ngày nọ hắn phóng hỏa đốt toàn bộ đất đai của tôi. Lúc ấy trời đang vào hè; lại thêm hạn hán. Hắn phóng hỏa đốt toàn bộ ngọn núi, và thiêu rụi mọi thứ, kể cả gia súc và nhà của tôi.Nhưng tôi cương quyết không đi! Tôi chờ đợi, và tối hôm đó trời bắt đầu mưa. Sau khi mưa tạnh, tôi bắt đầu dọn dẹp, và dựng các cột hàng rào trở lại như cũ, và thay lại đá, lại khiêng đất mới từ dưới sông lên, rồi tưới nước cho tất cả cây cối. Tôi thề cương quyết không rời khỏi nơi đấy! Và tôi đã một bước cũng không đi!
Nhưng ngày kia hắn lại đến, đi cùng với đám lính, và hắn cười. Lúc ấy chúng tôi, con cái và vợ chồng, đều đang làm ở ngoài đồng. Hắn đến. Hắn xuống ngựa. Hắn tụt quần xuống. Hắn bước đến vợ tôi, chụp lấy nàng, vật nàng ngã lăn xuống đất, xé toang váy nàng ra và..Tôi cố lao đến, nhưng bọn lính giữ chặc tôi lại. Rồi hắn nhảy đè lên người nàng và hãm hiếp nàng như thể nàng là con bò. Còn tôi và đàn con phải đứng đấy nhìn, mắt chúng tôi trợn trừng trừng tưởng như muốn rớt ra ngoài... Tôi sấn tới, tôi vùng lên nhảy ra được. Tôi chụp lấy cây cuốc và tôi thét lên:
"Thằng khốn nạn!"
"Đừng, mình ơi," vợ tôi khóc." Đừng làm thế, mình ơi. Đừng mắc bẫy họ, họ chỉ chờ có thế thôi. Nếu mình giơ cái cuốc lên họ sẽ giết mình ngay. Mình có hiểu không? Họ chỉ muốn giết mình để cướp đất. Họ chỉ muốn thế. Hắn nhất định sẽ tự vệ. Chẳng đáng đánh lại hắn, mình ơi. Mình không có danh dự để bảo vệ. Mình là phận nghèo, mình là nông dân, là dân quê, mình không thể mơ tưởng về danh dự và nhân phẩm. Những cái đó chỉ dành cho nhà giàu, cho lãnh chúa và quý tộc. Họ có quyền tức giận nếu người ta hãm hiếp vợ con họ. Nhưng mình không có quyền tức giận! Thôi đừng để tâm đến nữa, mình ơi. Đất này còn đáng hơn cả danh dự của mình lẫn danh dự của em. Nó còn đáng hơn tất cả mọi thứ trên đời! Em đã trở thành con bò, con bò vì yêu mình, mình ơi!"
Rồi tôi bắt đầu khóc, vừa khóc vừa nhìn quanh. Đám con cũng khóc nức nở. Còn bọn lính và tên lãnh chúa thung lũng, đột ngột bỏ đi, cười nói, vui vẻ, hả hê. Chúng tôi khóc, khóc hơn mưa! Chúng tôi chẳng dám nhìn thẳng vào mắt lẫn nhau. Rồi khi chúng tôi đi vào làng, người ta bắt đầu ném gạch, đá vào chúng tôi. Họ la to:
" Hừ, mày đúng là đồ con bò, mày không có can đảm bảo vệ danh dự của mày, vì mày chả có danh dự gì. Mày chỉ là con vật. Lãnh chúa đè vợ mày ra hiếp, thế mà mày đứng trơ mặt ra đó chẳng dám nói lời nào, chỉ vì miếng đất không đáng ấy. Mày là kẻ đốn mạt!"
Còn khi vợ tôi có việc đi quanh làng:
"Đồ con đĩ, đồ con bò!" Họ la to sau lưng nàng. Rồi họ bỏ chạy tránh xa nàng ra. Họ không để cho nàng đi vào nhà thờ. Không một ai cho phép nàng đi vào nhà thờ! Còn các con tôi không dám đi vào làng vì sợ bị chê cười. Chẳng có ai nhìn thẳng vào mắt chúng tôi. Vợ tôi bỏ nhà ra đi! Tôi không bao giờ gặp lại nàng nữa. Giờ đây tôi không biết nàng trôi dạt về đâu. Còn các con tôi tránh nhìn mặt tôi. Rồi chúng ngả bệnh, nhưng câm lặng không than khóc gì. Chúng chết. Từ ngày đấy, tôi sống thui thủi một bóng một mình trên đất này. Tôi không biết làm gì. Vào một tối nọ, tôi lấy ra đoạn dây thừng, rồi ném dây qua xà nhà.
Tôi tròng thòng lọng vào cổ, rồi lẩm bẩm:
"Thôi, thế là hết. Bây giờ mình sẽ chấm dứt mọi khổ đau kiếp người, ngay bây giờ!"
Tôi sắp sửa thực hiện được điều ấy, tức treo cổ, bỗng tôi cảm thấy có ai đó đặt tay lên vai mình. Tôi quay lại thì thấy một người có đôi mắt to và vẻ mặt xanh xao.
Ông nói với tôi: "Ông ơi, làm ơn cho tôi xin nước uống."
"Trời đất ơi, tôi hỏi ông, có đời ai lại thấy người ta sắp treo cổ mà mình lại đến xin nước uống không?"
Tôi nhìn ông, và thấy ông cũng có vẻ mặt của một người nghèo khốn khổ. Rồi tôi nhìn xa hơn, và thấy có hai người nữa, mặt của họ cũng đượm đầy đau khổ.
"Thôi được, tôi lấy nước cho các ông uống trước. Rồi tôi treo cổ sau cũng được."
Thế là tôi lấy nước cho họ uống, rồi tôi nhìn kỹ họ:
"Mà lẽ ra các ông phải xin thêm cái gì khác ngoài nước chứ, trông các ông có vẻ đói lắm rồi! Lâu nay tôi cũng chẳng thiết tha nấu ăn gì ... Nhưng thôi, các ông có đói, thì tôi cũng có thức ăn tạm ở đây."
Tôi lấy cái nồi đặt lên bếp lửa để nấu những hạt đậu lớn. Tôi múc ra cho mỗi người một bát, và họ ăn rất ngon lành. Còn tôi tôi không đói lắm. "Mình cứ chờ cho họ ăn xong đã, " tôi nghĩ bụng, "rồi treo cổ cũng chả muộn." Thế rồi, trong lúc ăn, người có đôi mắt to nhất trông thật nghèo khổ đáng thương bắt đầu mỉm cười. Ông nói:
"Nhà ông chắc có chuyện ghê gớm lắm mới xui khiến ông muốn treo cổ. Nói vậy, chứ tôi biết tại sao ông muốn chết. Ông đã mất tất cả mọi thứ, nào vợ, nào con, giờ ông chỉ còn có đất của ông thôi. Vâng, tôi hiểu hết cơ sự chứ. Nhưng giá như tôi là ông, tôi sẽ chẳng tìm đến cái chết."
Nói xong ông ăn tiếp. Ông ăn rất ngon lành! Rồi cuối cùng, dẹp chén bát qua bên, ông nói:
"Ông có biết tôi là ai chăng?"
"Không, nhưng tôi chợt nghĩ ra ông chắc là Chúa Giêsu Kitô."
"Hay thật! Ông đoán đúng. Còn đây là Thánh Phêrô, kia là Thánh Máccô.
"Thật là hân hạnh được gặp Đức Chúa Giêsu và các Thánh! Chẳng hay Đức Chúa và các Thánh đến vùng này có việc gì chăng?"
"Bạn ta ơi, ông cho tôi ăn, nên để đền đáp lại bây giờ tôi sẽ cho ông nói."
"Nói? Nói gì đây?"
"Anh bạn đáng thương ơi! Anh bám đất là phải; anh không muốn đi cày thuê cuốc mướn cho người khác là phải; anh có sức mạnh không bỏ cuộc là phải; những gì anh làm đều phải ...Tôi mến anh, một con người tốt, một con người mạnh mẽ. Nhưng có một điều phải mà anh không làm nhưng đấy chính là điều anh nên làm ( Đức Chúa Giêsu chỉ vào trán và miệng mình). Anh đừng nên vùi thân ở đất này. Anh nên đi rong ruổi khắp nơi trong nước, và khi người ta ném đá vào anh, anh nên kể cho họ biết, giúp cho họ hiểu, và chế nhạo tên lãnh chúa. Anh nên chế giễu hắn bằng cái lưỡi sắc bén như dao kiếm của anh, để vắt cạn kiệt sạch hết tất cả những nọc độc và mật đắng thối tha của hắn. Anh phải nghiền nát bọn quý tộc này, những tay linh mục này, và tất cả những kẻ xúm xít quanh hắn: từ những gã công chứng đến những tên luật sư vân vân. Không phải chỉ vì lợi riêng cho bản thân anh, cho đất anh, nhưng cũng vì lợi chung cho những ai giống như anh không có đất, những ai hoàn toàn trắng tay, những ai mà quyền duy nhất của họ là quyền đau khổ, và những ai chẳng có nhân phẩm để tự hào. Anh hãy dạy cho những người khốn khổ này tồn tại bằng chính đầu của họ, chứ không phải chỉ bằng đôi tay của họ không thôi!"
"Chúa ơi, nhưng Chúa không hiểu? Con là kẻ bất tài. Lưỡi con cứ đớ ra. Con nói năng thì ngập ngừng luống cuống. Con lại thất học, nên đầu óc con tăm tối ngu muội chẳng ích gì. Thử hỏi con làm sao làm tốt lời Chúa dạy đi khắp nơi nói chuyện với người khác?"
"Đừng ngại. Bây giờ anh sẽ thấy phép lạ."
Chúa đặt hai tay lên đầu tôi, và kéo tôi về phía Người. Rồi Người nói:
"Ta là Giêsu Kitô. Ta đến để ban cho ngươi sức mạnh của ngôn luận. Từ đây lưỡi của ngươi sẽ cắt, sẽ chém giống như kiếm,sẽ đâm thủng những bong bóng ngạo mạn vênh váo trên khắp đất nước này. Ngươi sẽ lên án những gã chủ, và nghiền nát chúng, để những người khác nhờ đó có thể hiểu ra và thấy, để họ có thể cười vào mặt chúng và chế nhạo chúng, vì chỉ có tiếng cười mới tiêu diệt được bọn chủ này. Khi ngươi cười nhạo lũ cai trị, thì bọn chúng từ sừng sững như núi sẽ co rút thành đống đất nhỏ rồi chẳng là gì hết. Đây, ta sẽ hôn ngươi, nhờ đấy sẽ giúp ngươi nói."
Chúa hôn lên miệng tôi. Người hôn tôi thật lâu. Bỗng bất ngờ tôi cảm thấy lưỡi của mình cựa quậy không ngừng trong miệng, não tôi bắt đầu hoạt động, và chân tôi bắt đầu tự ý di chuyển, và tôi đi ra ngoài đường làng và bắt đầu la to: "
"Bà con ơi, hãy xúm lại! Hãy xúm lại mà nghe bà con ơi! Hề tôi đang ở đây này!Tôi sẽ diễn hài châm biếm cho bà con xem. Tôi sẽ đâm thẳng vào tên lãnh chúa đó, vì hắn là một bong bóng lớn, và tôi sẽ dùng lưỡi sắc bén của mình để làm hắn vỡ tung ra. Tôi sẽ kể hết cho bà con nghe cho tỏ tường, sự đời là như thế nào, và Chúa không phải là kẻ cắp! Kẻ cắp mà không bị trừng phạt... chính là lũ viết ra những bộ sách luật dày cộp... Chính là bọn nó đấy, bà con ơi. Cho nên chúng ta phải nói hết, nói thẳng, phải lên án bọn chúng. Bà con ơi, hãy lắng nghe- chúng ta hãy tiêu diệt chúng, chúng ta hãy nghiền nát lũ cai trị khốn khiếp này...!
Dario Fo sinh năm 1926. Nhà viết kịch người Ý nổi tiếng với những tác phẩm châm biếm. Ông được trao tặng giải Nobel văn chương năm 1997. Tựa đề của người dịch.
Nguồn: Tựa đề bản tiếng Anh "The Birth of Jongleur" từ tác phẩm Mistero Buffo, nhà xuất bản Methuen London Ltd &Random House UK Limited 1988, bản dịch tiếng Anh của Ed Emery, trang 48-54
Người dịch có tham khảo một bản dịch tiếng Anh khác của Ron Jenkins từ tác phẩm Mistero Buffo The Collected Plays of Dario Fo, nhà xuất bản Theatre Communications Group, New York, 2006, trang 7-18, tựa đề "The Birth of Giullare"
Toàn bộ tác phẩm Mistero Buffo qua bản dịch của Ed Emery được đưa lên mạng ở địa chỉ sau:
http://www.geocities.ws/dariofoarchive/mistero.html
12.4.12
Clayton Jones - Cái tát cả thế giới đều nghe
Trần Quốc Việt dịch
Sau khi bị tát Mohamed Bouazizi không kìm nén được cơn tức giận dâng trào trong lòng.
Người thanh niên Tunisia, bị bắt vào ngày 17 tháng Mười Hai về tội bán rau không có giấy phép và rồi bị một nữ cảnh sát tát- và cũng chịu bao nhiêu cảnh nhục nhã khác- quyết định tự thiêu tại quảng trường công cộng.
Cuộc tự thiêu giờ đây thành danh của anh, một hành động tử vì đạo tuyệt vọng, đã khích lệ những người Tunisia khác tự quyết định số phận của mình. Họ quyết định phá tan định kiến chung về sự ngoại lệ Ả Rập- từng được rất nhiều học giả, nhà ngoại giao, và chính cả người Ả Rập chấp nhận- tức cho rằng văn hóa Ả Rập không thích hợp với thể chế dân chủ hiện đại, nói năng tự do.
Sau tiếng thét "đủ rồi" trước khi tự thiêu của anh Bouazizi, người dân Tunisia đã bứt tung xiềng xích tinh thần trói buộc họ và rồi đứng lên lật đổ nhà độc tài vững như bàn thạch chỉ trong vòng vài tuần. Họ chỉ hành xử như thể họ là người tự do, nên chính nhờ thế họ giành được tự do. Ý thức tập thể mới đã bắt đầu trong vùng.
Lịch sử có rất nhiều những khoảnh khắc thăng hoa nhanh chóng lớn lao như thế trong tâm lý quần chúng- những khoảnh khắc bất chợt tỉnh ngộ ấy đập tan những khuôn mẫu, đâm thủng bao nề nếp suy nghĩ chung, và, quan trọng nhất, khiến người dân vò đầu không hiểu tại sao có thời họ lại tin vào những điều tưởng chừng như rất thực.
Vào thế kỷ thứ 18 chẳng mấy ai ngờ chế độ nô lệ hay việc buôn bán nô lệ có thể chấm dứt ở Phương Tây- nhưng đến thế kỷ thứ 19 chế độ nô lệ đã không còn. Những tư tưởng cổ hủ về vai trò phụ nữ- trong bầu cử, tại nơi làm việc, trong quân đội, cả trong tôn giáo- giờ là những tư tưởng kỳ cục thuộc về thời xa xưa ở nhiều nước.
Darwin đã đảo lộn quan điểm về tiến hóa. Giám đốc ngân hàng người Thụy Sĩ Henry Dunant, người sáng lập ra hội Hồng Thập Tự, đã thuyết phục các cường quốc thế giới về sự cần thiết phải có những luật lệ về chiến tranh. Rachel Carson viết tác phẩm, "Suối Im lặng" (Silent Spring), từ đấy đã xóa tan đi quan niệm cho rằng con người tác động rất ít đến thiên nhiên. Rosa Parks ngồi trên ghế dành cho người da trắng trên xe buýt và chính hành động ấy đã khai phóng một quan điểm mới về dân quyền.
Chủ nghĩa cộng sản dưới đế quốc Xô Viết đã sụp đổ mau chóng từ năm 1989 đến 1991. Tại Châu Á, Đài Loan đã đảo lộn ý tưởng cho rằng có thể không bao giờ có "nền dân chủ Trung Quốc", tức hòa hợp giá trị Khổng giáo với quyền cá nhân. Và trong ba năm qua, người Mỹ đã kinh qua nhiều đảo ngược hoàn toàn trong nếp nghĩ cũ. Họ đã bầu một người da đen lên làm tổng thống Hoa Kỳ. Nhiều người bây giờ hỏi tại sao họ cứ tưởng giá nhà sẽ tăng mãi. Cựu thống đốc Ngân hàng Liên bang Alan Greenspan thừa nhận ông phải từ bỏ ý tưởng ấp ủ suốt bao năm nay là thị trường luôn luôn tự điều chỉnh.
Sự tiến bộ của con người diễn ra theo từng giai đoạn đạo đức, thường giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước.
Những sự kiện ở Trung Đông kể từ tháng Mười Hai năm ngoái là khởi đầu sự tỉnh thức Ả Rập, còn hơn cả loại "thời điểm quyết định" (Tipping point) được trình bày trong tác phẩm cùng tên nổi tiếng vào năm 2000 của Malcome Gladwell. Ngược lại, giống như kẻ giật mình thức dậy từ cơn ác mộng, những người Ả Rập đã nhanh chóng trút bỏ bao nỗi sợ hãi cũ, rồi trong thời gian ngắn ngay sau đó hàng triệu người tìm về bên nhau. Họ đổ xô lũ lượt ra đường như những cánh bướm cùng nhau lìa kén. Tâm hồn Ả Rập giờ tự do hơn và, tuyệt vời nhất, tâm hồn ấy do chính mình tạo ra ngay trên quê hương mình. Điều kiện chính trị trong vùng mãi mãi thay đổi theo.
Như thể hòa mình trong dòng thác can đảm tập thể dâng trào, những người Ai Cập đủ mọi thành phần đã lật đổ Hosni Mubarak nhanh chóng không ngờ vào ngày 11 tháng Hai sau chỉ 18 ngày biểu tình mà đa phần tự phát và không có người lãnh đạo .
Cuộc giải phóng tinh thần này được nhìn thấy tại Quảng trường Tahrir ở Cairo- được đài truyền hình vệ tinh Al Jazeera truyền đi rất nhanh- rồi thổi bùng lên bao niềm hy vọng ấp ủ của 360 triệu người trong thế giới Ả Rập, từ đấy lan rộng ra khắp 22 nước từ Morocco đến Yemen. Câu chuyện của họ, cũng như những câu chuyện trong vùng, vẫn còn chưa kết thúc, còn phải vượt qua những thay đổi đầy khó khăn và cả nguy hiểm.
Nhưng, như người biểu tình Libya, Mutaq Saleh, nói với tờ Monitor:'' Chúng tôi đã phá gãy hàng rào sợ hãi. Chúng tôi sẽ không trở lại như cũ."
Ở Cairo, biểu ngữ của một một người biểu tình viết: "Chúa ơi, hãy tha thứ cho con, vì con đã sợ và câm lặng suốt bao nhiêu năm nay."
Ở Jordan, người viết blog Naseem Tarawnah viết:" Ngay cả trong giấc mơ hoang tưởng nhất, chưa bao giờ chúng tôi lại nghĩ rằng cuộc nổi dậy sẽ xuất phát từ nhân dân."
Những cảnh tượng đường phố của những công dân mới ra đời này đã đủ để thuyết phục những người lính trong quân đội ở Tunisia, Ai Cập, và Libya không bắn vào nhân dân.
Giờ đây "mùa xuân Ả Rập" đa quốc gia này đã khiến nhiều người ở Trung Đông tự hỏi tại sao trong thời gian rất dài tâm hồn của họ lại lún sâu trong nhận thức độc hại về bản thân họ như là một dân tộc thụ động, co rúm run sợ trước cường quyền tàn bạo, ngay cả khi thể chế dân chủ chiến thắng ở Châu Mỹ La tinh, Đông Âu, và nhiều nơi tại Châu Á trong các thập niên vừa qua.
"Chúng tôi giống như những người chết suốt trong 30 năm qua," một người Ai Cập thổ lộ với tờ Toronto Star. Thật vậy, cuộc chiến tranh của Mỹ tại Iraq vào năm 2003 xuất phát từ lý thuyết phổ biến ở Phương Tây cho rằng những người Ả Rập cần phải bị ép buộc giải phóng chính họ ra khỏi ách cai trị của các nhà độc tài và quân vương của họ.
Sự thay đổi tinh thần đảo ngược như thế đã được nhà thơ Ả Rập nổi tiếng Nizar Qabbani tiên đoán từ năm 1970:
Hỡi những người con Ả Rập, Những hạt mầm của tương lai, Các bạn sẽ phá tung xiềng xích của chúng ta, Hãy giết thuốc phiện trong tâm hồn chúng ta, Hãy giết những ảo tưởng...Các bạn là thế hệ sẽ chiến thắng thất bại.
Lịch sử vẫn đang chuyển động ở giữa những người Ả Rập, lịch sử thể hiện mình qua những trận đánh trên đường phố và trên những nước cờ ngoại giao. Nhưng trong lòng nhiều người, quá khứ bây giờ mới thực sự trở thành lịch sử.
Nguồn: The Christian Science Monitor ngày 5 tháng Ba 2011
http://www.csmonitor.com/World/Global-Issues/2011/0305/the-slap-heard-round-the-world
Sau khi bị tát Mohamed Bouazizi không kìm nén được cơn tức giận dâng trào trong lòng.
Người thanh niên Tunisia, bị bắt vào ngày 17 tháng Mười Hai về tội bán rau không có giấy phép và rồi bị một nữ cảnh sát tát- và cũng chịu bao nhiêu cảnh nhục nhã khác- quyết định tự thiêu tại quảng trường công cộng.
Cuộc tự thiêu giờ đây thành danh của anh, một hành động tử vì đạo tuyệt vọng, đã khích lệ những người Tunisia khác tự quyết định số phận của mình. Họ quyết định phá tan định kiến chung về sự ngoại lệ Ả Rập- từng được rất nhiều học giả, nhà ngoại giao, và chính cả người Ả Rập chấp nhận- tức cho rằng văn hóa Ả Rập không thích hợp với thể chế dân chủ hiện đại, nói năng tự do.
Sau tiếng thét "đủ rồi" trước khi tự thiêu của anh Bouazizi, người dân Tunisia đã bứt tung xiềng xích tinh thần trói buộc họ và rồi đứng lên lật đổ nhà độc tài vững như bàn thạch chỉ trong vòng vài tuần. Họ chỉ hành xử như thể họ là người tự do, nên chính nhờ thế họ giành được tự do. Ý thức tập thể mới đã bắt đầu trong vùng.
Lịch sử có rất nhiều những khoảnh khắc thăng hoa nhanh chóng lớn lao như thế trong tâm lý quần chúng- những khoảnh khắc bất chợt tỉnh ngộ ấy đập tan những khuôn mẫu, đâm thủng bao nề nếp suy nghĩ chung, và, quan trọng nhất, khiến người dân vò đầu không hiểu tại sao có thời họ lại tin vào những điều tưởng chừng như rất thực.
Vào thế kỷ thứ 18 chẳng mấy ai ngờ chế độ nô lệ hay việc buôn bán nô lệ có thể chấm dứt ở Phương Tây- nhưng đến thế kỷ thứ 19 chế độ nô lệ đã không còn. Những tư tưởng cổ hủ về vai trò phụ nữ- trong bầu cử, tại nơi làm việc, trong quân đội, cả trong tôn giáo- giờ là những tư tưởng kỳ cục thuộc về thời xa xưa ở nhiều nước.
Darwin đã đảo lộn quan điểm về tiến hóa. Giám đốc ngân hàng người Thụy Sĩ Henry Dunant, người sáng lập ra hội Hồng Thập Tự, đã thuyết phục các cường quốc thế giới về sự cần thiết phải có những luật lệ về chiến tranh. Rachel Carson viết tác phẩm, "Suối Im lặng" (Silent Spring), từ đấy đã xóa tan đi quan niệm cho rằng con người tác động rất ít đến thiên nhiên. Rosa Parks ngồi trên ghế dành cho người da trắng trên xe buýt và chính hành động ấy đã khai phóng một quan điểm mới về dân quyền.
Chủ nghĩa cộng sản dưới đế quốc Xô Viết đã sụp đổ mau chóng từ năm 1989 đến 1991. Tại Châu Á, Đài Loan đã đảo lộn ý tưởng cho rằng có thể không bao giờ có "nền dân chủ Trung Quốc", tức hòa hợp giá trị Khổng giáo với quyền cá nhân. Và trong ba năm qua, người Mỹ đã kinh qua nhiều đảo ngược hoàn toàn trong nếp nghĩ cũ. Họ đã bầu một người da đen lên làm tổng thống Hoa Kỳ. Nhiều người bây giờ hỏi tại sao họ cứ tưởng giá nhà sẽ tăng mãi. Cựu thống đốc Ngân hàng Liên bang Alan Greenspan thừa nhận ông phải từ bỏ ý tưởng ấp ủ suốt bao năm nay là thị trường luôn luôn tự điều chỉnh.
Sự tiến bộ của con người diễn ra theo từng giai đoạn đạo đức, thường giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước.
Những sự kiện ở Trung Đông kể từ tháng Mười Hai năm ngoái là khởi đầu sự tỉnh thức Ả Rập, còn hơn cả loại "thời điểm quyết định" (Tipping point) được trình bày trong tác phẩm cùng tên nổi tiếng vào năm 2000 của Malcome Gladwell. Ngược lại, giống như kẻ giật mình thức dậy từ cơn ác mộng, những người Ả Rập đã nhanh chóng trút bỏ bao nỗi sợ hãi cũ, rồi trong thời gian ngắn ngay sau đó hàng triệu người tìm về bên nhau. Họ đổ xô lũ lượt ra đường như những cánh bướm cùng nhau lìa kén. Tâm hồn Ả Rập giờ tự do hơn và, tuyệt vời nhất, tâm hồn ấy do chính mình tạo ra ngay trên quê hương mình. Điều kiện chính trị trong vùng mãi mãi thay đổi theo.
Như thể hòa mình trong dòng thác can đảm tập thể dâng trào, những người Ai Cập đủ mọi thành phần đã lật đổ Hosni Mubarak nhanh chóng không ngờ vào ngày 11 tháng Hai sau chỉ 18 ngày biểu tình mà đa phần tự phát và không có người lãnh đạo .
Cuộc giải phóng tinh thần này được nhìn thấy tại Quảng trường Tahrir ở Cairo- được đài truyền hình vệ tinh Al Jazeera truyền đi rất nhanh- rồi thổi bùng lên bao niềm hy vọng ấp ủ của 360 triệu người trong thế giới Ả Rập, từ đấy lan rộng ra khắp 22 nước từ Morocco đến Yemen. Câu chuyện của họ, cũng như những câu chuyện trong vùng, vẫn còn chưa kết thúc, còn phải vượt qua những thay đổi đầy khó khăn và cả nguy hiểm.
Nhưng, như người biểu tình Libya, Mutaq Saleh, nói với tờ Monitor:'' Chúng tôi đã phá gãy hàng rào sợ hãi. Chúng tôi sẽ không trở lại như cũ."
Ở Cairo, biểu ngữ của một một người biểu tình viết: "Chúa ơi, hãy tha thứ cho con, vì con đã sợ và câm lặng suốt bao nhiêu năm nay."
Ở Jordan, người viết blog Naseem Tarawnah viết:" Ngay cả trong giấc mơ hoang tưởng nhất, chưa bao giờ chúng tôi lại nghĩ rằng cuộc nổi dậy sẽ xuất phát từ nhân dân."
Những cảnh tượng đường phố của những công dân mới ra đời này đã đủ để thuyết phục những người lính trong quân đội ở Tunisia, Ai Cập, và Libya không bắn vào nhân dân.
Giờ đây "mùa xuân Ả Rập" đa quốc gia này đã khiến nhiều người ở Trung Đông tự hỏi tại sao trong thời gian rất dài tâm hồn của họ lại lún sâu trong nhận thức độc hại về bản thân họ như là một dân tộc thụ động, co rúm run sợ trước cường quyền tàn bạo, ngay cả khi thể chế dân chủ chiến thắng ở Châu Mỹ La tinh, Đông Âu, và nhiều nơi tại Châu Á trong các thập niên vừa qua.
"Chúng tôi giống như những người chết suốt trong 30 năm qua," một người Ai Cập thổ lộ với tờ Toronto Star. Thật vậy, cuộc chiến tranh của Mỹ tại Iraq vào năm 2003 xuất phát từ lý thuyết phổ biến ở Phương Tây cho rằng những người Ả Rập cần phải bị ép buộc giải phóng chính họ ra khỏi ách cai trị của các nhà độc tài và quân vương của họ.
Sự thay đổi tinh thần đảo ngược như thế đã được nhà thơ Ả Rập nổi tiếng Nizar Qabbani tiên đoán từ năm 1970:
Hỡi những người con Ả Rập, Những hạt mầm của tương lai, Các bạn sẽ phá tung xiềng xích của chúng ta, Hãy giết thuốc phiện trong tâm hồn chúng ta, Hãy giết những ảo tưởng...Các bạn là thế hệ sẽ chiến thắng thất bại.
Lịch sử vẫn đang chuyển động ở giữa những người Ả Rập, lịch sử thể hiện mình qua những trận đánh trên đường phố và trên những nước cờ ngoại giao. Nhưng trong lòng nhiều người, quá khứ bây giờ mới thực sự trở thành lịch sử.
Nguồn: The Christian Science Monitor ngày 5 tháng Ba 2011
http://www.csmonitor.com/World/Global-Issues/2011/0305/the-slap-heard-round-the-world
5.4.12
Arnold Lobel - Hai hòn đá lớn
Trần Quốc Việt dịch
Hai hòn đá lớn nằm ở phía bên này đồi. Nơi cỏ và hoa mọc.
"Phía bên này đồi nhìn thật đẹp," hòn đá thứ nhất nói. "Nhưng mình không biết phía bên kia đồi trông như thế nào nhỉ?"
"Chúng ta không biết được. Chúng ta sẽ không bao giờ biết," hòn đá thứ hai nói.
Ngày nọ có con chim bay đến.
" Chim ơi, bạn có thể cho chúng tôi biết phía bên kia đồi cảnh vật như thế nào không?" hai hòn đá hỏi.
Chim bay vút lên trời cao.
Chim bay cao trên đồi.
Chim bay về và nói,
"Bạn ơi, tôi thấy nhiều phố thị và lâu đài
Tôi thấy nhiều núi non và thung lũng.
Cảnh đẹp biết bao."
Hòn đá thứ nhất nói, "Tất cả những cảnh đẹp này sao lại ở hết phía bên kia đồi."
"Buồn quá, bạn ơi," hòn đá thứ hai nói. "Chúng ta không thể nhìn thấy chúng được. Chúng ta sẽ không bao giờ được thấy."
Hai hòn đá nằm ở phía bên này đồi. Nơi lòng họ buồn suốt trăm năm.
Ngày nọ có con chuột đi ngang qua.
"Chuột ơi, bạn có thể cho chúng tôi biết phía bên kia đồi cảnh vật như thế nào không?" hai hòn đá hỏi.
Chuột leo lên đồi.
Trên đình đồi chuột chúi mũi nhìn xuống.
Chuột trở về và nói,
"Bạn ơi, tôi thấy đất và đá.
Tôi thấy cỏ và hoa.
Cảnh đẹp biết bao."
Hòn đá thứ nhất nói, "Con chim đã nói láo chúng ta. Phía bên kia đồi trông cũng giống y như phía bên này đồi."
"Vậy tốt quá!" hòn đá thứ hai nói." Bây giờ chúng ta mới cảm thấy vui. Chúng ta sẽ vui mãi không thôi."
Nguồn: Mouse Soup, Arnold Lobel, Scholastic Inc. 1977
Hai hòn đá lớn nằm ở phía bên này đồi. Nơi cỏ và hoa mọc.
"Phía bên này đồi nhìn thật đẹp," hòn đá thứ nhất nói. "Nhưng mình không biết phía bên kia đồi trông như thế nào nhỉ?"
"Chúng ta không biết được. Chúng ta sẽ không bao giờ biết," hòn đá thứ hai nói.
Ngày nọ có con chim bay đến.
" Chim ơi, bạn có thể cho chúng tôi biết phía bên kia đồi cảnh vật như thế nào không?" hai hòn đá hỏi.
Chim bay vút lên trời cao.
Chim bay cao trên đồi.
Chim bay về và nói,
"Bạn ơi, tôi thấy nhiều phố thị và lâu đài
Tôi thấy nhiều núi non và thung lũng.
Cảnh đẹp biết bao."
Hòn đá thứ nhất nói, "Tất cả những cảnh đẹp này sao lại ở hết phía bên kia đồi."
"Buồn quá, bạn ơi," hòn đá thứ hai nói. "Chúng ta không thể nhìn thấy chúng được. Chúng ta sẽ không bao giờ được thấy."
Hai hòn đá nằm ở phía bên này đồi. Nơi lòng họ buồn suốt trăm năm.
Ngày nọ có con chuột đi ngang qua.
"Chuột ơi, bạn có thể cho chúng tôi biết phía bên kia đồi cảnh vật như thế nào không?" hai hòn đá hỏi.
Chuột leo lên đồi.
Trên đình đồi chuột chúi mũi nhìn xuống.
Chuột trở về và nói,
"Bạn ơi, tôi thấy đất và đá.
Tôi thấy cỏ và hoa.
Cảnh đẹp biết bao."
Hòn đá thứ nhất nói, "Con chim đã nói láo chúng ta. Phía bên kia đồi trông cũng giống y như phía bên này đồi."
"Vậy tốt quá!" hòn đá thứ hai nói." Bây giờ chúng ta mới cảm thấy vui. Chúng ta sẽ vui mãi không thôi."
Nguồn: Mouse Soup, Arnold Lobel, Scholastic Inc. 1977
Subscribe to:
Posts (Atom)