Trần Quốc Việt dịch
BẮC KINH- Tôi đã có dịp đến thăm các vị thánh Châu Á trong những lăng tẩm có hàng dãy cột của họ và lòng tự hỏi họ sẽ nghĩ gì về các xã hội đã đươc kiến tạo nhân danh họ. Tương lai của các vị thánh này rồi ra sao sẽ là một câu hỏi trọng tâm trong thế kỷ 21.
Trước tiên, ở Hà Nội, có Hồ Chí Minh, con người phiêu bạt khắp thế giới (có một dạo đã dừng chân ở Brooklyn), một khắc tinh quỷ quái của quân đội Pháp và Mỹ, người thống nhất một nước Việt Nam độc lập, "Bác" của cả nước, giờ bị ướp xác ngược lại ý nguyện của ông là muốn tro mình được đem rải. Cậu con trai 15 tuổi của tôi, lóng ngóng vụng về như thường thấy ở Brooklyn, đã bị khiển trách là đã đút hai tay vào túi vì làm như thế là thiếu tôn kính.
Tôi nghĩ con tôi chưa từng bao giờ nhìn thấy một xác chết, lại càng chắc chắn chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy một xác chết đã được ướp suốt trong bốn thập niên. Những người lính Việt Nam bảo vệ lăng lại lầm tưởng sự vụng về là thái độ. Đầu óc ta cứ quay cuồng theo ý nghĩ miên man về vị thánh đã không còn dương khí ở ngay trước mặt.
Rồi, ở đây trong một Bắc Kinh lạnh như cắt thịt, vào một buổi sáng trời đầy nắng ở quãng trường Thiên An Môn, sau khi đi ngang qua một tiệm McDonald, tôi chợt nhận ra rằng chỉ có mỗi mình tôi với Mao Trạch Đông, Người Cầm Lái và Người Thầy Vĩ Đại, người trông hơi hồng hào hơn so với Hồ. Thấy chẳng có ai khác xung quanh, tôi định nấn ná thêm, nhưng người lính bảo vệ đã không cho phép.
Tưởng chừng như mấy phút với các vị thánh Châu Á im lặng ngàn thu này đều được bấm giờ chi li như mấy phút với một luật sư ở New York.
Nói nhiều người chết vì các tư tưởng của Mao và Hồ là nói nhẹ nhàng lịch sự. Theo ước tính chỉ riêng nạn đói tại Trung Quốc diễn ra từ năm 1958 đến năm 1961 đã cướp đi sinh mạng của 35 triệu người. Đó là trước " thập niên kinh hoàng" của Cuộc Cách Mạng Văn Hoá, khởi đầu vào năm 1966, mà đã làm tan nát bao tâm hồn giống như cái đói đã làm tan nát bao hình hài.
Hồ, mà những chuyến lang thang dài qua khắp Châu Âu và Mỹ là sự gợi nhớ rằng các tư tưởng cách mạng được nhen nhúm lên trong thời gian tha hương ở Phương Tây không có gì là mới (dù có khác với Hồ là những kẻ theo đuổi thánh chiến chống Tây Phương ngày nay được trưởng thành ở London hay Hamburg), đã không làm những chuyện tầm cỡ như Mao. Nhưng hơn ba thập niên chiến tranh, rồi tiếp đến là chương trình tập thể hoá toàn diện, đã gây ra cái chết cho hàng mấy triệu người.
Những vị thánh này một thời đã có quyền lực tuyệt đối và các đòi hỏi của họ về sự tuân phục rất lớn. Vậy tại sao họ vẫn được tôn kính? Tôi nghĩ trước hết là vì họ đã khẳng định sự kiến quốc, mối đoàn kết, lòng tự hào và nền độc lập của quốc gia của họ chống lại nạn thực dân hoá Tây Phương hay chống lại nạn ngoại xâm và qua đó giải thoát đất nước họ ra khỏi những hình thức tủi nhục.
Thật ra ta phải chấp nhận sự thực là, ở một mức độ nào đó, Mao và Hồ là những vị thánh chống Tây Phương trong một thời đại khi quyền lực và thẩm quyền đạo đức của Tây Phương đang bị chất vấn khắp nơi, một khuynh hướng mà lòng hâm mộ toàn cầu dành cho tổng thống Obama cũng chẳng vớt vát được gì.
Tất nhiên, Mao và Hồ cũng duy trì được ảnh hưởng thống trị của mình như hiện nay vì các đảng Cộng Sản mà họ đã lãnh đạo vẫn còn đang cai trị những nhà nước theo chế độ độc đảng, và vì các đảng này đã viết lại ý thức hệ của hai người. Tư tưởng của Mao đã không chấp nhận tiệm McDonald’s đó.
Giờ đây, về cơ bản, họ chỉ còn là các vị thánh 70 phần trăm, tức những vị thánh đã bị rút nhỏ lại. Đặng Tiểu Bình đã đưa Trung Quốc theo con đường phát triễn nhanh chóng mà đã và đang thay đổi thế giới qua việc thừa nhận rằng Mao đã sai lầm (khoảng độ 30 phần trăm) và rằng một cuộc cách mạng vô sản mà để cho người dân đói nên nhường chỗ cho một cuộc cách mạng mà qua đó người dân có thể làm giàu theo kiểu hơi giống tư bản. Tương tự như vậy, khi Việt Nam rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng, tầng lớp cộng sản cai trị ở Việt Nam chợt khám phá ra, hay có lẽ đã chế ra, một lời kêu gọi của Hồ là "người nghèo nên giàu và người giàu nên giàu hơn" để biện minh cho việc nghiêng ngả sang nền kinh tế thị trường.
Những vị thánh 70 phần trăm này là những con người hấp dẫn. Họ đã buông dao đồ tể. Họ không bắt giam tập thể. Họ không cố gắng tiến nhanh lên thiên đường không tưởng.
Không, họ xây tường lửa thay vì thành quách. Họ sợ phản đối ôn hoà hơn sợ các phong trào bạo lực. Họ cấm Facebook thay vì lưu đày người dân đến các trại tù. Họ ít tàn bạo hơn nhưng lại gây phiền toái nhiều hơn. Tóm lại, họ đã trải qua nhiều lần son phấn lại dung nhan trong thế kỷ 21.
Những lớp son phấn mới này đã thành công. Tuy vẫn có thể, nhưng thật khó mà tưởng tượng sự tồn tại của các nhà nước độc đảng Việt Nam và Trung Quốc nếu không có sự phát triễn thần kỳ do chủ nghĩa cộng sản thị trường tạo ra.
Tuy nhiên, có điều là những xã hội năng động như thế ắt sản sinh ra nhiều người có giáo dục hơn, giàu có hơn; rồi theo thời gian chính những người này sẽ trăn trở về những điều xa hơn chuyện tậu được cái nhà lớn hơn hay mua được chiếc xe hơi. Họ bắt đầu trăn trở xem họ nên chọn ai làm lãnh đạo. Họ trăn trở về tự do ngôn luận. Họ lấy làm bất mãn trước tệ nạn tham nhũng. Họ lấy làm lạ tại sao họ không thể Twitter.
Cho nên một nghich lý rất lớn là những kẻ chăm sóc các vị thánh 70 phần trăm này trong lòng lại thấy rất bất an ở ngay chính thời điểm khi mà mọi thứ đều diễn ra theo như ý họ, khi họ có sự phát triễn mà Tây Phương nằm mơ cũng không thấy, khi ai ai cũng nói về sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Chỉ khi xét đến sự bất an như thế người ta mới có thể hiểu được việc kết án quá nặng tới 11 năm tù của Trung Quốc dành cho Lưu Hiểu Ba, một nhà văn và cũng là nhà hoạt động chính trị. Ông Lưu là nhân vật chính đằng sau một văn bản kêu gọi nên tự do hoá về chính trị có tên là Hiến Chương 08 trong đó tuyên bố: "Chúng ta nên chấm dứt thói quen xem lời viết là tội."
Và cũng chính sự bất an tương tự giải thích việc Việt Nam bắt giam Lê Công Định, một luật sư có sức lôi cuốn. Hành động thúc đẩy sự đa nguyên của ông Định khiến ông bị kết tội cấu kết với "các thế lực phản động trong và ngoài nước."
Các vị thánh của Châu Á đã chứng tỏ là biết thích nghi theo thời thế. Nhờ đó thành quả tạo ra thật choáng ngợp, cho xã hội của họ và cho thế giới. Nhưng những lời viết của những người tù này, hoàn toàn, không phải là tội, và tình cảnh của họ là một sự đinh lượng vể mức độ căng thẳng ẩn dưới các lớp son phấn làm đẹp của chế độ.
Nguồn: New York Times ngày 7 tháng Giêng năm 2010
http://www.nytimes.com/2010/01/08/opinion/08iht-edcohen.html
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
22.2.10
MỘT NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN Ở TRUNG QUỐC
Ian Buruma
Trần Quốc Việt dịch
TOKYO Đối với Trung Quốc năm 2009 là một năm tốt lành. Nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiến mạnh ngay giữa cơn suy thoái toàn cầu. Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Trung Quốc, trong tinh thần của kẻ về triều cầu khẩn hơn là trong tinh thần của người đứng đầu siêu cường lớn nhất thế giới. Ngay cả cuộc hội nghị thượng đỉnh Copenhagen bàn về sự thay đổi khí hậu cũng kết thúc như theo ý Trung Quốc muốn, tức sự thất bại của hội nghị trong cố gắng buộc Trung Quốc, hay bất kỳ quốc gia công nghiệp nào khác, cam kết cắt giảm mạnh lượng khí thải carbon, một thất bại được đổ lỗi tại Mỹ.
Chính quyền Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, có đủ mọi lý do để cảm thấy tự tin. Vậy tại sao một cựu giáo sư văn chương hiền lành tên Lưu Hiều Ba lại bị kết án 11 năm tù, chỉ vì ông công khai ủng hộ tự do ngôn luận và đòi chấm dứt chế độ cai trị độc đảng?
Ông Lưu là đồng tác giả của một bản kiến nghị trong năm 2008, tức Hiến Chương 08, được hàng ngàn người Trung Quốc ký tên ủng hộ, nhằm kêu gọi tôn trọng các quyền cơ bản. Ông Lưu không phải là kể dấy loạn bạo lực. Các ý kiến của ông qua các bài viết được công bố trên mạng đều hoàn toàn ôn hoà. Tuy nhiên ông bị ở tù vì đã "kích động lật đổ quyền lực nhà nước."
Ý tưởng cho rằng ông Lưu có khả năng lật đổ quyền lực vô hạn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc hiển nhiên là không hợp lý. Tuy thế nhà cầm quyền rõ ràng tin rằng họ phải đem ông ra làm gương để răn đe những người khác không dám diễn tả những quan điểm tương tự.
Tại sao một chế độ có vẻ rất vững chắc lại coi những ý kiến đơn thuần, hay cả những kiến nghị ôn hoà, là rất nguy hiểm? Hay có lẽ vì chế độ đó không cảm thấy vững chắc như ta tưởng.
Nếu không có tính chính danh, không có chính quyền nào có thể có đủ tự tin để cai trị. Có nhiều cách để chính danh hoá các sự an bài về chính trị. Nền dân chủ tự do chỉ là phát minh mới gần đây thôi. Nền quân chủ cha truyền con nối, vốn thường dựa vào thần quyền, đã trị vì được trong quá khứ. Còn một số các nhà độc tài thời nay, chẳng hạn Robert Mugabe, đã được ủng hộ do họ đã có công đấu tranh giành tự do cho dân tộc.
Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều trong thế kỷ vừa qua, nhưng riêng về một phương diện thì đất nước này vẫn không thay đổi, đó là Trung Quốc vẫn còn bị cai trị bởi một khái niệm chính trị có tính chất tôn giáo. Tính chính danh không dựa trên sự trao đổi về tư tưởng, trên các thoả hiệp cần thiết, và trên sự mưu cầu tư lợi mà vốn hình thành nên nền tảng của khái niệm chính trị có tính chất kinh tế chẳng hạn như khái niệm chính trị xây dựng nên nền dân chủ tự do. Trái lại, nền móng của nền chính trị có tính chất tôn giáo là một niềm tin chung vào tính chính thống về ý thức hệ do bên trên áp đặt xuống.
Vào thời các vương triều Trung Quốc, điều này có nghĩa là tính chính thống của đạo Khổng. Lý tưởng của nhà nước Khổng giáo này là "hài hoà". Nếu tất cả mọi người đều tuân theo những niềm tin cụ thể, bao gồm những nguyên tắc xử thế đạo đức, các xung đột sẽ biến mất. Trong chế độ lý tưởng này, kẻ bị cai trị sẽ tự nhiên vâng lời ngưòi cai trị như con nghe theo lời cha.
Sau nhiều cuộc cách mạng vào những thập niên ban đầu của thế kỷ hai mươi, chủ nghĩa cộng sản theo kiểu Trung Quốc đã thay thế Khổng giáo. Chủ nghĩa Mác đã hấp dẫn đối với trí thức Trung Quốc, vì chủ nghĩa này có chất trí thức, giới thiệu một tính chính thống đạo đức hiện đại, và giống như Khổng giáo, cũng dựa vào lời hứa hẹn về sự hài hoà tuyệt vời. Cuối cùng, trong thiên đường Cộng Sản, các xung đột về quyền lợi sẽ tan biến đi. Chính sách cai trị của Mao chủ tịch đã kết hợp các yếu tố của chế độ cung đình với chủ nghĩa toàn trị cộng sản.
Tuy nhiên, tính chính thống này rồi cũng đã phải tàn lụi. Ngày nay ít có người Trung Quốc nào, ngay cả trong tầng lớp cai trị cao cấp nhất, vẫn còn là những người Mác xít xác tín. Điều này đã để lại khoảng trống vắng về ý thức hệ, liền sau đó vào những năm 1980 đã được lấp đầy bởi lòng tham, sự chán chường, và tham nhũng. Từ cuộc khủng hoảng lòng tin này đã nỗ ra các cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc, có tên chung là "Thiên An Môn". Lưu Hiểu Ba là người phát ngôn tích cực trong năm 1989 cho phong trào xuống đường của sinh viên để phản đối tệ nạn tham nhũng của các quan chức và kêu gọi thêm nhiều tự do hơn.
Ngay sau cuộc đàn áp Thiên An Môn đẫm máu, một tính chính thống mới đã thay thế chủ nghĩa Mác Trung Quốc, đó là chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc. Theo đó, chỉ có chế độ cai trị độc đảng mới bảo đảm sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc và chấm dứt hàng thế kỷ tủi nhục dân tộc. Đảng cộng sản đã đại diện cho số phận của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc. Hoài nghi điều này không những là sai lầm, mà còn là không yêu nước, thậm chí là "bài Hoa".
Xét theo quan diểm này, các ý kiến phê phán của ông Lưu quả thật mang mầm lật đổ. Chúng hắt bóng hoài nghi lên tính chính thống chính thức mới này, và qua đó lên tính chính danh của nhà nước. Để tự hỏi, như có nhiều người đã từng tự hỏi, tại sao chế độ Trung Quốc đã từ chối thương lượng với sinh viên trong năm 1989, hay hôm nay từ chối tìm đến sự hoà giải nào đấy với những người chỉ trích chế độ, là không hiểu được bản chất của nền chính trị có tính chất tôn giáo. Thương lượng, thoả hiệp, và hoà giải là các đặc trưng của nền chính trị có tính chất kinh tế, là nơi mỗi thương lượng đạt được đều phải trả giá. Ngược lại, những ai cai trị theo một niềm tin chung thì không thể thương lượng được, vì điều đó sẽ phá hoại chính niềm tin ấy.
Điều này không khẳng định rằng khái niệm chính trị có tính chất kinh tế là hoàn toàn xa lạ đối với người Trung Quốc, hay, về vấn đề này, cũng không khẳng định rằng khái niệm chính trị có tính chất tôn giáo là chưa từng được biết đến ở Phương Tây. Nhưng sự kiên trì về tính chính thống ở Trung Quốc vẫn còn đủ mạnh để nó vẫn tiếp tục là sự bảo vệ chuẩn mực chống lại các sự chỉ trích về chính trị.
Những điều này có thể thay đổi. Các xã hội theo Khổng giáo khác, như Nam Hàn, Đài Loan, và Nhật Bản giờ trở thành các nước dân chủ tự do thịnh vượng, vì thế không có lý do gì cho rằng sự quá độ như thế sẽ không thể diễn ra tại Trung Quốc.
Nhưng áp lực bên ngoài không thể tạo ra sự chuyển mình này. Nhiều người không phải là người Trung Quốc, trong đó có tôi, đã ký tên vào thư phản đối việc bắt giam Lưu Hiểu Ba. Người ta hy vọng rằng điều này sẽ an ủi ông, và khích lệ tinh thần cho những người Trung Quốc có cùng quan điểm với ông. Nhưng thật ra chẳng thể nào tác động đến những kẻ tin tưởng vào tính chính thống hiện nay của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc. Những lý tưởng của ông Lưu không thể bén rễ được khi Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi gọng kìm của nền chính trị có tính chất tôn giáo. Đây là một diềm gở cho Trung Quốc, hay thật ra cũng chính cho cả thế giới còn lại.
Ian Buruma là giáo sư về dân chủ, nhân quyền và báo chí ở Bard College,New York,
Nguồn: http://www.project-syndicate.org/commentary/buruma33
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
Trần Quốc Việt dịch
TOKYO Đối với Trung Quốc năm 2009 là một năm tốt lành. Nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiến mạnh ngay giữa cơn suy thoái toàn cầu. Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Trung Quốc, trong tinh thần của kẻ về triều cầu khẩn hơn là trong tinh thần của người đứng đầu siêu cường lớn nhất thế giới. Ngay cả cuộc hội nghị thượng đỉnh Copenhagen bàn về sự thay đổi khí hậu cũng kết thúc như theo ý Trung Quốc muốn, tức sự thất bại của hội nghị trong cố gắng buộc Trung Quốc, hay bất kỳ quốc gia công nghiệp nào khác, cam kết cắt giảm mạnh lượng khí thải carbon, một thất bại được đổ lỗi tại Mỹ.
Chính quyền Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, có đủ mọi lý do để cảm thấy tự tin. Vậy tại sao một cựu giáo sư văn chương hiền lành tên Lưu Hiều Ba lại bị kết án 11 năm tù, chỉ vì ông công khai ủng hộ tự do ngôn luận và đòi chấm dứt chế độ cai trị độc đảng?
Ông Lưu là đồng tác giả của một bản kiến nghị trong năm 2008, tức Hiến Chương 08, được hàng ngàn người Trung Quốc ký tên ủng hộ, nhằm kêu gọi tôn trọng các quyền cơ bản. Ông Lưu không phải là kể dấy loạn bạo lực. Các ý kiến của ông qua các bài viết được công bố trên mạng đều hoàn toàn ôn hoà. Tuy nhiên ông bị ở tù vì đã "kích động lật đổ quyền lực nhà nước."
Ý tưởng cho rằng ông Lưu có khả năng lật đổ quyền lực vô hạn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc hiển nhiên là không hợp lý. Tuy thế nhà cầm quyền rõ ràng tin rằng họ phải đem ông ra làm gương để răn đe những người khác không dám diễn tả những quan điểm tương tự.
Tại sao một chế độ có vẻ rất vững chắc lại coi những ý kiến đơn thuần, hay cả những kiến nghị ôn hoà, là rất nguy hiểm? Hay có lẽ vì chế độ đó không cảm thấy vững chắc như ta tưởng.
Nếu không có tính chính danh, không có chính quyền nào có thể có đủ tự tin để cai trị. Có nhiều cách để chính danh hoá các sự an bài về chính trị. Nền dân chủ tự do chỉ là phát minh mới gần đây thôi. Nền quân chủ cha truyền con nối, vốn thường dựa vào thần quyền, đã trị vì được trong quá khứ. Còn một số các nhà độc tài thời nay, chẳng hạn Robert Mugabe, đã được ủng hộ do họ đã có công đấu tranh giành tự do cho dân tộc.
Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều trong thế kỷ vừa qua, nhưng riêng về một phương diện thì đất nước này vẫn không thay đổi, đó là Trung Quốc vẫn còn bị cai trị bởi một khái niệm chính trị có tính chất tôn giáo. Tính chính danh không dựa trên sự trao đổi về tư tưởng, trên các thoả hiệp cần thiết, và trên sự mưu cầu tư lợi mà vốn hình thành nên nền tảng của khái niệm chính trị có tính chất kinh tế chẳng hạn như khái niệm chính trị xây dựng nên nền dân chủ tự do. Trái lại, nền móng của nền chính trị có tính chất tôn giáo là một niềm tin chung vào tính chính thống về ý thức hệ do bên trên áp đặt xuống.
Vào thời các vương triều Trung Quốc, điều này có nghĩa là tính chính thống của đạo Khổng. Lý tưởng của nhà nước Khổng giáo này là "hài hoà". Nếu tất cả mọi người đều tuân theo những niềm tin cụ thể, bao gồm những nguyên tắc xử thế đạo đức, các xung đột sẽ biến mất. Trong chế độ lý tưởng này, kẻ bị cai trị sẽ tự nhiên vâng lời ngưòi cai trị như con nghe theo lời cha.
Sau nhiều cuộc cách mạng vào những thập niên ban đầu của thế kỷ hai mươi, chủ nghĩa cộng sản theo kiểu Trung Quốc đã thay thế Khổng giáo. Chủ nghĩa Mác đã hấp dẫn đối với trí thức Trung Quốc, vì chủ nghĩa này có chất trí thức, giới thiệu một tính chính thống đạo đức hiện đại, và giống như Khổng giáo, cũng dựa vào lời hứa hẹn về sự hài hoà tuyệt vời. Cuối cùng, trong thiên đường Cộng Sản, các xung đột về quyền lợi sẽ tan biến đi. Chính sách cai trị của Mao chủ tịch đã kết hợp các yếu tố của chế độ cung đình với chủ nghĩa toàn trị cộng sản.
Tuy nhiên, tính chính thống này rồi cũng đã phải tàn lụi. Ngày nay ít có người Trung Quốc nào, ngay cả trong tầng lớp cai trị cao cấp nhất, vẫn còn là những người Mác xít xác tín. Điều này đã để lại khoảng trống vắng về ý thức hệ, liền sau đó vào những năm 1980 đã được lấp đầy bởi lòng tham, sự chán chường, và tham nhũng. Từ cuộc khủng hoảng lòng tin này đã nỗ ra các cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc, có tên chung là "Thiên An Môn". Lưu Hiểu Ba là người phát ngôn tích cực trong năm 1989 cho phong trào xuống đường của sinh viên để phản đối tệ nạn tham nhũng của các quan chức và kêu gọi thêm nhiều tự do hơn.
Ngay sau cuộc đàn áp Thiên An Môn đẫm máu, một tính chính thống mới đã thay thế chủ nghĩa Mác Trung Quốc, đó là chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc. Theo đó, chỉ có chế độ cai trị độc đảng mới bảo đảm sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc và chấm dứt hàng thế kỷ tủi nhục dân tộc. Đảng cộng sản đã đại diện cho số phận của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc. Hoài nghi điều này không những là sai lầm, mà còn là không yêu nước, thậm chí là "bài Hoa".
Xét theo quan diểm này, các ý kiến phê phán của ông Lưu quả thật mang mầm lật đổ. Chúng hắt bóng hoài nghi lên tính chính thống chính thức mới này, và qua đó lên tính chính danh của nhà nước. Để tự hỏi, như có nhiều người đã từng tự hỏi, tại sao chế độ Trung Quốc đã từ chối thương lượng với sinh viên trong năm 1989, hay hôm nay từ chối tìm đến sự hoà giải nào đấy với những người chỉ trích chế độ, là không hiểu được bản chất của nền chính trị có tính chất tôn giáo. Thương lượng, thoả hiệp, và hoà giải là các đặc trưng của nền chính trị có tính chất kinh tế, là nơi mỗi thương lượng đạt được đều phải trả giá. Ngược lại, những ai cai trị theo một niềm tin chung thì không thể thương lượng được, vì điều đó sẽ phá hoại chính niềm tin ấy.
Điều này không khẳng định rằng khái niệm chính trị có tính chất kinh tế là hoàn toàn xa lạ đối với người Trung Quốc, hay, về vấn đề này, cũng không khẳng định rằng khái niệm chính trị có tính chất tôn giáo là chưa từng được biết đến ở Phương Tây. Nhưng sự kiên trì về tính chính thống ở Trung Quốc vẫn còn đủ mạnh để nó vẫn tiếp tục là sự bảo vệ chuẩn mực chống lại các sự chỉ trích về chính trị.
Những điều này có thể thay đổi. Các xã hội theo Khổng giáo khác, như Nam Hàn, Đài Loan, và Nhật Bản giờ trở thành các nước dân chủ tự do thịnh vượng, vì thế không có lý do gì cho rằng sự quá độ như thế sẽ không thể diễn ra tại Trung Quốc.
Nhưng áp lực bên ngoài không thể tạo ra sự chuyển mình này. Nhiều người không phải là người Trung Quốc, trong đó có tôi, đã ký tên vào thư phản đối việc bắt giam Lưu Hiểu Ba. Người ta hy vọng rằng điều này sẽ an ủi ông, và khích lệ tinh thần cho những người Trung Quốc có cùng quan điểm với ông. Nhưng thật ra chẳng thể nào tác động đến những kẻ tin tưởng vào tính chính thống hiện nay của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc. Những lý tưởng của ông Lưu không thể bén rễ được khi Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi gọng kìm của nền chính trị có tính chất tôn giáo. Đây là một diềm gở cho Trung Quốc, hay thật ra cũng chính cho cả thế giới còn lại.
Ian Buruma là giáo sư về dân chủ, nhân quyền và báo chí ở Bard College,New York,
Nguồn: http://www.project-syndicate.org/commentary/buruma33
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
20.2.10
FOREIGN POLICY PHỎNG VẤN VACLAV HAVEL
Trần Quốc Việt dịch
Cựu tổng thống Tiệp Khắc trả lời phỏng vấn của tạp chí Foreign Policy vào ngày 9 tháng 12 năm 2009.
FP: Sau quyết định của tổng thống Obama hoãn lại cuộc gặp gỡ với Dalai Lama, ông có phát biểu đại ý rằng những biểu hiện nhỏ nhặt tưởng chừng như vô hại nhưng rồi có thể dẫn đến hậu quả rất lớn tích tụ dần theo thời gian. Ông có thể vui lòng giải thích ý nghĩa đó cho những người vô cảm theo chủ nghĩa thực tế (realists)?
Havel: Chúng tôi biết điều này từ lịch sử hiện đại của chúng tôi. Khi thủ tướng Pháp Edouard Dalaier trở về từ hội nghị Munich năm 1938, cả nước đều hoan hô ông đã cứu vãn được nền hoà bình. Ông đã có một thoả hiệp rất nhỏ vì lợi ích của hoà bình. Nhưng đấy chính là sự khởi đầu của một chuỗi cái ác mà về sau gây ra cái chết của hàng triệu người. Chúng ta không thể nói, " Đây chỉ là một thoả hiệp nhỏ ta có thể bỏ qua được. Trước tiên chúng ta sẽ đi Trung Quốc rồi có lẽ hội đàm với Dalai Lama sau." Nghe ra mọi thứ có vẻ hợp lý và thực tế, nhưng ta cần thiết phải suy nghĩ xem phải chăng thoả hiệp nhỏ đầu tiên ấy có thể là sự khởi đầu của một chuỗi dài những chuyện không hay. Trong trường hợp này có lẽ nó sẽ không sao, nhưng đấy chính là điều đầu tiên tôi nghĩ đến ngay.
FP: Ông nói có vẻ rất dễ dàng. Nhưng, với cương vị là tổng thống, làm sao ông quyết định được những thoả hiệp nhỏ nào là đáng có và khi nào chúng có thể biết đâu dẫn đến chuyện nguy hiểm hơn về sau?
Havel: Chính trị, có nghĩa, là mỗi ngày ta phải có những thoả hiệp nào đó, và phải chọn giữa một cái hại này với một cái hại khác, và quyết định cái nào là hại nhiều cái nào là hại ít. Nhưng đôi khi, trong số những thoả hiệp này có nhiều thoả hiệp rất nguy hiểm vì nó có thể là mở đầu cho con đường phải chấp nhận nhiều thoả hiệp khác, mà tất cả đều xuất phát từ thoả hiệp ban đầu, và có nhiều thoả hiệp rất nguy hiểm. Tôi nghĩ ta cần thiết phải cảm nhận thoả hiệp nào có thể nên có và thoả hiệp nào mà có thể, sau mười năm, dù muốn hay không có thể rất nguy hiểm.
Tôi sẽ minh họa điều này qua kinh nghiệm bản thân. Hai ngày sau khi đắc cử tổng thống, tôi mời Dalai Lama sang viếng thăm chính thức. Tôi là nguyên thủ quốc gia đầu tiên mời ông trực tiếp như thế. Và mọi người đều nói đây là việc rất nguy hiểm rồi ra tuyên bố và thông báo không tán đồng. Nhưng đó là vấn đề có tính nghi lễ. Sau đó, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trung Quốc đến thăm và mang đến cho tôi một chồng sách về Dalai Lama cùng một số tài liệu của chính phủ đề cập đến những điều tốt họ đã làm cho Tây Tạng, vân vân. Các sách này toàn là thêu dệt, tuyên truyền cả, nhưng ông ta cảm thấy cần giải thích vấn đề cho tôi hiểu.
Tôi có một buổi họp báo với vị ngoại trưởng này. Và ông ta phát biểu " Cuộc gặp hai bên đã diễn ra rất tốt đẹp, vì chúng tôi thảo luận công khai. Ông Havel cho tôi biết quan điểm của ông, còn tôi giải thích quan điểm của chính phủ chúng tôi. Tôi đã tặng ông cuốn sách này, và ông cảm ơn tôi về cuốn sách."
Điều này quả là khó tin! Tại sao họ cảm thấy cần phải giải thích quan điểm của họ cho người lãnh đạo của một quốc gia quá nhỏ bé như thế? Vì họ tôn trọng người nào giữ vững lập trường của mình, người nào không sợ họ. Còn kẻ vãi ra quần quá sớm, họ lại coi mình chẳng ra gì.
Nguồn: Wall Street Journal 17/12/2009
online.wsj.com/article/SB10001424052748703514404574587882878195904.html
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
Cựu tổng thống Tiệp Khắc trả lời phỏng vấn của tạp chí Foreign Policy vào ngày 9 tháng 12 năm 2009.
FP: Sau quyết định của tổng thống Obama hoãn lại cuộc gặp gỡ với Dalai Lama, ông có phát biểu đại ý rằng những biểu hiện nhỏ nhặt tưởng chừng như vô hại nhưng rồi có thể dẫn đến hậu quả rất lớn tích tụ dần theo thời gian. Ông có thể vui lòng giải thích ý nghĩa đó cho những người vô cảm theo chủ nghĩa thực tế (realists)?
Havel: Chúng tôi biết điều này từ lịch sử hiện đại của chúng tôi. Khi thủ tướng Pháp Edouard Dalaier trở về từ hội nghị Munich năm 1938, cả nước đều hoan hô ông đã cứu vãn được nền hoà bình. Ông đã có một thoả hiệp rất nhỏ vì lợi ích của hoà bình. Nhưng đấy chính là sự khởi đầu của một chuỗi cái ác mà về sau gây ra cái chết của hàng triệu người. Chúng ta không thể nói, " Đây chỉ là một thoả hiệp nhỏ ta có thể bỏ qua được. Trước tiên chúng ta sẽ đi Trung Quốc rồi có lẽ hội đàm với Dalai Lama sau." Nghe ra mọi thứ có vẻ hợp lý và thực tế, nhưng ta cần thiết phải suy nghĩ xem phải chăng thoả hiệp nhỏ đầu tiên ấy có thể là sự khởi đầu của một chuỗi dài những chuyện không hay. Trong trường hợp này có lẽ nó sẽ không sao, nhưng đấy chính là điều đầu tiên tôi nghĩ đến ngay.
FP: Ông nói có vẻ rất dễ dàng. Nhưng, với cương vị là tổng thống, làm sao ông quyết định được những thoả hiệp nhỏ nào là đáng có và khi nào chúng có thể biết đâu dẫn đến chuyện nguy hiểm hơn về sau?
Havel: Chính trị, có nghĩa, là mỗi ngày ta phải có những thoả hiệp nào đó, và phải chọn giữa một cái hại này với một cái hại khác, và quyết định cái nào là hại nhiều cái nào là hại ít. Nhưng đôi khi, trong số những thoả hiệp này có nhiều thoả hiệp rất nguy hiểm vì nó có thể là mở đầu cho con đường phải chấp nhận nhiều thoả hiệp khác, mà tất cả đều xuất phát từ thoả hiệp ban đầu, và có nhiều thoả hiệp rất nguy hiểm. Tôi nghĩ ta cần thiết phải cảm nhận thoả hiệp nào có thể nên có và thoả hiệp nào mà có thể, sau mười năm, dù muốn hay không có thể rất nguy hiểm.
Tôi sẽ minh họa điều này qua kinh nghiệm bản thân. Hai ngày sau khi đắc cử tổng thống, tôi mời Dalai Lama sang viếng thăm chính thức. Tôi là nguyên thủ quốc gia đầu tiên mời ông trực tiếp như thế. Và mọi người đều nói đây là việc rất nguy hiểm rồi ra tuyên bố và thông báo không tán đồng. Nhưng đó là vấn đề có tính nghi lễ. Sau đó, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trung Quốc đến thăm và mang đến cho tôi một chồng sách về Dalai Lama cùng một số tài liệu của chính phủ đề cập đến những điều tốt họ đã làm cho Tây Tạng, vân vân. Các sách này toàn là thêu dệt, tuyên truyền cả, nhưng ông ta cảm thấy cần giải thích vấn đề cho tôi hiểu.
Tôi có một buổi họp báo với vị ngoại trưởng này. Và ông ta phát biểu " Cuộc gặp hai bên đã diễn ra rất tốt đẹp, vì chúng tôi thảo luận công khai. Ông Havel cho tôi biết quan điểm của ông, còn tôi giải thích quan điểm của chính phủ chúng tôi. Tôi đã tặng ông cuốn sách này, và ông cảm ơn tôi về cuốn sách."
Điều này quả là khó tin! Tại sao họ cảm thấy cần phải giải thích quan điểm của họ cho người lãnh đạo của một quốc gia quá nhỏ bé như thế? Vì họ tôn trọng người nào giữ vững lập trường của mình, người nào không sợ họ. Còn kẻ vãi ra quần quá sớm, họ lại coi mình chẳng ra gì.
Nguồn: Wall Street Journal 17/12/2009
online.wsj.com/article/SB10001424052748703514404574587882878195904.html
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
10.2.10
NHỮNG NHÀ DÂN CHỦ CÓ TỘI
Mã Kiện
Trần Quốc Việt dịch
London- Khi cựu tổng thống Tiệp Khắc Vaclav Havel gõ cửa tòa đại sứ Trung Quốc ở Prague để yêu cầu thả nhà văn Lưu Hiểu Ba ra, tôi cảm thấy có gì đó quen thuộc đến kỳ lạ. Cách đây ba mươi ba năm Havel đã góp phần khởi thảo ra Hiến Chương 77, một văn kiện quan trọng kết tinh các lý tưởng của tất cả những người bất đồng chính kiến, và của bao nhiêu người khác, đang còn bị mắc kẹt sau Bức Màn Sắt.
Havel, dĩ nhiên, được ban một bản án dài hạn cho các nỗ lực của ông. Bây giờ ông Lưu bị kết án 11 năm tù cho vẫn chính tội đó: khởi thảo ra Hiến Chương 08, có lẽ đây là cố gắng can đảm nhất từ trước đến nay nhằm phác thảo ra con đường ôn hoà tiến đến tự do cho Trung Quốc.
Người ta nói rằng lịch sử lập lại, lần đầu là bi kịch, lần hai là hài kịch. Và quả thật là khôi hài khi chính quyền Trung Quốc cố đàn áp nỗi khao khát tự do bằng chính những phương cách tàn bạo mà những người cộng sản thời Xô Viết đã từng làm. Việc bỏ tù ông Lưu dựa trên cái tội vô lý lật đổ nhà nước Trung Quốc là điển hình cho kiểu suy nghĩ ta thấy trong các xã hội khép kín của chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ hai mươi, là nơi mà nhà nước khẳng định quyền tuyệt đối của họ để phán xét tất cả các tư tưởng và tất cả các trí thức.
Trong một nhà nước như thế, đối với mọi người cách duy nhất để tồn tại là trở thành công an tư tưởng của chính bản thân, tức là tự kiểm duyệt và không bao giờ dám chất vấn. Nhưng phán xét và giam cầm tư tưởng của chính mình, hay bất kỳ tư tưởng nào khác, có nghĩa là kết tội chính nền văn minh.
Hơn nữa trong thời đại internet ngày nay, không có nhà tù hay chế độ kiểm duyệt nào có thể giết chết một tư tưởng một khi thời của tư tưởng ấy đã đến. Chẳng hạn, trong cuộc chiến hiện nay với Google, chính quyền Trung Quốc dường như đang nghĩ rằng những chuyên gia về kỹ thuật của họ có thể cung cấp phương tiện để duy trì sự kiểm soát tư tưởng cũ kỹ. Nhưng, may mắn thay, đối với người có kiên nhẫn và một chút kỹ năng máy tính, internet lại rò rỉ như cái rây.
Tiến bộ lớn lao của nền kinh tế Trung Quốc trong 30 năm vừa qua là điều mà tất cả người Trung Quốc vui mừng. Nhưng việc bỏ tù ông Lưu cũng chứng minh bằng những lời rất rõ ràng rằng sự coi thường nhân quyền của Trung Quốc qua đó cũng nương theo dòng hàng hoá Trung Quốc mà chảy ra khắp thế giới. Thật vậy, càng ngày người ta càng thấy rõ rằng Trung Quốc mở cửa kinh tế chỉ để duy trì tầng lớp cai trị đang nắm quyền lực rất lớn, chứ không tôn trọng và nâng cao cuộc sống của những người Trung Quốc bình thường.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc không tuân theo bất kỳ các cam kết quốc tế nào của họ về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, các nước dân chủ trên thế giới có vẻ đã không còn muốn bảo vệ các niềm tin của mình nữa, như đã thể hiện môt cách đau lòng qua thái độ hạ mình trước Trung Quốc của tổng thống Obama trong chuyến thăm vào tháng Mười Một. Nhưng chính sự từ chối bó mình theo các giá trị của chủ nghĩa quốc xã và của chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ hai mươi đã bảo đảm chiến thắng của tự do. Tự do ngày nay cần lại chính sự bảo vệ cương quyết này.
Vâng, nền văn minh dường như đang ở thế phòng thủ. Tuy nhiều người hình như phủ nhận điều này, nhưng chính trị thực đã lùi dần tới sự khai chiến trở lại cuộc đấu tranh trường kỳ ở thế kỷ vừa qua cho dân chủ và tự do. Mô hình chủ nghĩa tư bản chuyên chế của Trung Quốc có vẻ đang thắng thế, nhưng thật sự không có gì mới về mô hình này; giống như tất cả các chế độ độc tài, nó tước đi người dân các quyền chính trị và tự do ngôn luận. Các trí thức Trung Quốc còn đối diện với hiện thực tàn nhẫn nhất, đó là sự đàn áp khắc nghiệt và một quần chúng tôn thờ của cải và vật chất.
Nhưng sự toàn cầu hoá các quyền lợi thương mại vẫn còn giữ lại quyền lực nào đấy để hạn chế chủ nghĩa chuyên chế Trung Quốc, đặc biệt nỗ lực của nó nhằm đàn áp nhân dân Tây Tạng và Tân Cương, nếu ước gì các nước dân chủ trên thế giới biết nắm lấy quyền lực ấy. Các nước yếu, tất nhiên, có khuynh hương bi quan về sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Vấn đề là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến ngay cả các nước Tây phương tiên tiến cũng hoài nghi về sự đúng đắn về việc cho phép nền văn minh nhân quyền thuộc về chính trị can thiệp vào nỗ lực tìm cách phục hồi sự phát triễn về kinh tế.
Các nhà chính trị dân chủ không được đánh mất lương tâm để lấy lòng hoặc các công dân của họ đang bất an về kinh tế hay chế độ Trung Quốc. Con đường đó nhất định chỉ dẫn đến sự thối nát về đạo đức và chính trị. Havel đã thấu đạt ý này khi ông chỉ trích thái độ im lặng của Obama về nhân quyền tại Bắc Kinh. Sự hạ mình đến như thế sẽ chỉ khiến cho mọi người bắt đầu hoài nghi phải chăng dân chủ là một hệ thống xã hội vẫn còn sức sống.
May mắn thay, sự việc Trung Quốc bỏ tù Lưu Hiều Ba sẽ không thành công trong mưu toan của họ, như theo cách nói của người Trung Quốc chúng tôi, là giết gà để nhát khỉ. Đôi với người Trung Quốc bình thường ông Lưu quá đỗi vô hình cho nên điều đó không thể xảy ra. Không, mục tiêu của vụ bắt giam ông Lưu là nhắm vào những ai coi trọng dân chủ ở bên trong Trung Quốc và cả ở nước ngoài. Đây là một nỗ lực nhằm kết tội các tư tưởng dân chủ và buộc người ta chọn những tư tưởng này hay là chọn muốn làm ăn với Trung Quốc.
Đây là một chọn lựa sai lầm. Nền kinh tế Trung Quốc cần các thị trường thế giới nhiều như các thị trường thế giới cần đến Trung Quốc, nếu không nói là cần hơn. Hơn thế nữa, xu hướng xoa dịu Trung Quốc của Phương Tây sẽ dần dần khiến cho người dân thường Trung Quốc mất đi lòng tin rằng công cuộc hiện đại hoá nền kinh tế rồi sẽ cho phép họ được tự do. Vì thế cứ mãi im lặng trước cảnh các nhà thơ, nhà văn, hay luật sư, những người như Sư Đào, Vương Tiểu Ninh, và Đàm Tác Nhân, bị đối xử như tội phạm sẽ chỉ khẳng định rằng rồi cuối cùng thị trường Trung Quốc cũng sẽ mất đi cùng với bao tự do của Trung Quốc. Một xã hội khép kín trước sau gì cũng trở lại một nền kinh tế khép kín.
Thủ phạm thật sự trong vụ Lưu Hiểu Ba, tất nhiên, là nhà nước Trung Quốc. Những ai cho rằng chủ nghĩa chuyên chế chính trị biến thái của Trung Quốc và nền kinh tế hùng mạnh có thể trường tồn cũng đều là những kẻ có tội. Một chế độ như thế không thich hợp với tương lai giống như chế độ của Mao không thich hợp với quá khứ.
Nguồn: www.project-syndicate.org/commentary/ma4
Mã Kiện là nhà văn Trung Quốc lưu vong hiện sống ở Anh.
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
Trần Quốc Việt dịch
London- Khi cựu tổng thống Tiệp Khắc Vaclav Havel gõ cửa tòa đại sứ Trung Quốc ở Prague để yêu cầu thả nhà văn Lưu Hiểu Ba ra, tôi cảm thấy có gì đó quen thuộc đến kỳ lạ. Cách đây ba mươi ba năm Havel đã góp phần khởi thảo ra Hiến Chương 77, một văn kiện quan trọng kết tinh các lý tưởng của tất cả những người bất đồng chính kiến, và của bao nhiêu người khác, đang còn bị mắc kẹt sau Bức Màn Sắt.
Havel, dĩ nhiên, được ban một bản án dài hạn cho các nỗ lực của ông. Bây giờ ông Lưu bị kết án 11 năm tù cho vẫn chính tội đó: khởi thảo ra Hiến Chương 08, có lẽ đây là cố gắng can đảm nhất từ trước đến nay nhằm phác thảo ra con đường ôn hoà tiến đến tự do cho Trung Quốc.
Người ta nói rằng lịch sử lập lại, lần đầu là bi kịch, lần hai là hài kịch. Và quả thật là khôi hài khi chính quyền Trung Quốc cố đàn áp nỗi khao khát tự do bằng chính những phương cách tàn bạo mà những người cộng sản thời Xô Viết đã từng làm. Việc bỏ tù ông Lưu dựa trên cái tội vô lý lật đổ nhà nước Trung Quốc là điển hình cho kiểu suy nghĩ ta thấy trong các xã hội khép kín của chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ hai mươi, là nơi mà nhà nước khẳng định quyền tuyệt đối của họ để phán xét tất cả các tư tưởng và tất cả các trí thức.
Trong một nhà nước như thế, đối với mọi người cách duy nhất để tồn tại là trở thành công an tư tưởng của chính bản thân, tức là tự kiểm duyệt và không bao giờ dám chất vấn. Nhưng phán xét và giam cầm tư tưởng của chính mình, hay bất kỳ tư tưởng nào khác, có nghĩa là kết tội chính nền văn minh.
Hơn nữa trong thời đại internet ngày nay, không có nhà tù hay chế độ kiểm duyệt nào có thể giết chết một tư tưởng một khi thời của tư tưởng ấy đã đến. Chẳng hạn, trong cuộc chiến hiện nay với Google, chính quyền Trung Quốc dường như đang nghĩ rằng những chuyên gia về kỹ thuật của họ có thể cung cấp phương tiện để duy trì sự kiểm soát tư tưởng cũ kỹ. Nhưng, may mắn thay, đối với người có kiên nhẫn và một chút kỹ năng máy tính, internet lại rò rỉ như cái rây.
Tiến bộ lớn lao của nền kinh tế Trung Quốc trong 30 năm vừa qua là điều mà tất cả người Trung Quốc vui mừng. Nhưng việc bỏ tù ông Lưu cũng chứng minh bằng những lời rất rõ ràng rằng sự coi thường nhân quyền của Trung Quốc qua đó cũng nương theo dòng hàng hoá Trung Quốc mà chảy ra khắp thế giới. Thật vậy, càng ngày người ta càng thấy rõ rằng Trung Quốc mở cửa kinh tế chỉ để duy trì tầng lớp cai trị đang nắm quyền lực rất lớn, chứ không tôn trọng và nâng cao cuộc sống của những người Trung Quốc bình thường.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc không tuân theo bất kỳ các cam kết quốc tế nào của họ về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, các nước dân chủ trên thế giới có vẻ đã không còn muốn bảo vệ các niềm tin của mình nữa, như đã thể hiện môt cách đau lòng qua thái độ hạ mình trước Trung Quốc của tổng thống Obama trong chuyến thăm vào tháng Mười Một. Nhưng chính sự từ chối bó mình theo các giá trị của chủ nghĩa quốc xã và của chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ hai mươi đã bảo đảm chiến thắng của tự do. Tự do ngày nay cần lại chính sự bảo vệ cương quyết này.
Vâng, nền văn minh dường như đang ở thế phòng thủ. Tuy nhiều người hình như phủ nhận điều này, nhưng chính trị thực đã lùi dần tới sự khai chiến trở lại cuộc đấu tranh trường kỳ ở thế kỷ vừa qua cho dân chủ và tự do. Mô hình chủ nghĩa tư bản chuyên chế của Trung Quốc có vẻ đang thắng thế, nhưng thật sự không có gì mới về mô hình này; giống như tất cả các chế độ độc tài, nó tước đi người dân các quyền chính trị và tự do ngôn luận. Các trí thức Trung Quốc còn đối diện với hiện thực tàn nhẫn nhất, đó là sự đàn áp khắc nghiệt và một quần chúng tôn thờ của cải và vật chất.
Nhưng sự toàn cầu hoá các quyền lợi thương mại vẫn còn giữ lại quyền lực nào đấy để hạn chế chủ nghĩa chuyên chế Trung Quốc, đặc biệt nỗ lực của nó nhằm đàn áp nhân dân Tây Tạng và Tân Cương, nếu ước gì các nước dân chủ trên thế giới biết nắm lấy quyền lực ấy. Các nước yếu, tất nhiên, có khuynh hương bi quan về sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Vấn đề là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến ngay cả các nước Tây phương tiên tiến cũng hoài nghi về sự đúng đắn về việc cho phép nền văn minh nhân quyền thuộc về chính trị can thiệp vào nỗ lực tìm cách phục hồi sự phát triễn về kinh tế.
Các nhà chính trị dân chủ không được đánh mất lương tâm để lấy lòng hoặc các công dân của họ đang bất an về kinh tế hay chế độ Trung Quốc. Con đường đó nhất định chỉ dẫn đến sự thối nát về đạo đức và chính trị. Havel đã thấu đạt ý này khi ông chỉ trích thái độ im lặng của Obama về nhân quyền tại Bắc Kinh. Sự hạ mình đến như thế sẽ chỉ khiến cho mọi người bắt đầu hoài nghi phải chăng dân chủ là một hệ thống xã hội vẫn còn sức sống.
May mắn thay, sự việc Trung Quốc bỏ tù Lưu Hiều Ba sẽ không thành công trong mưu toan của họ, như theo cách nói của người Trung Quốc chúng tôi, là giết gà để nhát khỉ. Đôi với người Trung Quốc bình thường ông Lưu quá đỗi vô hình cho nên điều đó không thể xảy ra. Không, mục tiêu của vụ bắt giam ông Lưu là nhắm vào những ai coi trọng dân chủ ở bên trong Trung Quốc và cả ở nước ngoài. Đây là một nỗ lực nhằm kết tội các tư tưởng dân chủ và buộc người ta chọn những tư tưởng này hay là chọn muốn làm ăn với Trung Quốc.
Đây là một chọn lựa sai lầm. Nền kinh tế Trung Quốc cần các thị trường thế giới nhiều như các thị trường thế giới cần đến Trung Quốc, nếu không nói là cần hơn. Hơn thế nữa, xu hướng xoa dịu Trung Quốc của Phương Tây sẽ dần dần khiến cho người dân thường Trung Quốc mất đi lòng tin rằng công cuộc hiện đại hoá nền kinh tế rồi sẽ cho phép họ được tự do. Vì thế cứ mãi im lặng trước cảnh các nhà thơ, nhà văn, hay luật sư, những người như Sư Đào, Vương Tiểu Ninh, và Đàm Tác Nhân, bị đối xử như tội phạm sẽ chỉ khẳng định rằng rồi cuối cùng thị trường Trung Quốc cũng sẽ mất đi cùng với bao tự do của Trung Quốc. Một xã hội khép kín trước sau gì cũng trở lại một nền kinh tế khép kín.
Thủ phạm thật sự trong vụ Lưu Hiểu Ba, tất nhiên, là nhà nước Trung Quốc. Những ai cho rằng chủ nghĩa chuyên chế chính trị biến thái của Trung Quốc và nền kinh tế hùng mạnh có thể trường tồn cũng đều là những kẻ có tội. Một chế độ như thế không thich hợp với tương lai giống như chế độ của Mao không thich hợp với quá khứ.
Nguồn: www.project-syndicate.org/commentary/ma4
Mã Kiện là nhà văn Trung Quốc lưu vong hiện sống ở Anh.
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
7.2.10
INTERNET LÀ MÓN QUÀ CHÚA BAN CHO TRUNG QUỐC
Lưu Hiểu Ba
Trần Quốc Việt dịch
Ngày nay có hơn 100 triệu người xử dụng internet ở Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc vừa yêu lại vừa ghét nó. Một mặt, internet là công cụ để kiếm tiền. Mặt khác, chuyên chính cộng sản lại sợ tự do ngôn luận.
Internet đã hồi sinh những tư tưởng trong lòng người Trung Quốc. Điều này gây lo ngại cho chính quyền nên họ chú trọng rất nhiều đến việc kiểm duyệt internet nhằm cố gắng duy trì sự kiểm soát về tư tưởng.
Vào tháng Mười năm 1999 tôi về nhà sau khi mãn hạn ba năm tù. Trong nhà có chiếc máy tính và hầu như bạn bè ai đến thăm cũng đều khuyên tôi nên dùng nó. Tôi thử một vài lần nhưng lòng cảm thấy mình chẳng viết được điều gì khi ngồi trưóc một chiếc máy vô tri cho nên tôi cứ đòi viết bằng bút máy thường. Dần dần, dưới sự thuyết phục kiên nhẫn và chỉ dẫn của bạn bè, tôi bắt đầu làm quen với máy tính và giờ thì không tài nào dứt ra nổi. Là người sống bằng cây bút, và là người tham gia phong trào dân chủ năm 1989, tôi thật khó mà diễn tả lòng biết ơn của mình đối với internet.
Bài viết đầu tiên của tôi trên máy tính mất đến cả tuần lễ khiến nhiều lúc tôi muốn bỏ cuộc dở chừng. Song nhờ sự khích lệ của bạn bè, cuối cùng tôi cũng viết xong. Lần đầu tiên, tôi gởi bài đi qua điện thư. Chỉ vài giờ sau tôi nhận thư trả lời từ nguời biên tập. Qua điều này tôi ý thức được sự kỳ diệu của internet.
Do sự kiểm duyệt ở trong nước, các bài viết của tôi chỉ có thể được đăng ở nước ngoài. Trước kia khi chưa dùng máy tính, các bài viết tay của tôi thường khó sửa và cái giá gởi bài đi thường cao. Để tránh cho các bài viết khỏi bị đón chặn, tôi thường đi từ phía tây của thành phố đến phía đông nơi tôi có người bạn nước ngoài có máy fax.
Internet giúp ta tiếp cận thông tin, liên lạc với thế giới bên ngoài và gởi bài cho các cơ quan truyền thông ở nước ngoài dễ dàng hơn. Tựa như một cỗ máy thần kỳ nó làm cho các bài viết của tôi tuôn trào ra dễ dàng như ta lấy nước từ giếng lên. Internet là một kênh thông tin mà các nhà độc tài Trung Quốc không thể nào kiểm duyệt hoàn toàn được, cho phép người dân lên tiếng và liên lạc, và nó tạo ra một diễn đàn cho sự tổ chức tự phát.
Những thư ngỏ kèm chữ ký của các cá nhân hay của tập thể là một cách quan trọng đối với người dân để chống lại chế độ độc tài và đấu tranh cho tự do. Thư ngỏ của Vaclav Havel gởi cho nhà độc tài Tiệp Khắc Husak là một trường hợp tiêu biểu của sự phản kháng dân sự đối với chế độ độc tài.
Phương Lệ Chi, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, đã viết một thư ngỏ gởi Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc, để yêu cầu thả người tù chính trị Ngụy Kinh Sinh. Sau thư ngỏ này còn có hai thư ngỏ khác, được ký bởi 33 và 45 người. Ba thư ngỏ này được xem như là khúc dạo đầu cho phong trào dân chủ năm 1989,là lúc khi các thư ngỏ xuất hiện nhiều như măng mọc sau cơn mưa để ủng hộ các sinh viên biểu tình.
Vào thời đó việc tổ chức viết một thư ngỏ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nào là phải chuẩn bị trước cả tháng trời, rồi phải tìm ra các người tổ chức để họ đi tìm mọi người. Chúng tôi bàn luận về nội dung lá thư, về câu chữ, thời điểm, rồi phải mất đến vài ngày mới đạt đến sự nhất trí chung. Sau đó chúng tôi phải lặn lội đi tìm nơi để đánh máy lá thư ngỏ đã chép tay sẵn và rồi sao ra một vài bản. Sau khi đọc sửa thư xong đến chuyện mất thời gian nhất là đi thu thập các chữ ký. Vì chính quyền đang nghe lén điện thoại của các người nhạy cảm, chúng tôi phải đạp xe đi tỏa ra khắp hướng của Bắc Kinh.
Trong thời đại không có internet, thật chẳng có cách nào thu thập được chữ ký của vài trăm người, và cũng chẳng có thể nào phổ biến rộng rãi nhanh chóng tin tức ra khắp thế giới. Vào thời đó, tầm ảnh hưởng và sự tham gia trong các cuộc vận động viết thư cũng rất hạn chế. Chúng tôi làm việc ròng rã trong nhiều ngày song cuối cùng chỉ có được mấy chục người ký tên. Các phong trào viết thư trong thời đại mới này đã đạt được sự tiến bộ đáng kể và bất ngờ.
Sự dễ dàng, tính chất công khai,và tự do của internet đã khiến công luận trở nên rất sôi động trong những năm gần đây. Chính quyền có thể kiểm soát báo chí và truyền hình, nhưng nó không thể kiểm soát internet. Chính quyền hiện nay phải công bố thông tin và các viên chức có thể phải xin lỗi công khai.
Viên chức cấp cao đầu tiên xin lỗi diễn ra trong năm 2001 khi Chu Dung Cơ, lúc đó là thủ tướng, đã xin lỗi về một vụ nỗ tại một trường học đã khiến 41 người thiệt mạng. Đồng thời, dưới tác động của dư luận trên mạng, nhà cầm quyền phải trừng phạt các viên chức vì đã để xảy ra bệnh dịch SARS, các tai nạn hầm mỏ và vụ ô nhiếm sông Tùng Hoa.
Internet có khả năng phi thường là tạo ra các ngôi sao. Không chỉ nó tạo ra các ngôi sao giải trí, mà nó cũng tạo ra "các anh hùng nói thật". Nó cho phép một thế hệ trí thức mới xuất hiện và tạo ra những anh hùng dân gian chẳng hạn như bác sĩ quân y Tưởng Ngạn Vĩnh (là người công khai cảnh báo về mối đe dọa của bệnh dịch SARS và buộc chính quyền phải hành động).
Những người Trung Quốc theo đạo Thiên Chúa nói rằng mặc dù những người Trung Quốc không có ý thức nào về tôn giáo, đức Chúa của họ nhất định không bỏ rơi nhân dân Trung Quốc đang gánh chịu đau khổ. Internet là món quà Chúa ban cho Trung Quốc. Nó là công cụ tốt nhất cho nhân dân Trung Quổc đang mơ ước vất đi sự nô lệ và đạt đến tự do.
Nguồn: http://www.timesonline.co.uk/tol/comment/columnists/guest_contributors/article6181699.ece
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
Trần Quốc Việt dịch
Ngày nay có hơn 100 triệu người xử dụng internet ở Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc vừa yêu lại vừa ghét nó. Một mặt, internet là công cụ để kiếm tiền. Mặt khác, chuyên chính cộng sản lại sợ tự do ngôn luận.
Internet đã hồi sinh những tư tưởng trong lòng người Trung Quốc. Điều này gây lo ngại cho chính quyền nên họ chú trọng rất nhiều đến việc kiểm duyệt internet nhằm cố gắng duy trì sự kiểm soát về tư tưởng.
Vào tháng Mười năm 1999 tôi về nhà sau khi mãn hạn ba năm tù. Trong nhà có chiếc máy tính và hầu như bạn bè ai đến thăm cũng đều khuyên tôi nên dùng nó. Tôi thử một vài lần nhưng lòng cảm thấy mình chẳng viết được điều gì khi ngồi trưóc một chiếc máy vô tri cho nên tôi cứ đòi viết bằng bút máy thường. Dần dần, dưới sự thuyết phục kiên nhẫn và chỉ dẫn của bạn bè, tôi bắt đầu làm quen với máy tính và giờ thì không tài nào dứt ra nổi. Là người sống bằng cây bút, và là người tham gia phong trào dân chủ năm 1989, tôi thật khó mà diễn tả lòng biết ơn của mình đối với internet.
Bài viết đầu tiên của tôi trên máy tính mất đến cả tuần lễ khiến nhiều lúc tôi muốn bỏ cuộc dở chừng. Song nhờ sự khích lệ của bạn bè, cuối cùng tôi cũng viết xong. Lần đầu tiên, tôi gởi bài đi qua điện thư. Chỉ vài giờ sau tôi nhận thư trả lời từ nguời biên tập. Qua điều này tôi ý thức được sự kỳ diệu của internet.
Do sự kiểm duyệt ở trong nước, các bài viết của tôi chỉ có thể được đăng ở nước ngoài. Trước kia khi chưa dùng máy tính, các bài viết tay của tôi thường khó sửa và cái giá gởi bài đi thường cao. Để tránh cho các bài viết khỏi bị đón chặn, tôi thường đi từ phía tây của thành phố đến phía đông nơi tôi có người bạn nước ngoài có máy fax.
Internet giúp ta tiếp cận thông tin, liên lạc với thế giới bên ngoài và gởi bài cho các cơ quan truyền thông ở nước ngoài dễ dàng hơn. Tựa như một cỗ máy thần kỳ nó làm cho các bài viết của tôi tuôn trào ra dễ dàng như ta lấy nước từ giếng lên. Internet là một kênh thông tin mà các nhà độc tài Trung Quốc không thể nào kiểm duyệt hoàn toàn được, cho phép người dân lên tiếng và liên lạc, và nó tạo ra một diễn đàn cho sự tổ chức tự phát.
Những thư ngỏ kèm chữ ký của các cá nhân hay của tập thể là một cách quan trọng đối với người dân để chống lại chế độ độc tài và đấu tranh cho tự do. Thư ngỏ của Vaclav Havel gởi cho nhà độc tài Tiệp Khắc Husak là một trường hợp tiêu biểu của sự phản kháng dân sự đối với chế độ độc tài.
Phương Lệ Chi, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, đã viết một thư ngỏ gởi Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc, để yêu cầu thả người tù chính trị Ngụy Kinh Sinh. Sau thư ngỏ này còn có hai thư ngỏ khác, được ký bởi 33 và 45 người. Ba thư ngỏ này được xem như là khúc dạo đầu cho phong trào dân chủ năm 1989,là lúc khi các thư ngỏ xuất hiện nhiều như măng mọc sau cơn mưa để ủng hộ các sinh viên biểu tình.
Vào thời đó việc tổ chức viết một thư ngỏ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nào là phải chuẩn bị trước cả tháng trời, rồi phải tìm ra các người tổ chức để họ đi tìm mọi người. Chúng tôi bàn luận về nội dung lá thư, về câu chữ, thời điểm, rồi phải mất đến vài ngày mới đạt đến sự nhất trí chung. Sau đó chúng tôi phải lặn lội đi tìm nơi để đánh máy lá thư ngỏ đã chép tay sẵn và rồi sao ra một vài bản. Sau khi đọc sửa thư xong đến chuyện mất thời gian nhất là đi thu thập các chữ ký. Vì chính quyền đang nghe lén điện thoại của các người nhạy cảm, chúng tôi phải đạp xe đi tỏa ra khắp hướng của Bắc Kinh.
Trong thời đại không có internet, thật chẳng có cách nào thu thập được chữ ký của vài trăm người, và cũng chẳng có thể nào phổ biến rộng rãi nhanh chóng tin tức ra khắp thế giới. Vào thời đó, tầm ảnh hưởng và sự tham gia trong các cuộc vận động viết thư cũng rất hạn chế. Chúng tôi làm việc ròng rã trong nhiều ngày song cuối cùng chỉ có được mấy chục người ký tên. Các phong trào viết thư trong thời đại mới này đã đạt được sự tiến bộ đáng kể và bất ngờ.
Sự dễ dàng, tính chất công khai,và tự do của internet đã khiến công luận trở nên rất sôi động trong những năm gần đây. Chính quyền có thể kiểm soát báo chí và truyền hình, nhưng nó không thể kiểm soát internet. Chính quyền hiện nay phải công bố thông tin và các viên chức có thể phải xin lỗi công khai.
Viên chức cấp cao đầu tiên xin lỗi diễn ra trong năm 2001 khi Chu Dung Cơ, lúc đó là thủ tướng, đã xin lỗi về một vụ nỗ tại một trường học đã khiến 41 người thiệt mạng. Đồng thời, dưới tác động của dư luận trên mạng, nhà cầm quyền phải trừng phạt các viên chức vì đã để xảy ra bệnh dịch SARS, các tai nạn hầm mỏ và vụ ô nhiếm sông Tùng Hoa.
Internet có khả năng phi thường là tạo ra các ngôi sao. Không chỉ nó tạo ra các ngôi sao giải trí, mà nó cũng tạo ra "các anh hùng nói thật". Nó cho phép một thế hệ trí thức mới xuất hiện và tạo ra những anh hùng dân gian chẳng hạn như bác sĩ quân y Tưởng Ngạn Vĩnh (là người công khai cảnh báo về mối đe dọa của bệnh dịch SARS và buộc chính quyền phải hành động).
Những người Trung Quốc theo đạo Thiên Chúa nói rằng mặc dù những người Trung Quốc không có ý thức nào về tôn giáo, đức Chúa của họ nhất định không bỏ rơi nhân dân Trung Quốc đang gánh chịu đau khổ. Internet là món quà Chúa ban cho Trung Quốc. Nó là công cụ tốt nhất cho nhân dân Trung Quổc đang mơ ước vất đi sự nô lệ và đạt đến tự do.
Nguồn: http://www.timesonline.co.uk/tol/comment/columnists/guest_contributors/article6181699.ece
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
Subscribe to:
Posts (Atom)