Trần Quốc Việt dịch
Lời người dịch: Quang Nguyen đã đọc bài diễn văn cảm ơn các cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Bài diễn văn này được lưu hành rộng rãi trong giới cựu chiến binh Mỹ. Hành trình trở thành ngưòi Mỹ, trong trường hợp của Quang Nguyen cũng như của đa số người Việt khác, xuất phát từ sự tri ân bao hy sinh to lớn của những người lính Mỹ đã từng chiến đấu ở miền Nam Việt Nam. Họ đã đến và đã hy sinh cho nền tự do non trẻ của miền Nam. Nhờ họ người dân miền Nam đã sống được những năm tự do ít ỏi nhưng vô giá trước khi cơn thủy triều đỏ từ miền Bắc dâng lên và nhấn chìm cả nước Việt thương yêu.
Cách đây ba mươi lăm năm nếu như quý vị nói tôi sẽ đứng ở đây phát biểu bằng tiếng Anh trước mấy ngàn người yêu nước. Tôi sẽ cười họ. Quý vị biết không, mỗi sáng mai thức dậy tôi đều cảm ơn Chúa đã cho gia đình tôi và tôi được sống ở đất nước tuyệt vời nhất trên trái đất này.
Tôi chỉ muốn tất cả quý vị biết Giấc mơ Mỹ thật sự tồn tại và tôi đang sống với Giấc mơ Mỹ ấy. Tôi được mời nói chuyện với quý vị về kinh nghiệm của tôi với tư cách người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ nhất, nhưng tôi muốn nói chuyện với quý vị với tư cách người Mỹ.
Nếu quý vị không nhận thấy, tôi không phải là người da trắng nhưng tôi cảm thấy rất thoải mái với nhân dân mình.
Tôi tự hào là công dân Hoa Kỳ và đây là bằng chứng của tôi. Tôi phải mất 8 năm trời mới lấy được bằng quốc tịch Hoa Kỳ, phải xếp hàng dài dằng dặc nhiều lần, nhưng cuối cùng tôi đã nhận được tấm bằng này và tôi rất tự hào về tấm bằng này. Hãy đoán thử xem, tôi trở thành công dân Hoa Kỳ một cách hợp pháp và tấm bằng không phải xuất phát từ tiểu bang Hawaii.
Tôi vẫn còn nhớ như in những hình ảnh về cuộc tấn công vào dịp Tết năm 1968, năm ấy tôi mới lên sáu. Lúc này chắc quý vị tự hỏi đứa bé mới sáu tuổi đầu đâu có thể nhớ được gì. Hãy tin tôi, những hình ảnh ấy không thể nào phai mờ trong lòng. Tôi càng không thể hình dung ra tình cảnh của những người lính Mỹ trẻ, cách xa quê hương cả vạn dặm, chiến đấu để bảo vệ tôi.
Cách đây ba mươi lăm năm, tôi rời Miền Nam Việt Nam để đến Mỹ tỵ nạn chính trị. Chiến tranh đã kết thúc. Ở tuổi mười ba, tôi ra đi mà lòng hiểu rằng tôi có thể gặp lại hay có thể không bao giờ gặp lại anh chị em hay cha mẹ mình. Tôi là một trong số 100.000 người Việt Nam đầu tiên may mắn được nhận vào Hoa Kỳ. Kỳ diệu thay, 5 tháng sau gia đình tôi và tôi bất ngờ đoàn tụ ở California. Đúng là phép lạ của Chúa.
Nếu gần đây quý vị không nghe người ta nói đây là quốc gia tuyệt vời nhất trên trái đất này, thì ngay bây giờ hãy cho phép tôi được khẳng định với quý vị. Quả thật đây chính là quốc gia tuyệt vời nhất !!! Chính nhờ tự do và nhờ những cơ hội tôi đã có được nên tối nay tôi có mặt cùng với tất cả quý vị. Tôi cũng nhớ lại những trở ngại tôi phải vượt qua được trên mỗi bước đi trên đường đời. Người thấy tư vấn ở trường trung học bảo tôi rằng tôi không thể nào học lên tới đại học vì tôi nói tiếng Anh dở. Tôi đã chứng tỏ người thầy ấy sai. Tôi học xong đại học. Từ đấy quý vị hiểu ra, hãy cho thằng bé này cơ hội và khích lệ nó nhận lấy và tận dụng cơ hội ấy. Vâng, tôi đã nhận lấy nhiều cơ hội cho nên hôm nay tôi có mặt ở đây. Người này đứng trước quý vị tối nay không thể nào tồn tại được dưới môi trường xã hội chủ nghĩa hay cộng sản. Nhân đây, nếu ai trong quý vị nghĩ chủ nghĩa xã hội là tuyệt vời, tôi chắc chắn nhiều người ở đây sẽ góp tiền lại mua vé một chiều cho họ rời khỏi nơi đây ngay. Còn nếu quý vị không biết, sự khác biệt duy nhất giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là khẩu súng AK-47 nhắm vào đầu bạn. Tôi đã biết và lớn lên cùng với điều này.
Vào năm 1983 lần đầu tiên với tư cách người Mỹ tôi đứng lên cùng với hàng ngàn di dân mới đọc lời thề chào cờ và lắng nghe Quốc Ca. Cho đến ngày nay tôi không thể nhớ lại điều gì khiến lòng mình sung sướng hơn và yêu nước hơn khoảnh khắc đó trong đời.
Nói tóm lại, tôi cố học xong trung học, học xong đại học, và giống như những thanh niên 21 tuổi còn dại khờ khác, tôi đã sống qua một thời tuyệt vời, tôi có việc làm tốt và căn hộ đẹp ở miền nam California. Nhưng không hiểu sao tôi đã quên mình đã đến được đây bằng cách nào và tại sao mình đang ở đây.
Ngày nọ tôi đang ở trạm xăng, tôi thấy một cựu chiến binh đang đổ xăng ở phía bên kia bệ phân cách.Tôi không biết điều gì đã xui khiến mình, nhưng tôi bước băng qua và hỏi ông ta có tham chiến ở Việt Nam không. Ông mĩm cười và đáp Có. Tôi bắt tay ông và nắm chặc tay ông. Ông bắt đầu ứa nước mắt. Tôi quay bước đi thật nhanh và chính lúc ấy lòng tôi cũng ngập tràn bao xúc động, một khoảnh khắc khắc sâu trong đời. Tôi biết đời tôi phải thay đổi. Đã đến lúc tôi phải học để trở thành công dân tốt. Đã đến lúc tôi phải đền đáp lại.
Quý vị thấy, nước Mỹ không phải là một nơi trên bản đồ; nước Mỹ không phải là một địa điểm vật chất. Nước Mỹ là một lý tưởng, một khái niệm. Và nếu quý vị là người Mỹ quý vị phải hiểu khái niệm ấy, quý vị phải tin tưởng hoàn toàn vào khái niệm này và quan trọng nhất, quý vị phải đấu tranh và bảo vệ khái niệm này. Đây là về Tự do... chứ không phải về những thứ cho không. Vì vậy tôi đang đứng ở đây. Hỡi các anh chị em, hãy là người Mỹ thật sự, điều tối thiểu quý vị phải làm là học tiếng Anh và hiểu tiếng Anh giỏi. Theo thiển ý của tôi, quý vị không thể nào là công dân yêu nước trung thành nếu quý vị không thể nào hiểu được ngôn ngữ tại nước quý vị đang sống. Hãy nhìn văn kiện gồm có bốn mươi sáu trang này. Lần cuối cùng tôi tìm kiếm trên internet, tôi không thấy bản dịch tiếng Việt nào về hiến pháp Hoa Kỳ. Tôi phải mất một thời gian rất dài mới có thể trò chuyện được nhưng cho tới ngày này, tôi vẫn còn vất vả tìm đúng từ. Thật không dễ dàng, nhưng nếu dễ quá, thì chẳng đáng làm.
Trước khi tôi biết văn kiện bốn mươi sáu trang này, tôi biết về 500.000 người Mỹ đã chiến đấu vì đứa bé này. Tôi biết về 58.000 tên được khắc trên bức tường đen của đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam. Quý vị là các anh hùng của tôi. Quý vị là những bậc khai quốc của tôi.
Khi tôi có thể đi bầu, tôi đã đi bầu và làm tròn bổn phận công dân của mình. Đối với tất cả những người trẻ tuổi ở đây, những ai vừa tròn mười tám tuổi, tôi khuyến khích các em với tư người Mỹ nên thực thi bổn phận của cử tri sáng suốt cho dù các em ở đâu hay làm gì. Nước Mỹ đã chiến đấu và hy sinh cho các quyền của các em. Các em đừng làm nước Mỹ thất vọng !!!
Lúc này, tôi xin mời tất cả các cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam hãy đứng lên. Tôi cảm ơn quý vị đã bảo vệ sinh mạng của tôi. Tôi cảm ơn quý vị về những hy sinh, và tôi cảm ơn quý vị đã cho tôi tự do tôi đang hưởng ngày hôm nay. Bây giờ tôi xin mời tất cả các cựu chiến binh, lính cứu hỏa và cảnh sát hãy đứng lên. Thay mặt tất cả những di dân thế hệ thứ nhất, tôi cảm ơn sự phục vụ của quý vị và cầu nguyện Chúa ban phúc cho tất cả quý vị và cầu nguyện Chúa ban phúc cho nước Mỹ!
Nguồn: Free Republic 24tháng Bảy 2010
http://www.freerepublic.com/focus/f-chat/2576024/posts
video: Thank you Viet Nam veterans and all veterans - YouTube
www.youtube.com/watch?v=7idswNHEY9g
25.8.12
Hugo Dixon- Cách mạng phải có tổ chức
Trần Quốc Việt dịch
Phải chăng có thể là những nhà lãnh đạo cuộc nổi dậy được đánh giá quá cao? Theo sau Mùa Xuân Ả Rập, phong trào Chiếm Phố Wall, và những cuộc vùng lên khác của dân chúng trên khắp thế giới chống lại các chế độ độc tài và thối nát, các nhà phân tích địa chính trị đang hỏi những câu hỏi cơ bản về ý nghĩa của sự lãnh đạo trong các cuộc đấu tranh như thế. Loại lãnh đạo nào cần thiết trong các cuộc nổi dậy bất bạo động? Và trong thời đại số này, phải chăng những cuộc nổi dậy cũng phải cần có người lãnh đạo?
Câu trả lời lãng mạn là các cuộc đấu tranh bất bạo động không còn cần đến nhà lãnh đạo có tầm thu hút lớn- những cuộc đấu tranh này có thể xuất hiện tức thời khi nhân dân bị áp bức đồng loạt nổi dậy và liên lạc với nhau qua Facebook và Twitter. Người ta cho rằng sự thiếu tổ chức hay thiếu tầng lớp lãnh đạo này rất thích hợp với các mục tiêu của những phong trào như thế. Nơi nào những người nổi dậy đấu tranh cho nền pháp trị dân chủ, nơi ấy chẳng ai nên sai bảo ai. Hơn nữa, cái được coi là thiếu sự lãnh đạo ấy còn có lợi ích phụ ở chỗ nhà cầm quyền không thể nào tiêu diệt được phong trào bằng cách vây bắt những người cầm đầu. Ta không thể chém bay đầu nếu không có đầu.
Cách đây một năm, theo sau chiến thắng nức lòng của cuộc cách mạng Ai Cập, cuộc cách mạng điển hình ấy đã có tiếng vang xa. Nhưng Mùa Xuân Ả Rập không trôi qua êm đềm. Libya phải trải qua cuộc đấu tranh dài và đẫm máu mới lật đổ được Đại Tá Muammar Gaddafi, còn Syria càng ngày càng bị hút sâu vào cuộc nội chiến. Ngay cả Ai Cập cũng không còn là chiến thắng trọn vẹn đối với những nhà cách mạng Facebook: Huynh đệ Hồi giáo, vốn có tầng lớp lãnh đạo truyền thống hơn và tôn trọng tổ chức, hoàn toàn sẵn sàng giật lấy thành quả của phong trào dân chúng chiếm đóng Quảng trường Tahrir.
KHÔNG CÒN TỨC GIẬN SUÔNG NỮA
"Đây là cuộc chiến tranh bằng các phương tiện khác," Robert Helvey, cựu đại tá Mỹ chuyên nghiên cứu về đấu tranh bất bạo động và huấn luyện các nhà hoạt động dân chủ về những phương pháp đấu tranh bất bạo động, nói."Nếu ta có ý định muốn tiến hành đấu tranh bất bạo động thì mọi người cần phải thống nhất với nhau." Những nhà phân tích sáng suốt nhất về các phong trào bất bạo động gần đây đều không bao giờ tin những phong trào này có nhiều cơ may thành công trừ phi họ có sự lãnh đạo, đoàn kết, và chiến lược.
Hãy bắt đầu từ nguyên tắc căn bản nhất: Không có phong trào nào có thể lật đổ nổi chế độ vững như bàn thạch trừ phi phong trào có chiến lược. Chiến lược này nhất thiết đòi hỏi phải phân tích một cách hệ thống những điểm yếu của đối phương, vạch ra kế hoạch làm đối phương suy yếu dần, đồng thời đoán trước cuộc đấu tranh có thể diễn ra theo chiều hướng nào. Để hình thành được chiến lược như thế, phong trào cần có sự lãnh đạo. Và để theo đuổi chiến lược như thế qua những thời kỳ khó khăn trong tương lai-khi những cuộc biểu tình bất bạo động có thể bị đáp lại bằng bạo lực- phong trào phải cần có sự đoàn kết. Srdja Popovic, lãnh đạo của Otpor, nhóm sinh viên Serbia đã góp phần lật đổ chế độ độc tài của Slobodan Milosevich vào năm 2000, bây giờ hướng dẫn các nhà hoạt động dân chủ cách thức tổ chức những phong trào tương tự. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự đoàn kết, và cho họ biết một trong những lý do giúp Otpor thắng được Milosevic là nhờ Otpor thuyết phục các nhóm nhà chính trị không nên tranh cãi vặt với nhau nữa mà hãy đoàn kết lại để ủng hộ một ứng cử viên duy nhất.
Lãnh đạo phải vạch ra kế hoạch cho từng giai đoạn đấu tranh khác nhau. Helvey nói thường có ba giai đoạn: lật đổ chế độ; thành lập chính phủ dân chủ, hay có thể chính phủ lâm thời; và rồi bảo vệ chính phủ non trẻ chống lại các cuộc đảo chánh. Ông chỉ ra rằng tuy sinh viên Ai Cập lật đổ được Hosni Mubarak, nhưng họ không có kế hoạch tiếp theo ngay sau đó, cho nên Huynh Đệ Hồi Giáo nhảy vào nắm quyền. Sinh viên đã thắng trận chiến quan trọng, nhưng kẻ khác đã cướp lấy phần thưởng từ trên tay họ.
Vấn đề ở Ai Cập đã vượt quá giai đoạn thay đổi chế độ, nhưng đa số các phong trào thậm chí vẫn còn đấu tranh để đạt đến giai đoạn đầu tiên này. Một lần nữa, đó là thường do thiếu sự lãnh đạo tài ba. Gene Sharp, giáo sư đại học ở Boston đã nghiên cứu về đấu tranh bất bạo động trong hơn 60 năm qua, khẳng định thật là điên rồ khi cho rằng ta không cần những người lãnh đạo. Lịch sử chứng minh lập luận này; không có nhiều và có lẽ cũng chẳng có những cuộc đấu tranh bất bạo động nào không có người lãnh đạo mà lại thành công, theo lời Adam Roberts, giáo sư danh dự về quan hệ quốc tế ở đại học Oxford. Phong trào chiếm đóng phố Wall có thể là trường hợp minh họa điều này. Lúc đầu danh tiếng của phong trào nổi lên như cồn nhưng những người tham gia phong trào dường như không có bất kỳ chiến lược nào ngoài chuyện dựng lều ở những nơi công cộng, nên dần dần công chúng chẳng còn quan tâm đến. Cuộc cách mạng Syria đang diễn ra là trường hợp khác về những nguy hiểm của cuộc nổi dậy mà không có chiến lược tốt. Những nhà hoạt động dân chủ ở đấy dường như không có bất kỳ kế hoạch hành động nào khi chế độ của tổng thống Bashar al-Assad phản công lại bằng tra tấn, giam cầm, và thảm sát- mặc dù phản ứng tàn bạo của chế độ là điều có thể tiên đoán được.
Các nhà hoạt động dân chủ Syria đã phạm phải một sai lầm khác về chiến lược: lúc đầu họ quá nhấn mạnh đến các cuộc biểu tình chống chế độ, mặc dù những cuộc biểu tình công khai rất quan trọng trong các phong trào cách mạng, nhưng những người biểu tình trực diện như thế dễ bị trấn áp tàn bạo. Những chiến thuật thay thế biểu tình, như tẩy chay và đình công, có thể là phương cách tốt hơn để thách thức chế độ trong khi duy trì mức độ thương vong của ta thấp. Muốn như thế phải cần có lãnh đạo để phối hợp hoạt động dựa theo chiến lược đó. Công bằng mà nói, những nhà hoạt động dân chủ ở Syria không thể nào tổ chức hay thậm chí liên lạc được với bất kỳ nhóm nào lớn hơn những chi bộ nhỏ vì ngay khi họ liều lĩnh ra mặt đấu tranh, họ liền bị bắt, bị tra tấn hay bị sát hại. Sau hàng tháng trời bị chế độ đánh tơi tả, chính những nhà hoạt động dân chủ Syria ngày càng quay sang đấu tranh bằng bạo lực.
NHỮNG NHÀ TUYÊN TRUYỀN VÀ NHỮNG NHÀ CHIẾN LƯỢC
Loại lãnh đạo nào cần thiết để duy trì cuộc cách mạng bất bạo động? Vì những cuộc cách mạng các mạng xã hội không có người đứng đầu dường như chắc chắn bị thất bại, nên người ta dễ bị quyến rũ sang đối cực khác-nhà lãnh đạo phi thường có tầm thu hút lớn. Lịch sử dường như mĩm cười với chiến thuật này: phong trào độc lập ở Ấn Độ có Mohandas Gandhi; phong trào dân quyền ở Mỹ có Martin Luther King, phong trào chống Apartheid có Nelson Mandela. Gần đây hơn, Aung San Suu Kyi là khuôn mặt cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài ở Miến Điện, và Anna Hazare nhà lãnh đạo phong trào chống tham nhũng ở Ấn Độ. Toàn là những nhà lãnh đạo khích lệ.
"Khi ta tổ chức cuộc cách mạng, lãnh đạo lôi cuốn có ảnh hưởng rất thuận lợi đến sự thành công của phong trào, " Helvey nói. Thật may mắn khi có nhà lãnh đạo mạnh biết tập hợp mọi ngưòi lại và biết làm cho mọi người quyết tâm hành động theo kế hoạch. "Ta không thể nào có dân chủ khi tiến hành chiến tranh, " ông giải thích." Một khi quyết định đã thông qua, mọi người phải thực hiện theo quyết định."
Tuy nhiên, thật sai lầm khi vội vàng kết luận rằng sự lãnh đạo thành công phải xuất phát từ nhân vật có ảnh hưởng nhất. Đội ngũ lãnh đạo có nhiều ưu thế hơn: phong trào vẫn tồn tại nếu bất kỳ nhà lãnh đạo nào bị bắt hay bị sát hại; phong trào có thể ngăn chặn nhà lãnh đạo trở nên quá tự phụ hay thậm chí biến thành nhà độc tài mới, và lãnh đạo tập thể ấy có thể nảy sinh ra nhiều ý tưởng mới lạ, vì những ý tưởng mới có thể không được lan truyền nếu có nhà lãnh đạo có quá nhiều quyền lực.
Vả lại, không phải tất cả những phong trào chúng ta nghĩ do những nhà lãnh đạo có tầm thu hút lớn đứng đầu đều đặt dưới sự lãnh đạo của một người duy nhất. Thường có vài nhà lãnh đạo khích lệ. Hãy nghĩ về sự kết hợp giữa Jawaharlal Nehru và Gandhi ở Ấn Độ ; hay Viktor Yushchenko và Yulia Tymoshenko trong cuộc Cách mạng Cam ở Ukraine vào năm 2004-2005. Ngay cả khi có một nhà lãnh đạo mạnh duy nhất, người đó có lẽ không có tất cả những phẩm chất cần thiết để đưa cuộc đấu tranh đến kết thúc thắng lợi. Các phong trào cần cả các nhà tuyên truyền xuất sắc và những nhà chiến lược sáng suốt. Trong rất ít trường hợp- chẳng hạn như trường hợp của Gandhi, người vừa là nhà lãnh đạo có nhiệt huyết vừa là nhà chiến lược bẩm sinh-cả hai phẩm chất đều có ở một người.
Trường hợp ngược lại thì điển hình hơn. Ví dụ, tài diễn thuyết xuất sắc của Martin Luther King kết hợp với thiên tài chiến thuật của Bayard Rustin, theo ông Roberts. Rustin từng sang Ấn Độ vào năm 1948 để học những bài học tranh đấu của Gandhi, đã truyền đạt lại cho King nhiều điều hay về cuộc đấu tranh bất bạo động. (Một trong những lời khuyên của ông: Không bao giờ làm điều gì hai lần.)
MBA VỀ CÁCH MẠNG BẤT BẠO ĐỘNG?
Phải chăng có thể dạy người ta cách tổ chức cuộc cách mạng bất bạo động? Đối với chiến tranh truyền thống, có các trường võ bị- chẳng hạn West Point ở Hoa Kỳ và Sandhurst ở Anh- chuyên dạy các chiến lược tác chiến. Sau khi được đào tạo ở trường võ bị, các sĩ quan trẻ lúc đó được nhận vào tập sự để nghiên cứu các chiến dịch quân sự cho các chỉ huy cấp cao. Không có trường dạy bất bạo đông tương đương với Sandhurst, nhưng vẫn có những cố gắng để đào tạo những nhà lãnh đạo cho các cuộc đấu tranh bất bạo động. Trong suốt phong trào chống apartheid, những nhà lãnh đạo trẻ được đào tạo ở Phoenix Settlement của Gandhi gần Durban. Viện nghiên cứu Albert Einstein của Sharp tổ chức những lớp học về đấu tranh phản kháng, cũng như Trung Tâm Ứng Dụng Bất Bạo Động(CANVAS) mới của Popovic đã đào tạo các nhà hoạt đông dân chủ ở vài nước, trong đó có Ai Cập, Ukraine, và Georgia.
Cũng có một vài lớp ở đại học. Một lớp là chương trình sau đại học về chiến lược và phương pháp thay đổi xã hội bất bạo động do CANVAS lập ra ở Đại học Belgrade. Lớp khác là giáo dục cao cấp về xung đột bất bạo động của Fletcher Summer Institute thuộc đại học Tufts ở Boston.
Càng ngày cũng càng có nhiều giáo sư đại học nghiên cứu về lĩnh vực này. Sách và các bài viết của họ dần dần đang đến tay các nhà hoạt động dân chủ ở những nơi cuộc đấu tranh thực sự diễn ra, và những cuốn sách ấy đang nói với họ điều này: Để chiến thắng trong cuộc đấu tranh bất bạo động ta phải có sự lãnh đạo và chiến lược vững vàng. Theo thời gian những sáng kiến như thế sẽ đưa những kiến thức liên quan đến càng ngày càng nhiều các nhà lãnh đạo mới xuất hiện để giúp họ trở thành những chiến sĩ bất bạo động giỏi hơn. Cho nên sự chia sẻ kiến thức ấy có lẽ khiến cho cuộc nổi dậy bất bạo động kế tiếp sẽ không chỉ lật đổ nhà độc tài, mà sẽ thay thế y bằng chính quyền dân chủ khả thi.
Nguồn: Tạp chí Reuters Magazine ngày 29/6/2012
http://blogs.reuters.com/hugo-dixon/2012/06/29/the-revolution-will-be-organized/
Phải chăng có thể là những nhà lãnh đạo cuộc nổi dậy được đánh giá quá cao? Theo sau Mùa Xuân Ả Rập, phong trào Chiếm Phố Wall, và những cuộc vùng lên khác của dân chúng trên khắp thế giới chống lại các chế độ độc tài và thối nát, các nhà phân tích địa chính trị đang hỏi những câu hỏi cơ bản về ý nghĩa của sự lãnh đạo trong các cuộc đấu tranh như thế. Loại lãnh đạo nào cần thiết trong các cuộc nổi dậy bất bạo động? Và trong thời đại số này, phải chăng những cuộc nổi dậy cũng phải cần có người lãnh đạo?
Câu trả lời lãng mạn là các cuộc đấu tranh bất bạo động không còn cần đến nhà lãnh đạo có tầm thu hút lớn- những cuộc đấu tranh này có thể xuất hiện tức thời khi nhân dân bị áp bức đồng loạt nổi dậy và liên lạc với nhau qua Facebook và Twitter. Người ta cho rằng sự thiếu tổ chức hay thiếu tầng lớp lãnh đạo này rất thích hợp với các mục tiêu của những phong trào như thế. Nơi nào những người nổi dậy đấu tranh cho nền pháp trị dân chủ, nơi ấy chẳng ai nên sai bảo ai. Hơn nữa, cái được coi là thiếu sự lãnh đạo ấy còn có lợi ích phụ ở chỗ nhà cầm quyền không thể nào tiêu diệt được phong trào bằng cách vây bắt những người cầm đầu. Ta không thể chém bay đầu nếu không có đầu.
Cách đây một năm, theo sau chiến thắng nức lòng của cuộc cách mạng Ai Cập, cuộc cách mạng điển hình ấy đã có tiếng vang xa. Nhưng Mùa Xuân Ả Rập không trôi qua êm đềm. Libya phải trải qua cuộc đấu tranh dài và đẫm máu mới lật đổ được Đại Tá Muammar Gaddafi, còn Syria càng ngày càng bị hút sâu vào cuộc nội chiến. Ngay cả Ai Cập cũng không còn là chiến thắng trọn vẹn đối với những nhà cách mạng Facebook: Huynh đệ Hồi giáo, vốn có tầng lớp lãnh đạo truyền thống hơn và tôn trọng tổ chức, hoàn toàn sẵn sàng giật lấy thành quả của phong trào dân chúng chiếm đóng Quảng trường Tahrir.
KHÔNG CÒN TỨC GIẬN SUÔNG NỮA
"Đây là cuộc chiến tranh bằng các phương tiện khác," Robert Helvey, cựu đại tá Mỹ chuyên nghiên cứu về đấu tranh bất bạo động và huấn luyện các nhà hoạt động dân chủ về những phương pháp đấu tranh bất bạo động, nói."Nếu ta có ý định muốn tiến hành đấu tranh bất bạo động thì mọi người cần phải thống nhất với nhau." Những nhà phân tích sáng suốt nhất về các phong trào bất bạo động gần đây đều không bao giờ tin những phong trào này có nhiều cơ may thành công trừ phi họ có sự lãnh đạo, đoàn kết, và chiến lược.
Hãy bắt đầu từ nguyên tắc căn bản nhất: Không có phong trào nào có thể lật đổ nổi chế độ vững như bàn thạch trừ phi phong trào có chiến lược. Chiến lược này nhất thiết đòi hỏi phải phân tích một cách hệ thống những điểm yếu của đối phương, vạch ra kế hoạch làm đối phương suy yếu dần, đồng thời đoán trước cuộc đấu tranh có thể diễn ra theo chiều hướng nào. Để hình thành được chiến lược như thế, phong trào cần có sự lãnh đạo. Và để theo đuổi chiến lược như thế qua những thời kỳ khó khăn trong tương lai-khi những cuộc biểu tình bất bạo động có thể bị đáp lại bằng bạo lực- phong trào phải cần có sự đoàn kết. Srdja Popovic, lãnh đạo của Otpor, nhóm sinh viên Serbia đã góp phần lật đổ chế độ độc tài của Slobodan Milosevich vào năm 2000, bây giờ hướng dẫn các nhà hoạt động dân chủ cách thức tổ chức những phong trào tương tự. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự đoàn kết, và cho họ biết một trong những lý do giúp Otpor thắng được Milosevic là nhờ Otpor thuyết phục các nhóm nhà chính trị không nên tranh cãi vặt với nhau nữa mà hãy đoàn kết lại để ủng hộ một ứng cử viên duy nhất.
Lãnh đạo phải vạch ra kế hoạch cho từng giai đoạn đấu tranh khác nhau. Helvey nói thường có ba giai đoạn: lật đổ chế độ; thành lập chính phủ dân chủ, hay có thể chính phủ lâm thời; và rồi bảo vệ chính phủ non trẻ chống lại các cuộc đảo chánh. Ông chỉ ra rằng tuy sinh viên Ai Cập lật đổ được Hosni Mubarak, nhưng họ không có kế hoạch tiếp theo ngay sau đó, cho nên Huynh Đệ Hồi Giáo nhảy vào nắm quyền. Sinh viên đã thắng trận chiến quan trọng, nhưng kẻ khác đã cướp lấy phần thưởng từ trên tay họ.
Vấn đề ở Ai Cập đã vượt quá giai đoạn thay đổi chế độ, nhưng đa số các phong trào thậm chí vẫn còn đấu tranh để đạt đến giai đoạn đầu tiên này. Một lần nữa, đó là thường do thiếu sự lãnh đạo tài ba. Gene Sharp, giáo sư đại học ở Boston đã nghiên cứu về đấu tranh bất bạo động trong hơn 60 năm qua, khẳng định thật là điên rồ khi cho rằng ta không cần những người lãnh đạo. Lịch sử chứng minh lập luận này; không có nhiều và có lẽ cũng chẳng có những cuộc đấu tranh bất bạo động nào không có người lãnh đạo mà lại thành công, theo lời Adam Roberts, giáo sư danh dự về quan hệ quốc tế ở đại học Oxford. Phong trào chiếm đóng phố Wall có thể là trường hợp minh họa điều này. Lúc đầu danh tiếng của phong trào nổi lên như cồn nhưng những người tham gia phong trào dường như không có bất kỳ chiến lược nào ngoài chuyện dựng lều ở những nơi công cộng, nên dần dần công chúng chẳng còn quan tâm đến. Cuộc cách mạng Syria đang diễn ra là trường hợp khác về những nguy hiểm của cuộc nổi dậy mà không có chiến lược tốt. Những nhà hoạt động dân chủ ở đấy dường như không có bất kỳ kế hoạch hành động nào khi chế độ của tổng thống Bashar al-Assad phản công lại bằng tra tấn, giam cầm, và thảm sát- mặc dù phản ứng tàn bạo của chế độ là điều có thể tiên đoán được.
Các nhà hoạt động dân chủ Syria đã phạm phải một sai lầm khác về chiến lược: lúc đầu họ quá nhấn mạnh đến các cuộc biểu tình chống chế độ, mặc dù những cuộc biểu tình công khai rất quan trọng trong các phong trào cách mạng, nhưng những người biểu tình trực diện như thế dễ bị trấn áp tàn bạo. Những chiến thuật thay thế biểu tình, như tẩy chay và đình công, có thể là phương cách tốt hơn để thách thức chế độ trong khi duy trì mức độ thương vong của ta thấp. Muốn như thế phải cần có lãnh đạo để phối hợp hoạt động dựa theo chiến lược đó. Công bằng mà nói, những nhà hoạt động dân chủ ở Syria không thể nào tổ chức hay thậm chí liên lạc được với bất kỳ nhóm nào lớn hơn những chi bộ nhỏ vì ngay khi họ liều lĩnh ra mặt đấu tranh, họ liền bị bắt, bị tra tấn hay bị sát hại. Sau hàng tháng trời bị chế độ đánh tơi tả, chính những nhà hoạt động dân chủ Syria ngày càng quay sang đấu tranh bằng bạo lực.
NHỮNG NHÀ TUYÊN TRUYỀN VÀ NHỮNG NHÀ CHIẾN LƯỢC
Loại lãnh đạo nào cần thiết để duy trì cuộc cách mạng bất bạo động? Vì những cuộc cách mạng các mạng xã hội không có người đứng đầu dường như chắc chắn bị thất bại, nên người ta dễ bị quyến rũ sang đối cực khác-nhà lãnh đạo phi thường có tầm thu hút lớn. Lịch sử dường như mĩm cười với chiến thuật này: phong trào độc lập ở Ấn Độ có Mohandas Gandhi; phong trào dân quyền ở Mỹ có Martin Luther King, phong trào chống Apartheid có Nelson Mandela. Gần đây hơn, Aung San Suu Kyi là khuôn mặt cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài ở Miến Điện, và Anna Hazare nhà lãnh đạo phong trào chống tham nhũng ở Ấn Độ. Toàn là những nhà lãnh đạo khích lệ.
"Khi ta tổ chức cuộc cách mạng, lãnh đạo lôi cuốn có ảnh hưởng rất thuận lợi đến sự thành công của phong trào, " Helvey nói. Thật may mắn khi có nhà lãnh đạo mạnh biết tập hợp mọi ngưòi lại và biết làm cho mọi người quyết tâm hành động theo kế hoạch. "Ta không thể nào có dân chủ khi tiến hành chiến tranh, " ông giải thích." Một khi quyết định đã thông qua, mọi người phải thực hiện theo quyết định."
Tuy nhiên, thật sai lầm khi vội vàng kết luận rằng sự lãnh đạo thành công phải xuất phát từ nhân vật có ảnh hưởng nhất. Đội ngũ lãnh đạo có nhiều ưu thế hơn: phong trào vẫn tồn tại nếu bất kỳ nhà lãnh đạo nào bị bắt hay bị sát hại; phong trào có thể ngăn chặn nhà lãnh đạo trở nên quá tự phụ hay thậm chí biến thành nhà độc tài mới, và lãnh đạo tập thể ấy có thể nảy sinh ra nhiều ý tưởng mới lạ, vì những ý tưởng mới có thể không được lan truyền nếu có nhà lãnh đạo có quá nhiều quyền lực.
Vả lại, không phải tất cả những phong trào chúng ta nghĩ do những nhà lãnh đạo có tầm thu hút lớn đứng đầu đều đặt dưới sự lãnh đạo của một người duy nhất. Thường có vài nhà lãnh đạo khích lệ. Hãy nghĩ về sự kết hợp giữa Jawaharlal Nehru và Gandhi ở Ấn Độ ; hay Viktor Yushchenko và Yulia Tymoshenko trong cuộc Cách mạng Cam ở Ukraine vào năm 2004-2005. Ngay cả khi có một nhà lãnh đạo mạnh duy nhất, người đó có lẽ không có tất cả những phẩm chất cần thiết để đưa cuộc đấu tranh đến kết thúc thắng lợi. Các phong trào cần cả các nhà tuyên truyền xuất sắc và những nhà chiến lược sáng suốt. Trong rất ít trường hợp- chẳng hạn như trường hợp của Gandhi, người vừa là nhà lãnh đạo có nhiệt huyết vừa là nhà chiến lược bẩm sinh-cả hai phẩm chất đều có ở một người.
Trường hợp ngược lại thì điển hình hơn. Ví dụ, tài diễn thuyết xuất sắc của Martin Luther King kết hợp với thiên tài chiến thuật của Bayard Rustin, theo ông Roberts. Rustin từng sang Ấn Độ vào năm 1948 để học những bài học tranh đấu của Gandhi, đã truyền đạt lại cho King nhiều điều hay về cuộc đấu tranh bất bạo động. (Một trong những lời khuyên của ông: Không bao giờ làm điều gì hai lần.)
MBA VỀ CÁCH MẠNG BẤT BẠO ĐỘNG?
Phải chăng có thể dạy người ta cách tổ chức cuộc cách mạng bất bạo động? Đối với chiến tranh truyền thống, có các trường võ bị- chẳng hạn West Point ở Hoa Kỳ và Sandhurst ở Anh- chuyên dạy các chiến lược tác chiến. Sau khi được đào tạo ở trường võ bị, các sĩ quan trẻ lúc đó được nhận vào tập sự để nghiên cứu các chiến dịch quân sự cho các chỉ huy cấp cao. Không có trường dạy bất bạo đông tương đương với Sandhurst, nhưng vẫn có những cố gắng để đào tạo những nhà lãnh đạo cho các cuộc đấu tranh bất bạo động. Trong suốt phong trào chống apartheid, những nhà lãnh đạo trẻ được đào tạo ở Phoenix Settlement của Gandhi gần Durban. Viện nghiên cứu Albert Einstein của Sharp tổ chức những lớp học về đấu tranh phản kháng, cũng như Trung Tâm Ứng Dụng Bất Bạo Động(CANVAS) mới của Popovic đã đào tạo các nhà hoạt đông dân chủ ở vài nước, trong đó có Ai Cập, Ukraine, và Georgia.
Cũng có một vài lớp ở đại học. Một lớp là chương trình sau đại học về chiến lược và phương pháp thay đổi xã hội bất bạo động do CANVAS lập ra ở Đại học Belgrade. Lớp khác là giáo dục cao cấp về xung đột bất bạo động của Fletcher Summer Institute thuộc đại học Tufts ở Boston.
Càng ngày cũng càng có nhiều giáo sư đại học nghiên cứu về lĩnh vực này. Sách và các bài viết của họ dần dần đang đến tay các nhà hoạt động dân chủ ở những nơi cuộc đấu tranh thực sự diễn ra, và những cuốn sách ấy đang nói với họ điều này: Để chiến thắng trong cuộc đấu tranh bất bạo động ta phải có sự lãnh đạo và chiến lược vững vàng. Theo thời gian những sáng kiến như thế sẽ đưa những kiến thức liên quan đến càng ngày càng nhiều các nhà lãnh đạo mới xuất hiện để giúp họ trở thành những chiến sĩ bất bạo động giỏi hơn. Cho nên sự chia sẻ kiến thức ấy có lẽ khiến cho cuộc nổi dậy bất bạo động kế tiếp sẽ không chỉ lật đổ nhà độc tài, mà sẽ thay thế y bằng chính quyền dân chủ khả thi.
Nguồn: Tạp chí Reuters Magazine ngày 29/6/2012
http://blogs.reuters.com/hugo-dixon/2012/06/29/the-revolution-will-be-organized/
4.8.12
Eleanor Roosevelt - Cuộc Đấu Tranh cho Nhân Quyền
Trần Quốc Việt dịch
Lời người dịch:
Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng Mười Hai 1948 tại Paris, qua Nghị Quyết 217 A(III).Có bốn mươi tám phiếu thuận, không có phiếu chống, và tám phiếu trắng (Bạch Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Ả Rập Saudi, Ukrain, Liên Xô, Nam Phi, và Nam Tư).
Eleanor Roosevelt (1884-1962) là người đóng vai trò rất quan trọng cho sự ra đời của Tuyên Ngôn. Bà đọc bài diễn văn này tại trường đại học Sorbonne, Pháp vào ngày 28 tháng Chín, 1948 ngay trước khi Tuyên Ngôn ra đời để bàn về nhân quyền và tự do mà mọi người trên hành tinh chúng ta phải có quyền được hưởng.
Cuộc đấu tranh vì nhân quyền và tự do là cuộc đấu tranh liên tục và bền bỉ của từng nước và của từng thế hệ cho tới khi nào ánh sáng của tự do và nhân phẩm sáng ngời trên khuôn mặt của từng người ở mọi nơi.
Bản dịch này được thực hiện như là lời tri ân đối với bà Eleanor Roosevelt và như là nén hương lòng cho linh hồn oan khuất vất vưởng của bà Đặng Thị Kim Liêng, nạn nhân bị áp bức mới nhất vừa bị bức tử quá đau đớn trong nhà tù lớn mang tên Việt Nam.
Tối nay tôi đến để nói với quý vị về một trong những vấn đề lớn lao nhất của thời đại chúng ta-đó là vấn đề gìn giữ quyền tự do của con người. Tôi đã chọn để thảo luận vấn đề này tại đây ở nước Pháp, tại trường Sorbonne, vì ở đây từ xa xưa cội rễ của quyền tự do của con người đã đâm mạnh và sâu vào lòng đất này và từ đất này những cội rễ ấy đã hút được dồi dào chất bổ dưỡng. Chính ở đây bản Tuyên ngôn Các Quyền của Con Người được công bố, và những khẩu hiệu cao quý của cuộc Cách mạng Pháp- tự do, bình đẳng, bác ái-đã kích thích trí tưởng tượng của con người. Tôi đã chọn để thảo luận vấn đề này tại Châu Âu vì nơi đây là nơi diễn ra những trận chiến lịch sử lớn nhất giữa tự do và chuyên chế. Tôi đã chọn để thảo luận vấn đề này trong những ngày đầu tiên của Đại Hội đồng vì vấn đề tự do của con người quyết định đến sự giải quyết những khác biệt chính trị tồn đọng và đến tương lai của Liên Hiệp Quốc.
Những người sáng lập Liên Hiệp Quốc ở San Francisco đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Quan tâm đến sự gìn giữ và phát huy nhân quyền và các quyền tự do cơ bản là trọng tâm của Liên Hiệp Quốc. Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nổi bật nhờ quan tâm sâu sắc đến các quyền và phúc lợi của những cá nhân nam và nữ. Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố rõ ràng ý định ủng hộ nhân quyền và bảo vệ phẩm giá nhân cách con người. Ý chính của Hiến Chương được nêu ra ngay trong lời mở đầu khi Hiến Chương tuyên bố:"Chúng tôi nhân dân của Liên Hiệp Quốc quyết tâm...tái khẳng định niềm tin vào nhân quyền cơ bản, vào nhân phẩm và giá trị của con người, vào các quyền bình đẳng giữa nam và nữ và giữa các quốc gia lớn và nhỏ, và...phát huy tiến bộ xã hội và chuẩn mực sống tốt hơn trong nền tự do rộng rãi hơn." Lời tuyên bố này phản ánh tiên đề căn bản của Hiến Chương là hòa bình và an ninh của nhân loại phụ thuộc vào sự tôn trọng lẫn nhau các quyền và tự do của tất cả mọi người.
Một trong những mục đích của Liên Hiệp Quốc được tuyên bố trong điều 1 là: "đạt được sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, hay nhân đạo, và trong việc phát huy và khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho tất mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, hay tôn giáo."
Tư tưởng này được lập lại nhiều nơi trong Hiến Chương và đáng chú ý trong điều 55 và 56 các Thành viên cam kết hành động chung và riêng để hợp tác với Liên Hiệp Quốc nhằm thúc đẩy "sự tôn trọng và thực thi phổ quát nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo."
Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất được giao cho Ủy Ban Nhân Quyền là soạn Luật Nhân Quyền Quốc Tế. Đại Hội Đồng khai mạc khóa họp thứ ba tại Paris cách đây vài ngày sẽ nhận được thành quả lao động đầu tiên của Ủy Ban trong nhiệm vụ này, đó là bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế.
Sau nhiều công sức bản Tuyên Ngôn này cuối cùng được hoàn tất trong khóa họp vừa qua của Ủy Ban Nhân Quyền ở New York vào mùa xuân 1948. Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội đã gởi đến Đại Hội Đồng bản Tuyên Ngôn này mà không kèm theo ý kiến, cùng với các văn kiện khác được Ủy Ban Nhân Quyền đệ trình.
Chúng tôi đã quyết định trong Ủy Ban của mình rằng Luật Nhân Quyền nên gồm có hai phần:
1. Tuyên Ngôn có thể được chấp thuận qua hành động của các Nước Thành Viên của Liên Hiệp Quốc trong Đại Hội Đồng. Tuyên Ngôn này sẽ có sức mạnh đạo đức rất lớn, và sẽ nói với các dân tộc trên thế giới "chúng tôi hy vọng đối với tất cả mọi người đây chính là ý nghĩa của nhân quyền trong tương lai." Chúng tôi ghi lại ở đây những quyền mà chúng tôi coi là căn bản và phải có cho những cá nhân con người trên khắp thế giới. Không có những quyền này, chúng tôi tin sự phát triễn nhân cách cá nhân trọn vẹn là điều không tưởng.
2. Phần thứ hai của Luật Nhân Quyền, mà Ủy Ban Nhân Quyền chưa kịp hoàn tất do thiếu thời gian, là công ước dưới dạng hiệp ước sẽ được trao cho các nước trên thế giới. Mỗi nước, sau khi đã sẵn sàng phê chuẩn, sẽ phê chuẩn công ước này và sau đó công ước sẽ trở nên ràng buộc với những nước nào tham gia công ước. Mỗi nước đã phê chuẩn lúc đó sẽ có bổn phận phải thay đổi bất kỳ những điều luật nào của mình không phù hợp với những điểm trong công ước.
Công ước này, tất nhiên, sẽ phải là văn kiện đơn giản hơn. Công ước không thể bày tỏ các nguyện vọng, mà chúng tôi nghĩ có thể cho phép trong Tuyên Ngôn. Công ước chỉ có thể khẳng định những quyền được luật pháp đảm bảo và công ước phải gồm có những phương pháp thi hành, và không có nhà nước nào đã phê chuẩn công ước lại có thể được phép coi thường nó. Chúng tôi vẫn chưa đồng ý về những phương pháp thi hành, Ủy Ban cũng không xem xét đầy đủ và kỹ lưỡng những phương pháp này trong bất kỳ cuộc họp nào của Ủy Ban. Chắc chắn nên có cuộc thảo luận về toàn bộ vấn đề Luật Nhân Quyền thế giới này và Hội Đồng này có thể chấp nhận Tuyên Ngôn nếu họ đạt được sự đồng ý về nó. Việc chấp nhận Tuyên Ngôn, tôi nghĩ, nên khuyến khích mỗi quốc gia thảo luận ý nghĩa của Tuyên Ngôn với nhân dân mình vào những tháng sắp tới để họ sẽ sẵn sàng chấp nhận công ước hơn với sự am hiểu sâu sắc hơn về những vấn đề liên quan khi công ước được đệ trình, chúng tôi hy vọng, vào khoảng một năm nữa và, chúng tôi hy vọng, được chấp nhận.
Tuyên Ngôn từ Ủy Ban Nhân Quyền đã được toàn thể các nước thành viên chấp nhận ngoại trừ bốn phiếu trắng- Liên Xô, Nam Tư, Ukraine, và Byelorussia. Lý do cho điều này là sự khác biệt cơ bản về khái niệm nhân quyền như chúng tồn tại ở những nước này và ở các Nước Thành Viên khác trong Liên Hiệp Quốc.
Khi thảo luận trước Hội Đồng, tôi nghĩ chúng ta nên bày tỏ rất rõ ràng và dễ hiểu những khác biệt này là gì và tối nay tôi muốn dành ít thời gian giải thích rõ ràng những khác biệt này với quý vị. Theo tôi có lý do hợp lý để dành ra thời gian suy nghĩ chín chắn và rõ ràng về chủ đề phải chăng nhân quyền, tức sự chấp nhận và tuân theo những quyền này, là nguồn gốc, tôi tin, của cơ hội hòa bình trong tương lai, và của cơ hội củng cố tổ chức Liên Hiệp Quốc cho tới lúc nó có thể duy trì hòa bình trong tương lai.
Chúng ta phải hiểu rõ ràng tự do là gì. Nhân quyền căn bản vốn đơn giản và dễ hiểu: tự do ngôn luận và tự do báo chí; tự do tôn giáo và thờ phượng; tự do hội họp và quyền kiến nghị; quyền của con người được an toàn trong nhà mình và không bị lục soát và bị bắt giữ vô lý và không bị bắt giam và bị trừng phạt độc đoán.
Chúng ta không được để cho các thế lực phản động lừa dối chúng ta qua việc họ ra sức làm hoen ố những lời cao cả của truyền thống tự do của chúng ta để từ đấy làm làm rối cuộc đấu tranh. Dân chủ, tự do, nhân quyền cuối cùng đã có ý nghĩa rõ ràng đối với mọi người trên thế giới. Vì thế chúng ta không được cho phép bất kỳ quốc gia nào thay đổi ý nghĩa ấy để làm cho các từ này đồng nghĩa với áp bức và độc tài.
Có những khác biệt căn bản xuất hiện ngay cả trong cách dùng từ giữa nước dân chủ và nước toàn trị. Chẳng hạn "dân chủ" đối với Liên Xô có nghĩa này nhưng lại có nghĩa khác đối với Mỹ và, tôi biết, tại Pháp. Tôi đã phục vụ từ buổi họp đầu tiên của ủy ban trù bị cho Ủy Ban Nhân Quyền, nên tôi nghĩ điểm này rõ ràng rất dễ nhận thấy.
Các đại diện Liên Xô khẳng định họ đã đạt được nhiều điều mà chúng ta, ở các nước họ gọi là "dân chủ tư sản", không thể đạt được vì chính quyền họ làm chủ những thành tựu này. Còn chính quyền chúng ta dường như bất lực so với họ vì, xét cho cùng, chính quyền chúng ta do nhân dân làm chủ. Họ không diễn đạt như vậy- họ thường nói nhân dân ở Liên Xô làm chủ chính quyền bằng cách cho phép chính quyền có những quyền tuyệt đối nào đấy. Chúng ta, ngược lại, tin rằng những quyền nào đấy có thể không bao giờ được trao cho chính quyền, mà phải được giữ trong tay nhân dân.
Chẳng hạn, Liên Xô nhất định khẳng định báo chí họ tự do vì nhà nước cho báo chí tự do bằng cách cung cấp máy móc, giấy in, và cả tiền lương cho những người làm việc ở báo. Họ tuyên bố rõ ràng không có sự kiểm soát về bài vở ở nhiều tờ báo mà họ trợ cấp theo cách này, chẳng hạn như báo công đoàn. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu như tờ báo đăng những ý kiến chỉ trích các chính sách và giáo điều căn bản của chính quyền cộng sản? Tôi chắc chắn họ sẽ tìm ra lý do chính đáng để dẹp tờ báo ấy.
Cũng đúng là có nhiều trường hợp báo chí ở Liên Xô đã chỉ trích các quan chức cùng những việc làm của họ khiến các quan chức đó bị cách chức, nhưng khi chỉ trích như thế, báo chí không chỉ trích đến bất kỳ điều gì được coi là nền tảng đối với giáo điều cộng sản. Họ chỉ được chỉ trích phương pháp làm việc, cho nên ta phải phân biệt giữa những điều có thể được cho phép, chẳng hạn như chỉ trích cá nhân hay cách làm việc, với sự chỉ trích về giáo điều mà sẽ được coi là sinh tử đối với sự chấp nhận chủ nghĩa cộng sản.
Còn những khác biệt gì, chẳng hạn, giữa các công đoàn trong các nhà nước toàn trị và trong các nước dân chủ? Trong nhà nước toàn trị công đoàn là công cụ được chính quyền xử dụng để áp đặt nghĩa vụ, chứ không phải để khẳng định các quyền. Những tài liệu tuyên truyền nào mà chính quyền muốn công nhân có đều được cấp cho các công đoàn để từ đó được phân phát đến các đoàn viên.
Các công đoàn của chúng ta, ngược lại, hoàn toàn là công cụ của chính các công nhân. Những công đoàn này đại diện cho các công nhân trong các mối quan hệ với chính quyền và với chủ và công đoàn tự do phát triễn quan điểm riêng của mình mà không cần chính phủ giúp đỡ hay can thiệp. Nhũng khái niệm của các công đoàn chúng ta và của các công đoàn ở các nước toàn trị khác nhau một trời một vực. Rất ít có sự tương đồng.
Ví dụ điển hình nhất về sự khác biệt căn bản này trong cách dùng từ, tôi nghĩ ta có thể nêu ra, là "quyền làm việc". Liên Xô khẳng định đây là quyền căn bản mà chỉ mình Liên Xô mới có thể bảo đảm được vì chỉ mình Liên Xô mới tạo việc làm toàn thời gian cho tất cả mọi người thông qua chính quyền. Nhưng quyền làm việc ở Liên Xô có nghĩa công nhân phải làm bất kỳ công việc nào do chính quyền giao mà không có cơ hội cho họ tham gia vào quyết định phân bổ này của chính quyền. Xã hội mà mọi người đều có việc làm không nhất thiết là xã hội tự do mà thực chất có thể là xã hội nô lệ; ngược lại, xã hội có sự bất ổn kinh tế lan rộng có thể biến tự do thành quyền sáo rỗng và vô vị cho hàng triệu người. Chúng tôi ở Hoa Kỳ cuối cùng nhận thức tự do nghĩa là tự do chọn công việc của ta, tự do làm việc hay không làm việc tùy ta muốn. Tuy nhiên, chúng tôi, ở Hoa Kỳ, cuối cùng cũng nhận thức rằng người dân có quyền yêu cầu chính quyền của họ không được để cho dân đói vì có khi những cá nhân không thể tìm được công việc họ quen làm và đây là quyết định được tạo ra bởi công luận thành hình từ cuộc khủng hoảng kinh tế mà đã khiến nhiều người thất nghiệp, nhưng chúng tôi ở Hoa Kỳ sẽ không coi chúng tôi đạt được bất kỳ tự do nào nếu chúng tôi bị bắt buộc tuân theo sự phân công công việc độc đoán hay chúng tôi bị sai bảo phải làm việc ở đâu và khi nào. Quyền chọn lựa đối với chúng tôi có vẻ như là một tự do cơ bản, quan trọng.
Tôi rất cảm thông với nhân dân Nga. Họ yêu nước mình và luôn luôn dũng cảm chống lại những kẻ xâm lược để bảo vệ nước mình. Họ đã trải qua thời kỳ cách mạng, cho nên có một dạo họ bị cô lập với thế giới bên ngoài. Do đấy họ không mất đi sự nghi ngờ về các nước khác và khó khăn rất lớn ngày nay là chính quyền họ khuyến khích sự nghi ngờ này và dường như tin rằng chỉ có vũ lực mới tạo cho họ sự tôn trọng.
Chúng tôi, ở các nước dân chủ, tin ở điều giống như sự tôn trọng và hành động quốc tế hỗ tương. Chúng tôi nghĩ người khác không nên đối xử với chúng tôi khác với cách họ muốn được đối xử. Chính sự can thiệp vào các nước khác đặc biệt kích động sự thù địch chống lại Chính phủ Xô Viết. Nếu chính phủ Xô Viết muốn cảm thấy yên ổn để phát triễn các lý thuyết kinh tế và chính trị trong lãnh thổ của họ, thì họ phải cho người khác chính sự yên ổn ấy. Chúng tôi tin con người có quyền tự do sai lầm. Chúng tôi không xen vào chuyện của họ thì họ không nên xen vào chuyện của người khác.
Vấn đề căn bản đối mặt với thế giới ngày nay, như tôi đã nói lúc đầu, là sự gìn giữ quyền tự do của con người cho cá nhân và sau đó cho xã hội trong đó cá nhân là một phần. Ngày nay chúng ta đang đánh trận chiến này một lần nữa như ngày xưa nhân dân đánh trận chiến này lần đầu vào thời Cách Mạng Pháp và vào thời Cách Mạng Mỹ. Vấn đề tự do của con người có tính chất quyết định bây giờ như vấn đề tự do của con người có tính chất quyết định vào thời đó. Tôi muốn nói với quý vị khái niệm của tôi về tự do của cá nhân có nghĩa gì ở nước tôi.
Cách đây đã lâu tại Luân Đôn trong một cuộc thảo luận với ông Vyshinsky (1), ông ta bảo tôi trên thế giới không có những thứ như tự do cho cá nhân. Tất cả tự do của cá nhân đều bị các quyền của những người khác chi phối. Điều đó, tất nhiên, tôi thừa nhận. Tôi đã nói:"Chúng tôi tiếp cận vấn đề từ quan điểm khác; chúng tôi ở đây tại Liên Hiệp Quốc đang cố gắng bắt đầu hình thành những lý tưởng mà sẽ rộng rãi hơn về quan điểm, mà sẽ xem xét trước tiên các quyền của con người, mà sẽ xem xét điều làm cho con người tự do hơn: không phải các chính quyền, mà con người."
Nhà nước toàn trị thường đặt các sắc lệnh do một vài người bên trên ban ra cao hơn ý muốn của nhân dân.
Tất nhiên ta phải luôn luôn xem xét đến các quyền của người khác; nhưng trong nước dân chủ điều này không phải là sự hạn chế. Thật vậy, trong các nước dân chủ của mình chúng ta làm cho các quyền tự do của chúng ta vững chắc vì mỗi người trong chúng ta đều được mong đợi tôn trọng các quyền của những người khác và chúng ta được tự do làm ra luật pháp của chính mình.
Tự do đối với nhân dân chúng ta không chỉ là quyền mà còn là công cụ. Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do hội họp- những quyền tự do này đối với chúng ta không chỉ là những lý tưởng trừu tượng; chúng còn là các công cụ nhờ đấy chúng ta sáng tạo ra nếp sống, trong nếp sống ấy chúng ta có thể tận hưởng tự do.
Đôi khi những quá trình dân chủ diễn ra chậm, và tôi biết một số nhà lãnh đạo chúng ta từng nói chế độ độc tài nhân từ sẽ đạt được cứu cánh mong muốn trong thời gian ngắn hơn nhiều so với thời gian phải mất khi trải qua những quá trình thảo luận dân chủ và qua sự hình thành công luận chậm chạp. Nhưng không có cách nào bảo đảm chế độ độc tài sẽ vẫn còn nhân từ hay quyền lực một khi rơi vào tay của một vài người sẽ được trả lại cho nhân dân mà không cần đến đấu tranh hay cách mạng. Qua kinh nghiệm chúng ta đã học được điều này cho nên chúng ta thà chấp nhận những quá trình dân chủ chậm chạp vì chúng ta biết những con đường tắt thỏa hiệp những nguyên tắc mà không thể nào thỏa hiệp được.
Với chúng ta ý dân cuối cùng thể hiện qua các cuộc bầu cử tự do và trung thực, với những chọn lựa hợp lý về những vấn đề cơ bản và về những người ra ứng cử. Bỏ phiếu kín là điều cốt yếu đối với các cuộc bầu cử tự do nhưng ta phải có sự chọn lựa ở trước mặt mình. Tôi nghe chồng tôi nhiều lần nói người ta không bao giờ phải mất tự do của mình nếu họ giữ được quyền bỏ phiếu kín và nếu họ xử dụng lá phiếu kín đó một cách tốt nhất.
Những quyết định căn bản của xã hội chúng ta đều được thực hiện qua ý muốn được bày tỏ rõ ràng của nhân dân. Vì thế khi chúng ta thấy những quyền tự do này bị đe dọa, thay vì tan rã, quốc gia chúng ta lại trở nên đoàn kết và các nước dân chủ sát cánh bên nhau thành nhóm đoàn kết cho dù chúng ta có những hoàn cảnh khác biệt và có nhiều căng thẳng về chủng tộc.
Ở Hoa Kỳ chúng tôi có nền kinh tế tư bản. Đó là vì công luận ủng hộ hình thái kinh tế đó trong hoàn cảnh chúng tôi sống. Nhưng chúng tôi đã áp đặt những giới hạn nào đấy; chẳng hạn, chúng tôi có những luật chống độc quyền. Những luật này là chứng cứ pháp lý về sự quyết tâm của nhân dân Mỹ nhằm duy trì nên kinh tế tự do cạnh tranh và không cho phép các công ty độc quyền cướp đi tự do ấy của nhân dân.
Các công đoàn của chúng ta phát triễn vững mạnh hơn vì nhân dân cuối cùng tin đây là cách thích hợp nhằm bảo đảm các quyền của công nhân và tin quyền tổ chức và mặc cả tập thể duy trì cân bằng giữa nhà sản xuất thực sự và người đầu tư tiền bạc với người đứng đầu trong công nghiệp bảo vệ người lao động tay chân và cũng là người sản xuất ra của cải vật chất thực sự.
Ở Hoa Kỳ chúng tôi đủ khôn lớn để không tuyên bố mình hoàn thiện. Chúng tôi thừa nhận chúng tôi có vấn đề kỳ thị nhưng chúng tôi nghĩ chúng tôi đang đạt được những tiến bộ không ngừng trong việc giải quyết những vấn đề này. Qua các quá trình dân chủ bình thường chúng tôi cuối cùng đang hiểu ra những nhu cầu của mình và hiểu cách chúng tôi có thể đạt đến sự bình đẳng hoàn toàn cho tất cả mọi người chúng tôi. Mọi người được phép thảo luận tự do về chủ đề này. Mới đây Tòa Án Tối Cao của chúng tôi đã ban hành những quyết định nhằm làm rõ một số luật để bảo đảm các quyền của tất cả mọi người.
Liên Xô tuyên bố đã đạt đến thời kỳ khi tất cả các dân tộc trong biên giới nước họ chính thức được coi là bình đẳng và có các quyền bình đẳng và họ quả quyết họ không có sự kỳ thị đối với người thiểu số.
Đây là mục tiêu đáng khen ngợi nhưng sự phát triễn tự do cho cá nhân có những khía cạnh khác rất quan trọng và cần thiết trước khi cái việc không có sự kỳ thị có giá trị nhiều, nhưng những khía cạnh này không có ở Liên Xô. Nếu người ta không được phép hưởng các quyền tự do họ muốn mà họ thấy người khác có, thì người ta thường không phàn nàn về sự kỳ thị. Chính những quyền tự do khác này-những quyền tự do ngôn luận căn bản, tự do báo chí, tự do tôn giáo và lương tâm, tự do hội họp, tự do được xử án công bằng và tự do không bị bắt giam và trừng phạt độc đoán, những quyền tự do này chính quyền toàn trị không thể nào an tâm mà ban cho nhân dân họ nhưng những quyền tự do này mới thật sự ban ý nghĩa cho quyền tự do không bị kỳ thị.
Niềm tin của tôi, và tôi chắc chắn cũng là niềm tin của quý vị, là cuộc đấu tranh cho dân chủ và tự do là cuộc đầu tranh rất quan trọng, vì sự gìn giữ tự do và dân chủ là cần thiết cho mục tiêu cao cả của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Trong xã hội những người tự do cứu cánh không thể biện minh cho phương tiện. Chúng ta đều biết những mô hình của chủ nghĩa toàn trị-độc đảng chính trị, kiểm soát trường học, báo chí, truyền thanh, nghệ thuật, khoa học, và tôn giáo để củng cố quyền lực chuyên chế; đây là những mô hình lâu đời mà con người đã đấu tranh chống lại trong suốt ba ngàn năm. Những mô hình này là dấu hiệu của phản động, lạc hậu, và thoái hóa.
Liên Hiệp Quốc phải bám chặc vào di sản tự do đã giành được từ cuộc đấu tranh của các dân tộc mình; Liên Hiệp Quốc phải giúp chúng ta chuyển giao lại di sản ấy cho các thế hệ tương lai.
Sự hình thành lý tưởng tự do và những ứng dụng của lý tưởng ấy vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày ở nhiều vùng bao la trên trái đất là thành quả của công sức của nhiều dân tộc. Đó là thành quả của truyền thống tư duy tích cực và hành động can đảm lâu đời. Không có chủng tộc nào và không có dân tộc nào có thể tuyên bố đã làm hết tất cả mọi việc để đạt được nhân phẩm lớn lao hơn cho con người và tự do lớn lao hơn để phát triễn nhân cách. Trong mỗi thế hệ và trong mỗi nước phải có cuộc đấu tranh liên tục không ngừng và phải đạt được những bước tiến mới vì đây rõ ràng là chiến trường nơi đứng im là thoái lui.
Lĩnh vực nhân quyền không phải là một lĩnh vực có thể thỏa hiệp những nguyên tắc cơ bản. Công việc của Ủy Ban Nhân Quyền minh họa điều này. Tuyên Ngôn Nhân Quyền quy định:"Mọi người đều có quyền rời khỏi bất kỳ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình." Đại diện Xô Viết nói ông ta sẽ tán thành quyền này nếu thêm vào nhóm từ- "phù hợp với thủ tục được ghi thành luật của nước đó." Rõ ràng là chấp nhận điều này sẽ không chỉ thỏa hiệp mà còn vô hiệu hóa quyền đã được ghi rõ. Trường hợp này minh họa hùng hồn tầm quan trọng của lời tuyên bố chúng ta phải luôn luôn cảnh giác không thỏa hiệp những nhân quyền cơ bản chỉ vì để đạt được sự nhất trí vì như thế đánh mất đi những quyền này.
Theo tôi hiểu, thật không dễ dàng đạt đến sự nhất trí về những khái niệm khác nhau về chính quyền và nhân quyền của chúng ta. Cho nên cuộc đấu tranh nhất định sẽ khó khăn và trong cuộc đấu tranh này chúng ta phải cương quyết nhưng kiên nhẫn. Nếu chúng ta luôn luôn trung thành với những nguyên tắc của mình tôi nghĩ chúng ta có thể duy trì tự do và duy trì tự do một cách ôn hòa mà không dùng đến vũ lực.
Tương lai phải chứng kiến việc mở rộng nhân quyền ra trên toàn thế giới. Những ai đã nhìn thấy dù thoáng qua tự do nhất định không bao giờ bằng lòng cho tới khi nào họ đã đạt được tự do cho chính họ. Nhân quyền, theo ý nghĩa đích thực, là mục tiêu cơ bản của luật pháp và chính quyền trong xã hội công bằng. Nhân quyền tồn tại tới mức độ nhân quyền được tôn trọng bởi mọi người trong mối quan hệ lẫn nhau và bởi chính quyền trong mối quan hệ với công dân.
Thế giới nói chung ý thức những hậu quả bi kịch cho những người sống dưới ách cai trị của các chế độ toàn trị. Nếu chúng ta nghiên cứu việc Hitler lên nắm quyền, chúng ta thấy cách họ rèn ra những xiềng xích để trói buộc cá nhân vào cảnh nô lệ và chúng ta có thể thấy những xiềng xích tương tự đang được rèn ra ở những nước khác. Về chính trị con người phải được tự do để thảo luận và để đạt đến càng nhiều sự thật càng tốt và phải có ít nhất chế độ hai đảng trong nước vì khi chỉ có một đảng chính trị, quá nhiều thứ có thể lệ thuộc vào quyền lợi của độc đảng đó rồi đảng biến thành độc tài chứ không thành công cụ của chính quyền dân chủ.
Tuyên truyền chúng ta chứng kiến trong quá khứ mới đây, giống như tuyên truyền chúng ta nhận thức trong những ngày nay, luôn tìm cách gieo rắc sự nghi ngờ, tìm cách phá hoại, và tiêu diệt tự do và độc lập của các dân tộc. Tuyên truyền như thế đặt cho tất cả các dân tộc vấn đề nên hoài nghi di sản các quyền của họ và vì thế thỏa hiệp những nguyên tắc mà họ đã sống theo, hay cố gắng chấp nhận thử thách, nâng cao cảnh giác hơn nữa, và luôn luôn vững vàng trong cuộc đấu tranh duy trì và mở rộng các quyền tự do của con người.
Những ai tiếp tục bị tước đoạt danh dự họ có quyền được hưởng với tư cách con người nhất định không bao giờ cam phận mãi mãi trong cảnh tước đoạt ấy.
Hiến Chương Liên Hiệp Quốc là ngọn hải đăng soi sáng suốt trên con đường đưa đến thành tựu nhân quyền và những quyền tự do cơ bản trên toàn thế giới. Thử thách trước mắt không chỉ là mức độ nhân quyền và các quyền tự do đã đạt được, mà còn là hướng đi của thế giới hiện nay. Phải chăng có sự tuân theo trung thành các mục tiêu của Hiến Chương nếu một số quốc gia giới hạn nhân quyền và các quyền tự do thay vì phát huy sự tôn trọng và thực thi phổ quát nhân quyền và các quyền tự do cho tất cả mọi người như Hiến Chương kêu gọi?
Nơi thảo luận vấn đề nhân quyền là tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc đã được lập ra làm nơi gặp gỡ chung cho các nước, nơi chúng ta có thể cùng nhau xem xét những vấn đề chung và tận dụng những khác biệt của chúng ta về kinh nghiệm. Chính nhờ gắn bó bền chặc với dân chủ và tự do nên chúng ta tự nhiên luôn luôn sẵn sàng dùng những thủ tục dân chủ cơ bản của thảo luận và thương lượng trung thực. Như thường lệ bây giờ hy vọng của chúng ta là dù trong thế giới ngày nay chúng ta đối diện với những sự khác biệt lớn về phương pháp, nhưng với thiện ý dành cho lẫn nhau chúng ta có thể đạt đến cơ sở đồng ý chung. Chúng ta có mặt ở đây để tham gia vào những cuộc họp của Hội Đồng quốc tế cao cả này mà nhóm họp tại thành phố Paris xinh đẹp của quý vị. Tự do cho cá nhân là phần không thể tách rời của những truyền thống trân quý của nước Pháp. Với tư cách là một Đại Diện đến từ Hoa Kỳ, tôi cầu nguyện Đức Chúa Toàn Năng rằng chúng ta có thể thắng một chiến thắng mới nữa tại đây cho nhân quyền và những quyền tự do của tất cả mọi người.
(1) Andrei Y. Vyshinsky là Đại diện của Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc (chú thích của người dịch)
Nguồn: http://www.gwu.edu/~erpapers/documents/speeches/doc026617.cfm
Lời người dịch:
Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng Mười Hai 1948 tại Paris, qua Nghị Quyết 217 A(III).Có bốn mươi tám phiếu thuận, không có phiếu chống, và tám phiếu trắng (Bạch Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Ả Rập Saudi, Ukrain, Liên Xô, Nam Phi, và Nam Tư).
Eleanor Roosevelt (1884-1962) là người đóng vai trò rất quan trọng cho sự ra đời của Tuyên Ngôn. Bà đọc bài diễn văn này tại trường đại học Sorbonne, Pháp vào ngày 28 tháng Chín, 1948 ngay trước khi Tuyên Ngôn ra đời để bàn về nhân quyền và tự do mà mọi người trên hành tinh chúng ta phải có quyền được hưởng.
Cuộc đấu tranh vì nhân quyền và tự do là cuộc đấu tranh liên tục và bền bỉ của từng nước và của từng thế hệ cho tới khi nào ánh sáng của tự do và nhân phẩm sáng ngời trên khuôn mặt của từng người ở mọi nơi.
Bản dịch này được thực hiện như là lời tri ân đối với bà Eleanor Roosevelt và như là nén hương lòng cho linh hồn oan khuất vất vưởng của bà Đặng Thị Kim Liêng, nạn nhân bị áp bức mới nhất vừa bị bức tử quá đau đớn trong nhà tù lớn mang tên Việt Nam.
Tối nay tôi đến để nói với quý vị về một trong những vấn đề lớn lao nhất của thời đại chúng ta-đó là vấn đề gìn giữ quyền tự do của con người. Tôi đã chọn để thảo luận vấn đề này tại đây ở nước Pháp, tại trường Sorbonne, vì ở đây từ xa xưa cội rễ của quyền tự do của con người đã đâm mạnh và sâu vào lòng đất này và từ đất này những cội rễ ấy đã hút được dồi dào chất bổ dưỡng. Chính ở đây bản Tuyên ngôn Các Quyền của Con Người được công bố, và những khẩu hiệu cao quý của cuộc Cách mạng Pháp- tự do, bình đẳng, bác ái-đã kích thích trí tưởng tượng của con người. Tôi đã chọn để thảo luận vấn đề này tại Châu Âu vì nơi đây là nơi diễn ra những trận chiến lịch sử lớn nhất giữa tự do và chuyên chế. Tôi đã chọn để thảo luận vấn đề này trong những ngày đầu tiên của Đại Hội đồng vì vấn đề tự do của con người quyết định đến sự giải quyết những khác biệt chính trị tồn đọng và đến tương lai của Liên Hiệp Quốc.
Những người sáng lập Liên Hiệp Quốc ở San Francisco đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Quan tâm đến sự gìn giữ và phát huy nhân quyền và các quyền tự do cơ bản là trọng tâm của Liên Hiệp Quốc. Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nổi bật nhờ quan tâm sâu sắc đến các quyền và phúc lợi của những cá nhân nam và nữ. Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố rõ ràng ý định ủng hộ nhân quyền và bảo vệ phẩm giá nhân cách con người. Ý chính của Hiến Chương được nêu ra ngay trong lời mở đầu khi Hiến Chương tuyên bố:"Chúng tôi nhân dân của Liên Hiệp Quốc quyết tâm...tái khẳng định niềm tin vào nhân quyền cơ bản, vào nhân phẩm và giá trị của con người, vào các quyền bình đẳng giữa nam và nữ và giữa các quốc gia lớn và nhỏ, và...phát huy tiến bộ xã hội và chuẩn mực sống tốt hơn trong nền tự do rộng rãi hơn." Lời tuyên bố này phản ánh tiên đề căn bản của Hiến Chương là hòa bình và an ninh của nhân loại phụ thuộc vào sự tôn trọng lẫn nhau các quyền và tự do của tất cả mọi người.
Một trong những mục đích của Liên Hiệp Quốc được tuyên bố trong điều 1 là: "đạt được sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, hay nhân đạo, và trong việc phát huy và khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho tất mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, hay tôn giáo."
Tư tưởng này được lập lại nhiều nơi trong Hiến Chương và đáng chú ý trong điều 55 và 56 các Thành viên cam kết hành động chung và riêng để hợp tác với Liên Hiệp Quốc nhằm thúc đẩy "sự tôn trọng và thực thi phổ quát nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo."
Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất được giao cho Ủy Ban Nhân Quyền là soạn Luật Nhân Quyền Quốc Tế. Đại Hội Đồng khai mạc khóa họp thứ ba tại Paris cách đây vài ngày sẽ nhận được thành quả lao động đầu tiên của Ủy Ban trong nhiệm vụ này, đó là bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế.
Sau nhiều công sức bản Tuyên Ngôn này cuối cùng được hoàn tất trong khóa họp vừa qua của Ủy Ban Nhân Quyền ở New York vào mùa xuân 1948. Hội Đồng Kinh Tế và Xã Hội đã gởi đến Đại Hội Đồng bản Tuyên Ngôn này mà không kèm theo ý kiến, cùng với các văn kiện khác được Ủy Ban Nhân Quyền đệ trình.
Chúng tôi đã quyết định trong Ủy Ban của mình rằng Luật Nhân Quyền nên gồm có hai phần:
1. Tuyên Ngôn có thể được chấp thuận qua hành động của các Nước Thành Viên của Liên Hiệp Quốc trong Đại Hội Đồng. Tuyên Ngôn này sẽ có sức mạnh đạo đức rất lớn, và sẽ nói với các dân tộc trên thế giới "chúng tôi hy vọng đối với tất cả mọi người đây chính là ý nghĩa của nhân quyền trong tương lai." Chúng tôi ghi lại ở đây những quyền mà chúng tôi coi là căn bản và phải có cho những cá nhân con người trên khắp thế giới. Không có những quyền này, chúng tôi tin sự phát triễn nhân cách cá nhân trọn vẹn là điều không tưởng.
2. Phần thứ hai của Luật Nhân Quyền, mà Ủy Ban Nhân Quyền chưa kịp hoàn tất do thiếu thời gian, là công ước dưới dạng hiệp ước sẽ được trao cho các nước trên thế giới. Mỗi nước, sau khi đã sẵn sàng phê chuẩn, sẽ phê chuẩn công ước này và sau đó công ước sẽ trở nên ràng buộc với những nước nào tham gia công ước. Mỗi nước đã phê chuẩn lúc đó sẽ có bổn phận phải thay đổi bất kỳ những điều luật nào của mình không phù hợp với những điểm trong công ước.
Công ước này, tất nhiên, sẽ phải là văn kiện đơn giản hơn. Công ước không thể bày tỏ các nguyện vọng, mà chúng tôi nghĩ có thể cho phép trong Tuyên Ngôn. Công ước chỉ có thể khẳng định những quyền được luật pháp đảm bảo và công ước phải gồm có những phương pháp thi hành, và không có nhà nước nào đã phê chuẩn công ước lại có thể được phép coi thường nó. Chúng tôi vẫn chưa đồng ý về những phương pháp thi hành, Ủy Ban cũng không xem xét đầy đủ và kỹ lưỡng những phương pháp này trong bất kỳ cuộc họp nào của Ủy Ban. Chắc chắn nên có cuộc thảo luận về toàn bộ vấn đề Luật Nhân Quyền thế giới này và Hội Đồng này có thể chấp nhận Tuyên Ngôn nếu họ đạt được sự đồng ý về nó. Việc chấp nhận Tuyên Ngôn, tôi nghĩ, nên khuyến khích mỗi quốc gia thảo luận ý nghĩa của Tuyên Ngôn với nhân dân mình vào những tháng sắp tới để họ sẽ sẵn sàng chấp nhận công ước hơn với sự am hiểu sâu sắc hơn về những vấn đề liên quan khi công ước được đệ trình, chúng tôi hy vọng, vào khoảng một năm nữa và, chúng tôi hy vọng, được chấp nhận.
Tuyên Ngôn từ Ủy Ban Nhân Quyền đã được toàn thể các nước thành viên chấp nhận ngoại trừ bốn phiếu trắng- Liên Xô, Nam Tư, Ukraine, và Byelorussia. Lý do cho điều này là sự khác biệt cơ bản về khái niệm nhân quyền như chúng tồn tại ở những nước này và ở các Nước Thành Viên khác trong Liên Hiệp Quốc.
Khi thảo luận trước Hội Đồng, tôi nghĩ chúng ta nên bày tỏ rất rõ ràng và dễ hiểu những khác biệt này là gì và tối nay tôi muốn dành ít thời gian giải thích rõ ràng những khác biệt này với quý vị. Theo tôi có lý do hợp lý để dành ra thời gian suy nghĩ chín chắn và rõ ràng về chủ đề phải chăng nhân quyền, tức sự chấp nhận và tuân theo những quyền này, là nguồn gốc, tôi tin, của cơ hội hòa bình trong tương lai, và của cơ hội củng cố tổ chức Liên Hiệp Quốc cho tới lúc nó có thể duy trì hòa bình trong tương lai.
Chúng ta phải hiểu rõ ràng tự do là gì. Nhân quyền căn bản vốn đơn giản và dễ hiểu: tự do ngôn luận và tự do báo chí; tự do tôn giáo và thờ phượng; tự do hội họp và quyền kiến nghị; quyền của con người được an toàn trong nhà mình và không bị lục soát và bị bắt giữ vô lý và không bị bắt giam và bị trừng phạt độc đoán.
Chúng ta không được để cho các thế lực phản động lừa dối chúng ta qua việc họ ra sức làm hoen ố những lời cao cả của truyền thống tự do của chúng ta để từ đấy làm làm rối cuộc đấu tranh. Dân chủ, tự do, nhân quyền cuối cùng đã có ý nghĩa rõ ràng đối với mọi người trên thế giới. Vì thế chúng ta không được cho phép bất kỳ quốc gia nào thay đổi ý nghĩa ấy để làm cho các từ này đồng nghĩa với áp bức và độc tài.
Có những khác biệt căn bản xuất hiện ngay cả trong cách dùng từ giữa nước dân chủ và nước toàn trị. Chẳng hạn "dân chủ" đối với Liên Xô có nghĩa này nhưng lại có nghĩa khác đối với Mỹ và, tôi biết, tại Pháp. Tôi đã phục vụ từ buổi họp đầu tiên của ủy ban trù bị cho Ủy Ban Nhân Quyền, nên tôi nghĩ điểm này rõ ràng rất dễ nhận thấy.
Các đại diện Liên Xô khẳng định họ đã đạt được nhiều điều mà chúng ta, ở các nước họ gọi là "dân chủ tư sản", không thể đạt được vì chính quyền họ làm chủ những thành tựu này. Còn chính quyền chúng ta dường như bất lực so với họ vì, xét cho cùng, chính quyền chúng ta do nhân dân làm chủ. Họ không diễn đạt như vậy- họ thường nói nhân dân ở Liên Xô làm chủ chính quyền bằng cách cho phép chính quyền có những quyền tuyệt đối nào đấy. Chúng ta, ngược lại, tin rằng những quyền nào đấy có thể không bao giờ được trao cho chính quyền, mà phải được giữ trong tay nhân dân.
Chẳng hạn, Liên Xô nhất định khẳng định báo chí họ tự do vì nhà nước cho báo chí tự do bằng cách cung cấp máy móc, giấy in, và cả tiền lương cho những người làm việc ở báo. Họ tuyên bố rõ ràng không có sự kiểm soát về bài vở ở nhiều tờ báo mà họ trợ cấp theo cách này, chẳng hạn như báo công đoàn. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu như tờ báo đăng những ý kiến chỉ trích các chính sách và giáo điều căn bản của chính quyền cộng sản? Tôi chắc chắn họ sẽ tìm ra lý do chính đáng để dẹp tờ báo ấy.
Cũng đúng là có nhiều trường hợp báo chí ở Liên Xô đã chỉ trích các quan chức cùng những việc làm của họ khiến các quan chức đó bị cách chức, nhưng khi chỉ trích như thế, báo chí không chỉ trích đến bất kỳ điều gì được coi là nền tảng đối với giáo điều cộng sản. Họ chỉ được chỉ trích phương pháp làm việc, cho nên ta phải phân biệt giữa những điều có thể được cho phép, chẳng hạn như chỉ trích cá nhân hay cách làm việc, với sự chỉ trích về giáo điều mà sẽ được coi là sinh tử đối với sự chấp nhận chủ nghĩa cộng sản.
Còn những khác biệt gì, chẳng hạn, giữa các công đoàn trong các nhà nước toàn trị và trong các nước dân chủ? Trong nhà nước toàn trị công đoàn là công cụ được chính quyền xử dụng để áp đặt nghĩa vụ, chứ không phải để khẳng định các quyền. Những tài liệu tuyên truyền nào mà chính quyền muốn công nhân có đều được cấp cho các công đoàn để từ đó được phân phát đến các đoàn viên.
Các công đoàn của chúng ta, ngược lại, hoàn toàn là công cụ của chính các công nhân. Những công đoàn này đại diện cho các công nhân trong các mối quan hệ với chính quyền và với chủ và công đoàn tự do phát triễn quan điểm riêng của mình mà không cần chính phủ giúp đỡ hay can thiệp. Nhũng khái niệm của các công đoàn chúng ta và của các công đoàn ở các nước toàn trị khác nhau một trời một vực. Rất ít có sự tương đồng.
Ví dụ điển hình nhất về sự khác biệt căn bản này trong cách dùng từ, tôi nghĩ ta có thể nêu ra, là "quyền làm việc". Liên Xô khẳng định đây là quyền căn bản mà chỉ mình Liên Xô mới có thể bảo đảm được vì chỉ mình Liên Xô mới tạo việc làm toàn thời gian cho tất cả mọi người thông qua chính quyền. Nhưng quyền làm việc ở Liên Xô có nghĩa công nhân phải làm bất kỳ công việc nào do chính quyền giao mà không có cơ hội cho họ tham gia vào quyết định phân bổ này của chính quyền. Xã hội mà mọi người đều có việc làm không nhất thiết là xã hội tự do mà thực chất có thể là xã hội nô lệ; ngược lại, xã hội có sự bất ổn kinh tế lan rộng có thể biến tự do thành quyền sáo rỗng và vô vị cho hàng triệu người. Chúng tôi ở Hoa Kỳ cuối cùng nhận thức tự do nghĩa là tự do chọn công việc của ta, tự do làm việc hay không làm việc tùy ta muốn. Tuy nhiên, chúng tôi, ở Hoa Kỳ, cuối cùng cũng nhận thức rằng người dân có quyền yêu cầu chính quyền của họ không được để cho dân đói vì có khi những cá nhân không thể tìm được công việc họ quen làm và đây là quyết định được tạo ra bởi công luận thành hình từ cuộc khủng hoảng kinh tế mà đã khiến nhiều người thất nghiệp, nhưng chúng tôi ở Hoa Kỳ sẽ không coi chúng tôi đạt được bất kỳ tự do nào nếu chúng tôi bị bắt buộc tuân theo sự phân công công việc độc đoán hay chúng tôi bị sai bảo phải làm việc ở đâu và khi nào. Quyền chọn lựa đối với chúng tôi có vẻ như là một tự do cơ bản, quan trọng.
Tôi rất cảm thông với nhân dân Nga. Họ yêu nước mình và luôn luôn dũng cảm chống lại những kẻ xâm lược để bảo vệ nước mình. Họ đã trải qua thời kỳ cách mạng, cho nên có một dạo họ bị cô lập với thế giới bên ngoài. Do đấy họ không mất đi sự nghi ngờ về các nước khác và khó khăn rất lớn ngày nay là chính quyền họ khuyến khích sự nghi ngờ này và dường như tin rằng chỉ có vũ lực mới tạo cho họ sự tôn trọng.
Chúng tôi, ở các nước dân chủ, tin ở điều giống như sự tôn trọng và hành động quốc tế hỗ tương. Chúng tôi nghĩ người khác không nên đối xử với chúng tôi khác với cách họ muốn được đối xử. Chính sự can thiệp vào các nước khác đặc biệt kích động sự thù địch chống lại Chính phủ Xô Viết. Nếu chính phủ Xô Viết muốn cảm thấy yên ổn để phát triễn các lý thuyết kinh tế và chính trị trong lãnh thổ của họ, thì họ phải cho người khác chính sự yên ổn ấy. Chúng tôi tin con người có quyền tự do sai lầm. Chúng tôi không xen vào chuyện của họ thì họ không nên xen vào chuyện của người khác.
Vấn đề căn bản đối mặt với thế giới ngày nay, như tôi đã nói lúc đầu, là sự gìn giữ quyền tự do của con người cho cá nhân và sau đó cho xã hội trong đó cá nhân là một phần. Ngày nay chúng ta đang đánh trận chiến này một lần nữa như ngày xưa nhân dân đánh trận chiến này lần đầu vào thời Cách Mạng Pháp và vào thời Cách Mạng Mỹ. Vấn đề tự do của con người có tính chất quyết định bây giờ như vấn đề tự do của con người có tính chất quyết định vào thời đó. Tôi muốn nói với quý vị khái niệm của tôi về tự do của cá nhân có nghĩa gì ở nước tôi.
Cách đây đã lâu tại Luân Đôn trong một cuộc thảo luận với ông Vyshinsky (1), ông ta bảo tôi trên thế giới không có những thứ như tự do cho cá nhân. Tất cả tự do của cá nhân đều bị các quyền của những người khác chi phối. Điều đó, tất nhiên, tôi thừa nhận. Tôi đã nói:"Chúng tôi tiếp cận vấn đề từ quan điểm khác; chúng tôi ở đây tại Liên Hiệp Quốc đang cố gắng bắt đầu hình thành những lý tưởng mà sẽ rộng rãi hơn về quan điểm, mà sẽ xem xét trước tiên các quyền của con người, mà sẽ xem xét điều làm cho con người tự do hơn: không phải các chính quyền, mà con người."
Nhà nước toàn trị thường đặt các sắc lệnh do một vài người bên trên ban ra cao hơn ý muốn của nhân dân.
Tất nhiên ta phải luôn luôn xem xét đến các quyền của người khác; nhưng trong nước dân chủ điều này không phải là sự hạn chế. Thật vậy, trong các nước dân chủ của mình chúng ta làm cho các quyền tự do của chúng ta vững chắc vì mỗi người trong chúng ta đều được mong đợi tôn trọng các quyền của những người khác và chúng ta được tự do làm ra luật pháp của chính mình.
Tự do đối với nhân dân chúng ta không chỉ là quyền mà còn là công cụ. Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do hội họp- những quyền tự do này đối với chúng ta không chỉ là những lý tưởng trừu tượng; chúng còn là các công cụ nhờ đấy chúng ta sáng tạo ra nếp sống, trong nếp sống ấy chúng ta có thể tận hưởng tự do.
Đôi khi những quá trình dân chủ diễn ra chậm, và tôi biết một số nhà lãnh đạo chúng ta từng nói chế độ độc tài nhân từ sẽ đạt được cứu cánh mong muốn trong thời gian ngắn hơn nhiều so với thời gian phải mất khi trải qua những quá trình thảo luận dân chủ và qua sự hình thành công luận chậm chạp. Nhưng không có cách nào bảo đảm chế độ độc tài sẽ vẫn còn nhân từ hay quyền lực một khi rơi vào tay của một vài người sẽ được trả lại cho nhân dân mà không cần đến đấu tranh hay cách mạng. Qua kinh nghiệm chúng ta đã học được điều này cho nên chúng ta thà chấp nhận những quá trình dân chủ chậm chạp vì chúng ta biết những con đường tắt thỏa hiệp những nguyên tắc mà không thể nào thỏa hiệp được.
Với chúng ta ý dân cuối cùng thể hiện qua các cuộc bầu cử tự do và trung thực, với những chọn lựa hợp lý về những vấn đề cơ bản và về những người ra ứng cử. Bỏ phiếu kín là điều cốt yếu đối với các cuộc bầu cử tự do nhưng ta phải có sự chọn lựa ở trước mặt mình. Tôi nghe chồng tôi nhiều lần nói người ta không bao giờ phải mất tự do của mình nếu họ giữ được quyền bỏ phiếu kín và nếu họ xử dụng lá phiếu kín đó một cách tốt nhất.
Những quyết định căn bản của xã hội chúng ta đều được thực hiện qua ý muốn được bày tỏ rõ ràng của nhân dân. Vì thế khi chúng ta thấy những quyền tự do này bị đe dọa, thay vì tan rã, quốc gia chúng ta lại trở nên đoàn kết và các nước dân chủ sát cánh bên nhau thành nhóm đoàn kết cho dù chúng ta có những hoàn cảnh khác biệt và có nhiều căng thẳng về chủng tộc.
Ở Hoa Kỳ chúng tôi có nền kinh tế tư bản. Đó là vì công luận ủng hộ hình thái kinh tế đó trong hoàn cảnh chúng tôi sống. Nhưng chúng tôi đã áp đặt những giới hạn nào đấy; chẳng hạn, chúng tôi có những luật chống độc quyền. Những luật này là chứng cứ pháp lý về sự quyết tâm của nhân dân Mỹ nhằm duy trì nên kinh tế tự do cạnh tranh và không cho phép các công ty độc quyền cướp đi tự do ấy của nhân dân.
Các công đoàn của chúng ta phát triễn vững mạnh hơn vì nhân dân cuối cùng tin đây là cách thích hợp nhằm bảo đảm các quyền của công nhân và tin quyền tổ chức và mặc cả tập thể duy trì cân bằng giữa nhà sản xuất thực sự và người đầu tư tiền bạc với người đứng đầu trong công nghiệp bảo vệ người lao động tay chân và cũng là người sản xuất ra của cải vật chất thực sự.
Ở Hoa Kỳ chúng tôi đủ khôn lớn để không tuyên bố mình hoàn thiện. Chúng tôi thừa nhận chúng tôi có vấn đề kỳ thị nhưng chúng tôi nghĩ chúng tôi đang đạt được những tiến bộ không ngừng trong việc giải quyết những vấn đề này. Qua các quá trình dân chủ bình thường chúng tôi cuối cùng đang hiểu ra những nhu cầu của mình và hiểu cách chúng tôi có thể đạt đến sự bình đẳng hoàn toàn cho tất cả mọi người chúng tôi. Mọi người được phép thảo luận tự do về chủ đề này. Mới đây Tòa Án Tối Cao của chúng tôi đã ban hành những quyết định nhằm làm rõ một số luật để bảo đảm các quyền của tất cả mọi người.
Liên Xô tuyên bố đã đạt đến thời kỳ khi tất cả các dân tộc trong biên giới nước họ chính thức được coi là bình đẳng và có các quyền bình đẳng và họ quả quyết họ không có sự kỳ thị đối với người thiểu số.
Đây là mục tiêu đáng khen ngợi nhưng sự phát triễn tự do cho cá nhân có những khía cạnh khác rất quan trọng và cần thiết trước khi cái việc không có sự kỳ thị có giá trị nhiều, nhưng những khía cạnh này không có ở Liên Xô. Nếu người ta không được phép hưởng các quyền tự do họ muốn mà họ thấy người khác có, thì người ta thường không phàn nàn về sự kỳ thị. Chính những quyền tự do khác này-những quyền tự do ngôn luận căn bản, tự do báo chí, tự do tôn giáo và lương tâm, tự do hội họp, tự do được xử án công bằng và tự do không bị bắt giam và trừng phạt độc đoán, những quyền tự do này chính quyền toàn trị không thể nào an tâm mà ban cho nhân dân họ nhưng những quyền tự do này mới thật sự ban ý nghĩa cho quyền tự do không bị kỳ thị.
Niềm tin của tôi, và tôi chắc chắn cũng là niềm tin của quý vị, là cuộc đấu tranh cho dân chủ và tự do là cuộc đầu tranh rất quan trọng, vì sự gìn giữ tự do và dân chủ là cần thiết cho mục tiêu cao cả của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Trong xã hội những người tự do cứu cánh không thể biện minh cho phương tiện. Chúng ta đều biết những mô hình của chủ nghĩa toàn trị-độc đảng chính trị, kiểm soát trường học, báo chí, truyền thanh, nghệ thuật, khoa học, và tôn giáo để củng cố quyền lực chuyên chế; đây là những mô hình lâu đời mà con người đã đấu tranh chống lại trong suốt ba ngàn năm. Những mô hình này là dấu hiệu của phản động, lạc hậu, và thoái hóa.
Liên Hiệp Quốc phải bám chặc vào di sản tự do đã giành được từ cuộc đấu tranh của các dân tộc mình; Liên Hiệp Quốc phải giúp chúng ta chuyển giao lại di sản ấy cho các thế hệ tương lai.
Sự hình thành lý tưởng tự do và những ứng dụng của lý tưởng ấy vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày ở nhiều vùng bao la trên trái đất là thành quả của công sức của nhiều dân tộc. Đó là thành quả của truyền thống tư duy tích cực và hành động can đảm lâu đời. Không có chủng tộc nào và không có dân tộc nào có thể tuyên bố đã làm hết tất cả mọi việc để đạt được nhân phẩm lớn lao hơn cho con người và tự do lớn lao hơn để phát triễn nhân cách. Trong mỗi thế hệ và trong mỗi nước phải có cuộc đấu tranh liên tục không ngừng và phải đạt được những bước tiến mới vì đây rõ ràng là chiến trường nơi đứng im là thoái lui.
Lĩnh vực nhân quyền không phải là một lĩnh vực có thể thỏa hiệp những nguyên tắc cơ bản. Công việc của Ủy Ban Nhân Quyền minh họa điều này. Tuyên Ngôn Nhân Quyền quy định:"Mọi người đều có quyền rời khỏi bất kỳ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình." Đại diện Xô Viết nói ông ta sẽ tán thành quyền này nếu thêm vào nhóm từ- "phù hợp với thủ tục được ghi thành luật của nước đó." Rõ ràng là chấp nhận điều này sẽ không chỉ thỏa hiệp mà còn vô hiệu hóa quyền đã được ghi rõ. Trường hợp này minh họa hùng hồn tầm quan trọng của lời tuyên bố chúng ta phải luôn luôn cảnh giác không thỏa hiệp những nhân quyền cơ bản chỉ vì để đạt được sự nhất trí vì như thế đánh mất đi những quyền này.
Theo tôi hiểu, thật không dễ dàng đạt đến sự nhất trí về những khái niệm khác nhau về chính quyền và nhân quyền của chúng ta. Cho nên cuộc đấu tranh nhất định sẽ khó khăn và trong cuộc đấu tranh này chúng ta phải cương quyết nhưng kiên nhẫn. Nếu chúng ta luôn luôn trung thành với những nguyên tắc của mình tôi nghĩ chúng ta có thể duy trì tự do và duy trì tự do một cách ôn hòa mà không dùng đến vũ lực.
Tương lai phải chứng kiến việc mở rộng nhân quyền ra trên toàn thế giới. Những ai đã nhìn thấy dù thoáng qua tự do nhất định không bao giờ bằng lòng cho tới khi nào họ đã đạt được tự do cho chính họ. Nhân quyền, theo ý nghĩa đích thực, là mục tiêu cơ bản của luật pháp và chính quyền trong xã hội công bằng. Nhân quyền tồn tại tới mức độ nhân quyền được tôn trọng bởi mọi người trong mối quan hệ lẫn nhau và bởi chính quyền trong mối quan hệ với công dân.
Thế giới nói chung ý thức những hậu quả bi kịch cho những người sống dưới ách cai trị của các chế độ toàn trị. Nếu chúng ta nghiên cứu việc Hitler lên nắm quyền, chúng ta thấy cách họ rèn ra những xiềng xích để trói buộc cá nhân vào cảnh nô lệ và chúng ta có thể thấy những xiềng xích tương tự đang được rèn ra ở những nước khác. Về chính trị con người phải được tự do để thảo luận và để đạt đến càng nhiều sự thật càng tốt và phải có ít nhất chế độ hai đảng trong nước vì khi chỉ có một đảng chính trị, quá nhiều thứ có thể lệ thuộc vào quyền lợi của độc đảng đó rồi đảng biến thành độc tài chứ không thành công cụ của chính quyền dân chủ.
Tuyên truyền chúng ta chứng kiến trong quá khứ mới đây, giống như tuyên truyền chúng ta nhận thức trong những ngày nay, luôn tìm cách gieo rắc sự nghi ngờ, tìm cách phá hoại, và tiêu diệt tự do và độc lập của các dân tộc. Tuyên truyền như thế đặt cho tất cả các dân tộc vấn đề nên hoài nghi di sản các quyền của họ và vì thế thỏa hiệp những nguyên tắc mà họ đã sống theo, hay cố gắng chấp nhận thử thách, nâng cao cảnh giác hơn nữa, và luôn luôn vững vàng trong cuộc đấu tranh duy trì và mở rộng các quyền tự do của con người.
Những ai tiếp tục bị tước đoạt danh dự họ có quyền được hưởng với tư cách con người nhất định không bao giờ cam phận mãi mãi trong cảnh tước đoạt ấy.
Hiến Chương Liên Hiệp Quốc là ngọn hải đăng soi sáng suốt trên con đường đưa đến thành tựu nhân quyền và những quyền tự do cơ bản trên toàn thế giới. Thử thách trước mắt không chỉ là mức độ nhân quyền và các quyền tự do đã đạt được, mà còn là hướng đi của thế giới hiện nay. Phải chăng có sự tuân theo trung thành các mục tiêu của Hiến Chương nếu một số quốc gia giới hạn nhân quyền và các quyền tự do thay vì phát huy sự tôn trọng và thực thi phổ quát nhân quyền và các quyền tự do cho tất cả mọi người như Hiến Chương kêu gọi?
Nơi thảo luận vấn đề nhân quyền là tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc đã được lập ra làm nơi gặp gỡ chung cho các nước, nơi chúng ta có thể cùng nhau xem xét những vấn đề chung và tận dụng những khác biệt của chúng ta về kinh nghiệm. Chính nhờ gắn bó bền chặc với dân chủ và tự do nên chúng ta tự nhiên luôn luôn sẵn sàng dùng những thủ tục dân chủ cơ bản của thảo luận và thương lượng trung thực. Như thường lệ bây giờ hy vọng của chúng ta là dù trong thế giới ngày nay chúng ta đối diện với những sự khác biệt lớn về phương pháp, nhưng với thiện ý dành cho lẫn nhau chúng ta có thể đạt đến cơ sở đồng ý chung. Chúng ta có mặt ở đây để tham gia vào những cuộc họp của Hội Đồng quốc tế cao cả này mà nhóm họp tại thành phố Paris xinh đẹp của quý vị. Tự do cho cá nhân là phần không thể tách rời của những truyền thống trân quý của nước Pháp. Với tư cách là một Đại Diện đến từ Hoa Kỳ, tôi cầu nguyện Đức Chúa Toàn Năng rằng chúng ta có thể thắng một chiến thắng mới nữa tại đây cho nhân quyền và những quyền tự do của tất cả mọi người.
(1) Andrei Y. Vyshinsky là Đại diện của Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc (chú thích của người dịch)
Nguồn: http://www.gwu.edu/~erpapers/documents/speeches/doc026617.cfm
Subscribe to:
Posts (Atom)